Dị nhân nhìn móng tay đoán bệnh
Học đến lớp 5 ông Đỗ Sơn Hà đã nổi tiếng khắp vùng về một số bài thuốc chữa bệnh độc đáo.
Vốn là người có nhiều tài lẻ, lại thích mày mò, khám phá nên khi mới học lớp 2, ông Đỗ Sơn Hà đã được cha mình tập cho làm quen với nghề y gia truyền của gia đình. Học đến lớp 5 ông đã nổi tiếng khắp vùng về một số bài thuốc chữa bệnh độc đáo.
Và sau này, do bận việc công nên ông đã không có điều kiện theo đến cùng nghề thuốc mà liệt tổ, liệt tông đã truyền lại nhưng hai bài học về chẩn bệnh qua móng tay và đoán bệnh ung thư bằng nốt ruồi mà cha ông đã truyền dạy thì ông không bao giờ quên.
Ông Hà đang xem móng tay để chẩn đoán bệnh cho một người bệnh biết ông qua báo.
Có thể nhìn thấy nhiều bệnh qua móng tay
Theo ông Hà thì dòng họ Đỗ của ông vốn có nguồn gốc ở trấn Sơn Nam, Nam Định sau di cư về thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú, Ứng Hòa, Hà Nội lập nghiệp. Ông tổ đời thứ 14 của ông là một lương y nổi tiếng xứ Bắc, từng được các bậc vua chúa vời vào cung để chữa bệnh cho hoàng hậu, thái tử, công chúa… Khi về già, ông đã truyền nghề lại cho con trai trưởng. Nghề y do đó là một nghề gia truyền của 14 thế hệ dòng họ Đỗ ở Ứng Hòa.
Ông Hà cho hay, bây giờ phương tiện kỹ thuật hiện đại nên người dân thường hay có thói quen tìm đến bác sĩ mỗi khi mắc bệnh. Nhưng bản thân mỗi người cũng có thể tự chẩn bệnh cho mình nếu nắm được nguyên lí của Đông y. Thứ nhất, dựa vào các hiện trạng bệnh lí mà mình có thể cảm nhận được như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, mỏi gáy, đái buốt, tê chân… Thứ hai, có thể dựa vào những hình dáng trên vân tay.
Riêng ông Hà, ngay từ khi mới học lớp 2 đã được chính cha đẻ của mình truyền nghề với các phương thuốc bí truyền, chữa các bệnh tứ chứng nan y như: Sơ gan cổ trướng, phù thũng, phong tê thấp, trúng phong mồm miệng méo xệch, chân tay co quắp…
Video đang HOT
“Tôi có một ông chú rất tài trong chữa bệnh nhi khoa. Ông từng làm trưởng trạm Đông Y huyện Ứng Hòa. Sau đó ông đột tử chết, không kịp truyền cho con do hai con trai, một người đi bộ đội, một người còn nhỏ. Một ông chú nữa cũng chữa về thận rất hay nhưng không thể truyền nghề lại được cho con do họ thoát ly sớm quá. Còn một ông bác cũng rất giỏi trong bốc thuốc, bấm huyệt nhưng ông ra đi sớm quá, con ông ấy lúc đó còn nhỏ nên cũng không kịp truyền nghề” – ông Hà cho hay.
Cũng nhờ thế mà ngoài những bài thuốc do chính cha đẻ truyền dạy thì ông Hà còn học được rất nhiều bí quyết từ những người chú của mình. Để rồi thi thoảng ông lại dùng nó để cứu giúp bạn bè, đồng nghiệp hoặc người dân nếu ông đột nhiên bắt gặp.
Giải thích cách nhìn móng tay đoán bệnh của mình, ông Hà cho biết: Theo học thuyết Đông y, khám bệnh nhất thiết phải thông qua bốn khâu “Vọng (nhìn), văn (nghe), vấn (hỏi), thiết (sờ nắn gân cốt cơ nhục, bắt mạch)”. Bốn khâu đó có thể giúp thầy thuốc nắm bắt được người bệnh mắc bệnh gì, bệnh ở biểu hay ở lý, bệnh thực chứng hay hư chứng, bệnh ở lục phủ hay ngũ tạng… để từ đó tìm nguyên nhân mắc bệnh và tìm phương thức cứu chữa.
“Trong cơ thể con người ta có 12 đường kinh chính và 2 đường kinh phụ, tổng cộng có 14 đường kinh. Người ta chia thành 2 loại đường kinh, loại đường kinh dương và loại đường kinh âm. Các đường kinh thường xuất phát từ tay hoặc đầu ngón chân đi qua các bộ phận trong cơ thể người. Chính vì vậy các biểu hiện bệnh tật trong lục phủ ngũ tạng thường biểu hiện đến móng tay và trên cơ sở nhìn màu sắc móng tay, diễn biến của móng tay mà người ta chẩn đoán bệnh, bệnh đó mắc ở đâu” – ông Hà nói.
Biểu hiện cụ thể trên móng tay, nếu móng tay có vân thẳng dọc từ trong ra ngoài thì chứng tỏ rằng cơ thể người đó thiếu vitamin A và dự báo là bệnh của gan. Có thể là gan nóng, cũng có thể là sau này sơ gan cổ chướng, viêm gan. Vân ngang báo hiệu bệnh tắc nghẽn tim hoặc bệnh thận. Nếu móng tay có đốm đen và đốm trắng thể hiện hệ miễn dịch trong cơ thể con người giảm sút.
Còn móng tay lõm xuống thì biểu hiện bệnh lí về hô hấp. Móng tay dẹt, lõm hình thìa, không bóng, dễ gãy… thì cơ thể người đó thiếu máu, cần phải bổ sung gấp một hàm lượng sắt. Nếu móng tay nổi những đốm trắng, li ti hoặc trắng nhợt.. thì chứng tỏ họ thiếu máu nặng. Móng tay có các chấm trắng hình bóng như một quả bóng có thể mắc bệnh đường ruột. Còn nếu chấm màu đen hoặc màu xanh chứng tỏ người đó trúng độc. Còn móng mềm mà không thẳng chứng tỏ thiếu dinh dưỡng, ăn kém, ăn kham khổ quá.
Nhắc đến đây, ông Hà bỗng nín lặng, nhớ về một kỷ niệm xảy ra năm 1972. Khi đó ông Hà đang là giáo viên của trường cấp II Chu Văn An (Chí Linh, Hải Dương) và đã nhanh tay cứu chữa được cho một cháu bé hai tuổi thoát khỏi bệnh viêm cầu thận. Đó là một buổi tối mùa hè, khi ông đi chơi về ngang qua vườn sinh vật của trường thì thấy có ánh đèn pin. Ông lại gần hỏi lớn “Ai?”, một người dân lí nhí “Dạ, tôi. Tôi đi xin cho con bé nhà tôi mấy lá mã đề để chữa bệnh cho cháu. Nhà nghèo mà cháu bệnh nặng quá”. Hỏi ra mới biết, con gái anh mới 2 tuổi nhưng bị mắc bệnh bí tiểu, không đi tiểu được. Khi đến tận nơi xem thì thấy người bé gái phù thũng, người tròn như một quả bóng… xem xét vân tay thì ông Hà phát hiện cháu bị viêm cầu thận mãn tính. Ông liền chạy vội về nhà đi tìm các loại cây thuốc, sắc lên rồi đổ vào chai cho cháu bé uống. Chỉ chưa hết chai 65ml bệnh của cháu bé đã khỏi hẳn.
Theo ông Hà, cách nhận biết bệnh qua móng tay này, nếu quan sát kỹ thì chính xác bệnh tới 100%. Đây là cách để mọi người tự thấy những thay đổi, biểu hiện trên cơ thể của mình để khám và chữa bệnh kịp thời.
Ngón tay của bệnh nhân trên bị xước, xơ xác… dấu hiệu của bệnh về tuyến giáp. Ông Hà đang xem móng tay để chẩn đoán bệnh cho một người bệnh biết ông qua báo. Móng tay nham nhở, sơ xác là dấu hiệu của bệnh trầm cảm hoặc rối loạn ám ảnh.
Móng tay gợn sóng là dấu hiệu của bệnh vảy nến hoặc viêm khớp. Móng có màu tối xuất hiện là dấu hiệu của ung thư da, cần đi khám sớm.
Mỗi người bệnh có thể tự làm bác sĩ
Ông Hà cũng cho hay, bây giờ phương tiện kỹ thuật hiện đại nên người dân thường hay có thói quen tìm đến bác sĩ mỗi khi mắc bệnh. Nhưng bản thân mỗi người cũng có thể tự chẩn bệnh cho mình nếu nắm được nguyên lí của Đông y. Thứ nhất, dựa vào các hiện trạng bệnh lí mà mình có thể cảm nhận được như ho, hắt hơi, sổ mũi, đau đầu, mỏi gáy, đái buốt, tê chân… Thứ hai, có thể dựa vào những hình dáng trên vân tay.
Theo ông Hà, cách nhận biết bệnh qua móng tay này, nếu quan sát kỹ thì chính xác bệnh tới 100%. Đây là cách để mọi người tự thấy những thay đổi, biểu hiện trên cơ thể của mình để khám và chữa bệnh kịp thời.
Ngoài những biểu hiện vân tay được nói ở trên thì ông Hà còn phát hiện ra nhiều dạng bệnh lí khác. Chẳng hạn, móng tay cũng có cả móng âm – dương, nghĩa là móng nửa hồng, nửa trắng. Nếu ai thể hiện rõ như thế thì chứng tỏ bị thận kém. Nếu vân ngang không hồng, không trắng thì chứng tỏ bệnh nghẽn tim. Nếu như hình bán nguyệt trên móng tay quá nhỏ hoặc không nhìn thấy thì chứng tỏ hệ tiêu hóa kém, ăn vào không hấp thụ hoặc có thể đau dạ dày…
Nhờ những kinh nghiệm đó mà ông đã chẩn bệnh và chỉ cho rất nhiều người bệnh biết phương pháp tự điều trị. Với ông, những bệnh lý nào không quá nặng mà tự bản thân mình có thể chữa trị được thì nên áp dụng.Gần đây nhất, có một cô gái tên Trâm (28 tuổi, làm hướng dẫn viên du lịch) ở Gia Lâm tìm đến ông thông qua sự giới thiệu của một người họ hàng. Cô gái này vì mổ một số khối u ở tay phải nên đã bị ảnh hưởng đến dây thần kinh số 7. Cô bị méo mồm, liệt miệng bên phải.
“Khi đến, xem qua vân tay và nghe kể bệnh lý tôi xác định cháu Trâm bị liệt là do dây thần kinh số 7 bị chèn. Chữa được bệnh này không khó và có thể tự chữa được nhưng bắt buộc phải “giải phóng” được dây thần kinh số 7. Tôi đã dạy cho cháu cách tự chữa bằng cách mỗi ngày lấy một chiếc khăn sạch, nhúng nước nóng sau đó di lên hai huyệt hạ quan và giáp xác ở phần má phải, mỗi ngày làm ba lần. Đối với má bên trái thì dùng khăn lạnh, cũng di lên phần má trái ở hai huyệt hạ quan và giáp xác. Nhờ phương pháp đó, chỉ sau đúng một tháng miệng cô bé đã bớt méo và hàm bên phải đã có thể cử động được” – ông Hà chia sẻ.
Cho đến bây giờ ông Hà không nhớ hết được những người bệnh nào đã từng tìm đến ông nhờ ông cứu chữa giúp. Chỉ nhớ rằng, đã có một thời tiếng tăm của ông do người đời truyền miệng nhau khiến rất nhiều người bệnh từ Nam Định, Thái Bình, Nghệ An… tìm đến nhờ ông chẩn bệnh cho họ và chỉ cho họ cách chữa trị. Tuy nhiên, từ năm 1987 ông đã không nhận chẩn bệnh cho bất kỳ ai nữa vì có nhiều dị nghị không hay. Người cuối cùng được ông chẩn bệnh và chỉ cho cách chữa trị đó là bố của nhà thơ Phan Trọng Tuấn ở Hải Hưng. Chỉ hai năm gần đây, do nhiều người tìm đến ông quá nên ông buộc lòng phải giúp họ.
Theo Giadinhnet
"Dị nhân" đa tài dựng trứng trên đầu đũa
Ông Hà được gọi là "dị nhân đa tài" hoặc "ảo thuật gia", bởi ông là người có thể làm được rất nhiều điều đặc biệt...
"Dị nhân" Đỗ Sơn Hà (trú tại 30 tổ 18D, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) có thể làm được rất nhiều điều đặc biệt: Từ chẩn bệnh qua móng tay, dựng trứng trên đầu đũa, dựng chai trên mép ghế, điều khiển con vật bằng giấy, ngồi thiền trên đinh, nhân nhẩm nhanh hơn máy tính, viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc...
"Phát minh" dựng trứng trên đầu đũa của ông đã xua tan những "học thuyết" đầy mê tín trong việc dựng trứng để tìm hài cốt hoặc giải trừ tà ma của một số ông đồng, bà cốt.
Ông Hà cầm chiếc đũa dính chặt vào cốc gạo
Dựng được trứng vì bất bình
Nhìn bên ngoài, người đàn ông đầy sự "đặc biệt" này chẳng có gì đặc biệt ngoài dáng người tầm thước, mái tóc muối tiêu, làn da ngăm đen, giọng nói to khỏe và nhanh.
Ông Hà cho biết, ông xuất thân là thầy giáo dạy Toán tại Hải Dương, nhưng cơ duyên run rủi thế nào ông lại trở thành cán bộ văn hóa, sau đó là chuyên viên của Vụ Tổ chức phi chính phủ của Bộ Nội vụ. Thời còn là giáo viên dạy Toán, do nắm được nhiều nguyên tắc cơ bản của Toán học, Vật lí và Hóa học nên ông vẫn thường hay mày mò, thực hành các thí nghiệm thú vị để biểu diễn cho bạn bè đồng nghiệp xem.
Một ngày của trung tuần tháng 8/2010 ông đọc được bài báo của một nhà nghiên cứu viết về anh Trần Văn Lưu - một người có thể đặt được quả trứng trên mặt phẳng nghiêng 15 độ nhờ có khả năng đặc biệt, ông đã không tin. Thậm chí ông còn tỏ ra rất bất bình khi sau đó có một bài báo viết về "Cân bằng phiếm định" giải thích việc đặt trứng trên mặt phẳng nghiêng theo lí lẽ khoa học nhưng không đúng bản chất. Và để chứng minh cho việc "trứng đứng được trên đầu đũa hay trên mặt phẳng nghiêng là do chuyển động vật lí chứ không do một lực lượng vô hình nào đó tác động", ngày 30 và sáng 31/8/2010 ông đã 9 lần dựng trứng (gồm cả trứng tươi và trứng đã luộc) lên đầu đũa, trên mặt phẳng nghiêng 15 độ để cho một số người bạn và hàng xóm xem. Sau khi dựng được trứng đứng, ông Hà đã dùng hai chiếc quạt điện chạy với tốc độ cao, mở tivi hết cỡ hướng vào quả trứng để âm thanh tạo ra độ rung nhưng quả trứng vẫn cân bằng trên mặt kính trước sự kinh ngạc của những người có mặt.
Ông Hà kể, ông vốn gốc Ứng Hòa - Hà Tây (cũ). Tuổi thơ của ông gắn liền với đồng ruộng, rong ruổi với những đàn gia cầm sau mỗi giờ học nên từ bé ông đã "quen mặt" với từng loại trứng. Từ việc thành thạo trong lựa chọn cũng như phân tích đâu là trứng mới, trứng cũ, trứng nào đem ấp sẽ nở... ông nảy sinh niềm đam mê nghiên cứu những chuyện thú vị liên quan đến quả trứng tròn.
Với ông Hà, trứng tươi hay trứng luộc thì đều có thể dựng được trên mặt phẳng nghiêng và trên đầu đũa nếu nắm được nguyên lí. Ông Hà giải thích: "Trứng tươi, bên trong gồm lòng trắng, lòng đỏ và không khí để duy trì sự sống cho phôi, nên ruột quả trứng có chuyển động Brown, điều này giúp người ta dễ dàng điều chỉnh trọng tâm quả trứng. Trứng luộc lòng đỏ, lòng trắng chuyển sang dạng rắn, có một khoảng nhỏ không khí phía trong nhưng không tinh khiết vì chứa một số vi chất của trứng cho nên chuyển động Brown chỉ xảy ra với khoảng khí đó chứ không phải toàn bộ quả trứng. Trứng lộn, lòng đỏ, lòng trắng đã thành con và có nước, khoảng khí. Sự cân bằng quả trứng lộn khi dựng trên mặt kính phụ thuộc vào điều chỉnh khoảng khí, nước trong trứng lộn mới xác định được trọng tâm trứng".
Ông Hà đang dựng những quả trứng trên mặt kính
Bóc mẽ các trò mê tín
Để chứng minh cho những gì mình nói là đúng, ông nhờ một người con chạy vội ra chợ mua một ít trứng gà và trứng vịt để ông thao tác cho chúng tôi xem. Trong quá trình chờ đợi, ông vào nhà lấy một túi gạo, một chiếc cốc thủy tinh và một chiếc đũa đã được gọt nhọn đầu cắm. Ông từ từ cho gạo vào đầy cốc thủy tinh rồi để tay trùm lên miệng cốc sau đó nhẹ nhàng cắm chiếc đũa vào. Chỉ chưa đầy một phút, chiếc đũa đã cắm chặt vào cốc gạo, ông giơ cao lên, dịch chuyển chiếc đũa về đủ hướng và cốc gạo vẫn không hề rơi xuống.
Trước khi dựng trứng, ông Hà cho biết thêm: Đầu đũa dựng trứng luôn đòi hỏi phải phẳng, không được lồi lên hay lõm xuống. Có thể cắm đũa xuống đất hay cắm vào một ống gạo nhưng khi cắm đũa thì phải cắm thật chặt để tránh độ rung, cắm thẳng theo phương của dây dọi càng tốt. Vì cắm lệch thì khi dựng quả trứng lên, giữa quả trứng và đũa tạo thành một góc gẫy. Khi thao tác, tâm lí cần thoải mái và tập trung. Ông ví việc dựng trứng cũng cần phải chuẩn bị tâm lý giống như một "nghệ sỹ xiếc" khi biểu diễn trước công chúng.
Ngoài ra, trước khi đặt trứng lên trên đầu đũa cần lắc nhẹ để các dây chằng liên kết giữa lòng đỏ với lòng trắng bị đứt, lòng đỏ rơi xuống đáy. Và có thể cầm quả trứng xoay một vòng tròn để chuyển động braono giúp điều chỉnh trọng tâm của trứng rơi đúng vào điểm tiếp xúc. Khi đặt cảm nhận được quả trứng đã đứng vững rồi thì buông tay ra. Quả trứng đã đứng được trên đầu đũa thì quạt hay gió cũng không làm nó bị rơi ra khỏi vị trí đặt.
Vừa dứt lời, ông Hà cầm quả trứng lên và đặt lên đầu đũa. Chỉ mất hơn một phút là ông đã thao tác thành công trước sự sững sờ của chúng tôi. Theo ông Hà thì việc dựng quả trứng nằm ngang trên đầu đũa còn dễ hơn dựng theo phương thẳng đứng vì chiều ngang quả trứng dài, điểm tiếp xúc sẽ lớn hơn.
Tiếp theo, ông dựng trứng đứng trên tấm kính của chiếc bàn mà ngày thường ông vẫn đang tiếp khách. Sau khi đã lau sạch mặt bàn, ông cầm tay chúng tôi thoa khắp mặt bàn để kiểm tra xem có chất keo dính kết nào trên mặt bàn hay không. Bí quyết duy nhất của ông Hà khi dựng trứng trên mặt phẳng hay mặt phẳng nghiêng 15 độ như gương, kính... đó là phải đặt quả trứng sao cho trục quả trứng vuông góc với mặt phẳng nằm ngang và tạo với đường vuông góc của mặt kính nghiêng tại điểm tiếp xúc một góc đúng bằng góc nghiêng tấm kính (điều này ông áp dụng theo định lý góc có cạnh tương ứng vuông góc thì bằng nhau của hình học).
Khi thao tác dựng trứng trên mặt kính, do trời quá lạnh (thời tiết lúc đó là 9 độ C) nên tay ông có vẻ hơi run và thao tác chậm hơn so với lần dựng trứng trong clip trước đây. Tuy nhiên, cũng chỉ mất 5 phút ông đã dựng thành công một quả trứng trên mặt kính và mất khoảng 6 phút để dựng trên mặt kính nghiêng 15 độ. Khi đã dựng được trứng đứng trên mặt kính, ông liền dùng tay đập mạnh vào mặt bàn, hai bên thân bàn để tạo ra độ rung nhưng quả trứng vẫn đứng yên cho đến khi chúng tôi ra về.
Theo ông Hà thì thời gian để dựng được quả trứng đứng trên mặt bàn cũng tùy lúc, thường thì phải mất từ 3 đến 10 phút, nhanh thì chỉ một phút là dựng được. Và việc dựng trứng tươi dễ hơn đối với trứng luộc, trứng lộn. Ông Hà cũng đã hướng dẫn việc dựng trứng cho con trai, con rể, bạn thơ và hàng xóm của ông... tất cả đều thao tác dễ dàng việc dựng trứng trên tất cả các phương tiện mà không cần phải mất nhiều thời gian.
"Nếu chiếu theo cách nói của các nhà ngoại cảm và của một số thầy pháp, ở đâu dựng được trứng nghĩa là ở đó có xương cốt, hồn ma... thì nhà tôi chắc đầy tro cốt ở dưới", ông Hà hài hước.
Ngoài việc dựng trứng trên đầu đũa, trên mặt phẳng, mặt phẳng nghiêng... ông Hà còn có thể dựng được chai rượu thủy tinh trên mặt phẳng và trên mép ghế. Ông kể, năm 1993, khi còn làm Trưởng phòng Văn hóa Thông tin thị xã Hải Dương, qua các phương tiện thông tin đại chúng ông biết đến tháp nghiêng Pisa ở Italia. Thời điểm đó chính phủ Italia đang gửi thông điệp tới các nhà khoa học trên toàn thế giới tìm cách cứu tháp nghiêng Pisa. Ông Hà đã gửi cho Đại sứ quán Italia ở Hà Nội 7 bức ảnh về việc ông dựng chai rượu Thăng Long nghiêng trên ghế với nội dung "sự cân bằng vật thể nghiêng". Đại sứ quán sau khi xem những gì ông gửi đến đã rất ngạc nhiên và đã có lời mời ông sang Italia để cùng tham gia vào đội "cứu tháp". Tuy nhiên, vì thời đó kinh tế còn eo hẹp lại bận rộn với nhiều công việc nên ông đã không đi được.
"Bí quyết" của ông Hà khi dựng chai rượu trên thành ghế hay trên mặt kính được ông cho hay là nằm ở tờ giấy và que diêm. Khi dựng chai rượu ông dùng một que diêm kẹp vào một tờ giấy gấp đôi. Thao tác miết chai rượu lên tờ giấy là để tìm trọng tâm, tạo chân đế, khi đó trọng lượng "tìm được" ở điểm tiếp xúc và que diêm sẽ đỡ chai đứng nghiêng mà không đổ.
VGT (Theo GiadinhNet)
Tới ấp có nghề "bán dâm gia truyền" Chiếc biển hình bao cao su nằm ngay đầu ấp Vĩnh Quy. Ấp Vĩnh Quy (Vĩnh Trinh, Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ) từng được giới ăn chơi gọi bằng nhiều cái tên nghe rất buồn, như "ấp bán thân nuôi miệng", "ấp cave", "ấp gái", "ấp sung sướng", thậm chí thô thiển hơn chút là "ấp đĩ". Tại ấp này, có rất nhiều...