Dị nhân mù ngày cuốc bộ 15 km kiếm sống
55 tuổi, 55 năm sống trong bóng tối, anh Hồ Sỹ Kiều vẫn khiến cho mọi người thán phục bởi nhiều khả năng đặc biệt. Khả năng đặc biệt của anh không chỉ người khiếm thị mà người mắt sáng bình thường không phải ai cũng làm được.
Người nghệ sỹ mù
Anh Hồ Sỹ Kiều (SN 1959) quê ở thôn 4, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Lúc mới lọt lòng đã bị căn bệnh đậu mùa cướp đi đôi mắt. Suốt cuộc đời anh Kiều không có cơ hội một lần nhìn thấy ánh sáng. Nhưng khi tưởng như cánh cửa cuộc đời đóng sập lại thì càng lớn, anh Kiều càng khiên mọi người thán phục vê các tài lẻ của mình.
Thuở lên mười, trong một lần cùng trai làng xem hội diễn văn nghệ, không hiểu sao tiếng đàn bầu thanh thót trầm bổng đã làm cho đam mê và năng khiếu âm nhạc của chàng trai mù được hồi sinh. Từ đó, anh làm quen với chiếc đàn bầu. Chơi được đàn bầu, anh tập chơi ghi ta, nhị… Chẳng baolâu mà Kiều đã trở thành một nhạc công chơi được nhiều loại nhạc cụ nhất làng. Kể cả những người sáng mắt học nhạc cũng không nhanh bằng Kiều.
Chưa một lần anh Kiều nhìn thấy ánh sáng
Anh Kiều kể: “Mình chỉ được người ta chỉ cho tý chút nhạc lý, còn lại là tự mày mò học hỏi. Việc học cũng lắm gian nan, mù lòa chẳng thể đọc được sách vở gì. Tất cả phải nhờ vào đôi tai, tập trung lắng nghe rồi mò mẫm làm theo”.
Sau này khi đài phát thanh phổ biến, Kiều học thêm một số làn điệu dân ca ví dặm, chèo, tân cổ và cả nhạc tân thời tự mình vừa đàn vừa hát. Với tài năng dị thường đến mức đặc biệt, Kiều đã chơi nhuần nhuyễn nhiều bài dân ca, nhạc cổ bằng chiếc đàn bầu tự chế khiến gia đình và những hàng xóm không khỏi ngạc nhiên và thán phục.
Video đang HOT
Không biết chữ nhưng chàng trai mù của miền quê nghèo này có khả năng học thuộc và nhớ rất nhiều các làn điệu dân ca của các vùng miền, nhạc hiếu, hỉ anh chơi được cả. Ba chục năm nay, anh kiêm luôn thổi kèn cho các đám tang của làng.
Đi bộ 15 kilomet/ngày
Đã gần 15 năm nay, chỉ có mưa gió bão bùng, lễ tết anh mới ở nhà nghỉ ngơi. Bình thường mỗi ngày Kiều cuốc bộ khoảng 15 kilomet đi làm. Quyết không để gánh nặng cho gia đình, anh đi bán tăm cho hội người mù kiếm sống. Một ngày làm việc bắt đầu lúc 6h30, với gậy và ba lô trên vai Kiều bước chân ra khỏi nhà. Điểm bán hàng ưa thích của anh là chợ huyện. Kiều cho biết, chợ huyện cách nhà anh 7 kilomet. Hôm nào may mắn, xin đường người làng ngồi nhờ xe máy thì tốt, còn không anh vẫn phải cuốc bộ. Kiều bảo: “Những đoạn đường nào tôi đã đi qua, ổ gà chỗ nào, gạch đá chỗ nào, gốc cây chỗ nào, thậm chí phân trâu chỗ nào, khi nhờ gậy phát hiện ra, thì tôi nhớ như in. Lúc về sẽ tránh ra ngay. Không bao giờ bị nhầm lẫn”.
Từ ngày chập chững biết đi đến giờ, anh có biệt tài, con đường nào đã đi qua rồi thì không bao giờ nhầm đường nếu đi lại. Con đường đó cho dù chỉ một vài bước chân của một con ngõ, hoặc là đường lớn dài đến cả vài chục kilomet.
Ở đô tuôi 55, mỗi ngày anh vân đi bộ tối thiểu 15 kilomet.
Điều lấy làm lạ, cuốc bộ trên đường nhưng chẳng bao giờ Kiều bị ngã, thậm chí anh còn biết đường để tránh ô tô. Tài của Kiều không chỉ ở đó, cho dù bây giờ đã 55 tuổi, anh vẫn có thể leo dừa, hái dừa, thậm chí bằng tay không có thể hái dừa ăn ở trên ngọn cây.
Bù lại cho những thiệt thòi
Anh Kiều có 2 đời vợ. Hỏi vì sao anh lại “cưa” đổ hai người đàn bà lành lặn, Kiều nhoẻn miệng cười: “Do duyên số”. Nhưng người làng thì nói rằng, sỡ dĩ cả hai người phụ nữ gắn với đời Kiều, đã đồng ý đến với anh nhờ cảm mến tiếng đàn, lời ca, cũng như nỗ lực vượt lên chính mình của anh.
Sau khi chia tay người vợ đầu, đến bây giờ, anh Kiều đang sống hạnh phúc với người vợ thứ 2. Kiều khoe: “Mới đó mà đã 11 năm kỷ niệm ngày cưới”. Hơn chục năm chung sống hạnh phúc, vợ chồng anh đã có 2 đứa con trai khỏe mạnh. Kiều tự hào đó là niềm hạnh phúc lớn nhất đời anh, mà có lẽ trước đây khi nhận ra mình thiệt thòi so với người khác, anh không dám mơ.
Cuộc sống của hai vợ chồng nuôi hai đứa con thơ đối còn nhiều khó khăn. Nhưng khi tiếp xúc với Kiều, chúng tôi nhận ra người đàn ông này lúc nào cũng lạc quan tự tin lạ thường. Anh tâm sự: “Mình cháy bóng (mù), nhưng bù lại ông trời cho sức khỏe để làm việc, cho một gia đình đầm ấm là tốt rồi. Nhiều lúc, hạnh phúc không cần những điều to lớn”.
Theo 24h
"Thức trắng 2 đêm để chờ gặp Nick Vujicic"
"Từ lâu em đã khâm phục và ngưỡng mộ anh Nick. Mấy đêm nay em hầu như bị mất ngủ vì hồi hộp chờ đến ngày anh ra Hà Nội diễn thuyết".
Đặng Thị Oanh cho biết từng bị mất ngủ để chờ xem chương trình của Nick Vujicic.
Đó là tâm sự của Đặng Thị Oanh (SN 1993, sinh viên năm thứ nhất trường ĐH Lao động Xã hội, Hà Nội) chia sẻ với PV trên sân vận động Quốc gia Mỹ Đình trong thời gian trước buổi giao lưu thứ 2 của Nick Vujicic với 15.000 sinh viên, bạn trẻ ở Hà Nội. Oanh mắc bệnh từ bé, dù đã 20 tuổi nhưng em chỉ có chiều cao của một đứa trẻ lên 5. Sinh ra ở vùng đất nghèo Nghệ An, em đã miệt mài học tập để trở thành sinh viên khoa Công tác xã hội, trường ĐH Lao động Xã hội, HN. Biết mình không may mắn như các bạn khác nhưng Oanh không tự ti hay mắc cảm. Oanh nói rằng " Mỗi người mang một số phận khác nhau. Cách đây không lâu em mới biết đến anh Nick nhưng em thực sự khâm phục nghị lực sống của anh khi xem các clip của anh ấy. Nick là một người rất tuyệt vời. Em đã rất háo hức để được chờ đến xem buổi diễn thuyết của anh ngày hôm nay. Mấy đêm thức trắng, các bạn trong phòng ký túc túc xá trêu em mãi... giờ đây điều mong muốn ấy của em đã trở thành hiện thực rồi", ánh mắt của Oanh nhìn xa ra cánh cổng sân vận động háo hức chờ đợi.
Chỉ sắp tới thôi, Oanh sẽ được gặp một người thật đặc biệt, một chàng trai không tay, không chân nhưng đã lay động trái tim của hàng triệu người trên thế giới. Nhưng đặc biệt hơn, những người đang mang trong mình khiếm khuyết lại càng muốn được gặp và chia sẻ với anh nhiều hơn. Đặc biệt bởi vì họ có thể nhìn thấy lạc quan, nghị lực trong cuộc sống hiện tại. Chủ đề "Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng" càng thêm có ý nghĩa hơn nữa. Trong dãy hành lang ngồi chờ vào sân cỏ, chúng tôi không chỉ gặp Oanh mà còn chứng kiến rất nhiều các bạn trẻ khác, người bị khiếm khuyết ở mặt, hay chân bị tật nguyền phải ngồi xe lăn... Chúng tôi nhận thấy trên những gương mặt ấy là niềm tin, là khao khát được thay đổi, thoát khỏi những "xiềng xích" đã trói buộc họ bấy lâu nay để tự tin sống với chính mình.
Buổi giao lưu thứ hai của Nick Vujicic ở Việt Nam được nhiều người mong chờ, đặc biệt là những người bị khiếm khuyết. (Ảnh chụp trên sân vận động trước giờ G).
Như trong một bài diễn thuyết, Nick từng chia sẻ: " Nhiều người muốn bỏ cuộc vì người khác khiến họ buồn bã hay thất vọng. Khi một lần ở trường tôi bị 12 người trêu chọc. Người thứ 11, người thứ 12 nếu tôi ngã xuống đây chắc tôi sẽ gãy tay của tôi. Hôm đó, khi kết thúc buổi học tôi tự nhủ lòng mình nếu chỉ thêm 1 người nữa thôi là mình sẽ bỏ cuộc và một người đã nhìn thấy tôi ở trường và đến gần tôi, nhìn thẳng vào mắt tôi nói" Nick à, hôm nay trông bạn thật tuyệt vời" và chính điều đó đã giúp tôi rất nhiều. Đôi khi bạn chỉ cần 1 người để tin mình. Thậm chí khi cả cha mẹ của tôi không tin rằng tôi trở thành người diễn thuyết. Đôi khi những ước mơ lớn nhất chỉ cần bạn tin vào điều đó".
Đã có rất nhiều ý kiến nói về Nick sau chuyến đi này, có người tỏ thái độ không hài lòng với Ban tổ chức bởi họ cho rằng " đâu chỉ có nick - không tay không chân nghị lực, mà ở Việt Nam có rất nhiều người khuyết tật đã vượt lên số phận, định kiến để vững bước trên con đường đã chọn... tại sao lại là Nick mà không phải Nguyễn Công Hùng hay cô bé Phương Anh của Việt Nam..."!! Và dù có nhiều ý kiến phản đối Ban tổ chức đi chăng nữa nhưng một con người nghị lực, vượt lên trên mặc cảm, tự ti và biết truyền cảm hứng sống cho người khác thì Nick mãi là tấm gương sáng không chỉ cho những người bị khiếm khuyết mà cả với những người bình thường khác. Trong đêm nói chuyện hôm qua tại Hà Nội anh có nói " không tay, không chân không quan trọng bằng việc mình là người tốt, nếu thực sự là người tốt thì vấn đề không có tay chân đều không quan trọng...".
Và không chỉ có Đặng Thị Oanh háo hức 2 đêm không ngủ mà rất nhiều những bạn trẻ khác đã mong chờ được gặp Nick cả tháng nay. Trịnh Đình Anh (Sn 1993, sinh viên năm 3 trường Đại học Kinh tế Quốc dân) chia sẻ " em khâm phục anh Nick vì nghị lực sống phi thường của anh...".
Bản thân Đình Anh cũng là một người bị khuyết tật tử nhỏ, tay và chân của Đình Anh bị teo tóp khiến việc đi lại, cầm nắm rất khó khăn, đã có lúc Đình Anh trốn chạy ánh nhìn của mọi người. Được hỏi về những khó khăn trong cuộc sống và hòa nhập thì cậu học trò này chia sẻ: " Lúc nhỏ em cũng bị mặc cảm bởi các bạn hay trêu chọc, nhưng lớn lên, nhận thức được cuộc sống và nhất là gia đình rất cần em nên em đã cố gắng học và thi đỗ vào Đại học, em nghĩ mình có thể làm được hết những việc của một người bình thường khác...".
"Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng, hãy sống cho những điều ý nghĩa hơn", và đúng như lời Nick nói " mỗi chúng ta đều có thể trở thành điều kỳ diệu, phép màu với bất kỳ người nào khác, chúng ta tồn tại để có được sự khuyến khích để được sống trong tình yêu thương".
Theo xahoi
Khát vọng sống của "dị nhân" 70 centimét Người ta gọi anh là Sơn "phích". Bởi, anh bị liệt từ nhỏ, đôi mắt lại mù loà, còn cơ thể thì teo tóp, co quắp và nhỏ như... cái phích. Hơn 40 tuổi đời, nhưng người đàn ông này đã phải "quanh quẩn" trên chiếc giường nhỏ hơn 30 năm. Thế nhưng, bằng niềm tin, nghị lực và khát vọng sống mãnh...