Đi Mỹ dự đám cưới người thân, vấp rào cản visa
Tiệc cưới của 2 con đã chuẩn bị xong, thiệp mời đã gửi cùng hồ sơ bảo lãnh, nhưng người thân ở Việt Nam của ông Thanh Van Nguyen (bang Pennsylvania) không thể sang chia vui với cháu, vì không được cấp thị thực nhập cảnh, theo báo The Philadelphia Inquirer (My).
Xếp hàng xin visa ở Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM – Ảnh: Trung Hiếu
Ông Thanh Van Nguyen, một chủ tiệm in ấn 62 tuổi, sống cùng vợ là bà Gai Thi Tran, 63 tuổi, tại thành phố East Norriton, bang Pennsylvania (My).
Mùa hè năm nay, cặp vợ chồng già này có hai niềm vui lớn, đó là 2 cậu con trai đều làm đám cưới. Gia đình dự định sẽ tổ chức 2 đám tiệc, gồm một ở New Jersey và một ở California.
Tuy nhiên, niềm vui của cả nhà ông Thanh chưa đến đã bị dập tắt, lý do là các quan chức phụ trách nhập cảnh Mỹ không cấp thị thực cho nhiều người thân của họ ở Việt Nam để sang Mỹ dự đám cưới con cháu.
Những người bị bác hồ sơ xin thị thực nhập cảnh (visa) vào Mỹ gồm em trai và em rể của ông Thanh, những người có nghề nghiệp ổn định và con cái tại Viêt Nam, theo tờ The Philadelphia Inquirer.
“Cả 2 em trai của tôi đều có các mối liên hệ chặt chẽ tại Viêt Nam… và đều mong muốn quay về (sau khi dự đám cưới tại Mỹ), chứ không có ý định ở lại”, theo nội dung bức thư ông Thanh gửi cho Bộ Ngoại giao Mỹ để cầu cứu.
Em rể của ông, ngụ tại Đà Nẵng, sau cùng đã được cấp thị thực sang Mỹ có thời hạn 6 tuần vào giữa 2 đám cưới. Nhưng em trai của ông Thanh, sống ở Cần Thơ, bị phía Mỹ bác hồ sơ xin cấp thị thực sang Mỹ thăm thân.
Video đang HOT
Theo cac luật sư về di tru, hăng năm co hơn 1,5 triệu ngươi nươc ngoai găp kho khăn vê thi thưc như vậy va không thê đên đươc My. Việc hồ sơ của họ bị bác được quy định trong một điều khoản không rõ ràng của luật nhập cư liên bang Mỹ, điều này cho thấy tính “hên xui may rủi” trong quá trình xét duyệt thị thực, The Philadelphia Inquirer bình luận.
Theo điều khoản 214(b) của Bộ Luật Di trú và Nhập tịch Mỹ, nhân viên lãnh sự Mỹ có quyền bác đơn xin thị thực du lịch mà không cần phải giải thích lý do.
“Chúng ta cấp thị thực du lịch để mọi người đến đây tiêu xài và thúc đẩy kinh tế phát triển”, Djung Tran, một luật sư về nhập cư tại Philadelphia, nói với tờ báo Mỹ.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, “nhân viên lãnh sự kết luận rất chóng vánh rằng người xin cấp thị thực có ý định trốn ở lại Mỹ va người xin visa không co cơ hội giai thich”.
Bà Djung nói thêm rằng việc có người thân giàu có hoặc thậm chí chỉ đủ tự nuôi sống bản thân tại Mỹ cũng chẳng giúp gì cho quá trình xin thị thực, vì nhân viên lãnh sự có thể xem người thân tại Mỹ là chỗ dựa cho người xin thị thực trốn lại.
“Đây là một kiểu chuyên quyền độc đoán. Làm sao bạn biết phải cố gắng như thế nào khi mà chẳng biết nhân viên phỏng vấn mình thực sự quan tâm đến cái gì?”, nữ luật sư này bình luận.
Ông Thanh Van Nguyen giải thích trường hợp của mình với phóng viên tờ The Philadelphia Inquirer- Ảnh chụp màn hình The Philadelphia Inquirer
Quay lại trường hợp của vợ chồng ông Thanh, ngay từ tháng 2, cả hai đã lên kế hoạch mời họ hàng sang Mỹ dự 2 đám cưới vào ngày 10.7 và 15.8. Họ đã trình các giấy tờ chứng minh sẽ chi trả tiền vé máy bay và chịu chi phí ăn ở cho người nhà của mình.
Bộ hồ sơ này, cũng được gửi cho những người thân ở Viêt Nam, gồm thiệp cưới, giấy tờ hoàn thuế năm 2014 của 2 vợ chồng (ông Thanh làm cho một hãng tin, bà Gai làm thợ móng tay), hợp đồng lao động, thông tin tài khoản ngân hàng và các giấy tờ liên quan khác, tờ The Philadelphia Inquirer cho hay.
“Kết thúc buổi tiệc, chúng tôi sẽ tiễn người thân về nước”, ông bà Thanh viết trong thư ngỏ gửi cơ quan nhập cư Mỹ. Ông cứ nghĩ lời cam kết này sẽ có trọng lượng, tờ báo Mỹ bình luận.
Sau khi đi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ ở TP.HCM vào tháng 3, người em rể 50 tuổi của ông Thanh, một thợ điện, được cấp thị thực; còn hồ sơ của người em trai, một công nhân xây dựng 49 tuổi, bị bác và tiếp tục bị bác lần nữa khi ông này nộp đơn lại vào tháng 6 vừa qua.
Khi được The Philadelphia Inquirer yêu cầu bình luận về trường hợp kể trên, bà Katherine Pfaff, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết luật pháp Mỹ nghiêm cấm tiết lộ chi tiết hay thảo luận về trường hợp thị thực của bất kỳ cá nhân nào.
Trả lời phỏng vấn của nhật báo Mỹ, ông Thanh cho biết em trai ông kể lại rằng nhân viên phỏng vấn thậm chí đã không nhìn vào các giấy tờ củng cố cho việc ông không có ý định ở lại Mỹ.
Tuy nhiên, sau đó ông này được giải thích đây là hành động bình thường. “Trong một ngày làm việc bình thường, một nhân viên lãnh sự có thể phải phỏng vấn từ 80 người xin cấp thị thực trở lên. Nhân viên này chỉ được dành vài phút cho mỗi trường hợp”, theo nội dung email gửi cho anh trai ông Thanh vào ngày 2.6.
“Tôi chẳng có họ hàng gì ở Mỹ. Tôi mời em trai mình như người đại diện cho gia đình trong buổi tiệc cưới và để cậu ấy có thể quay lại Viêt Nam để kể về đám cưới ở Mỹ trông như thế nào, thức ăn ra sao”, ông Thanh giãi bày.
Với hy vọng cứu vãn tình hình, ông đã viết thư cho Tông thông My Barack Obama, Ngoại trưởng John Kerry và Đại sứ Mỹ tại Viêt Nam Ted Osius, nhưng rồi ông chẳng nhận được phản hồi gì, theo The Philadelphia Inquirer.
Chứng kiến các cố gắng vô vọng của cha mình, 2 người con ông Thanh đã khuyên cha “bỏ cuộc”. Tuy nhiên, ông Thanh vẫn không chịu ngừng lại. “Ai đó sẽ mở lòng ra để giúp đỡ tôi”, ông hy vọng.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Anh gây khó dễ cho các nhà ngoại giao Nga?
Một quan chức cấp cao của Đại sứ quán Nga tại Anh nghi ngờ phía Anh đang cố tình gây khó dễ cho các nhà ngoại giao Nga, đồng thời cho rằng Anh không quan tâm tới việc duy trì quan hệ ngoại giao bình thường với Nga, theo Tass.
Anh được cho đang gây khó dễ cho các nhân viên ngoại giao Nga. Ảnh: Đại sứ quán Nga tại Anh - Ảnh: AFP
Hãng thông tấn Tass (Nga) ngày 30.7 dẫn lời một quan chức của Đại sứ quán Nga tại Anh cho rằng phía Anh đang gây khó dễ cho công việc của các nhà ngoại giao Nga tại Anh, điều này vi phạm các quy định trong Công ước Vienna năm 1961 về quan hệ ngoại giao.
Nhà ngoại giao Nga cho biết, lợi dụng sự khác biệt trong thực tế bổ nhiệm nhân viên ở các đại sứ quán và lãnh sự quán, phía Anh đã trì hoãn việc cấp thị thực cho những người mới được bổ nhiệm từ 5 tới 6 tháng, ở cả các văn phòng trong nước cũng như nước ngoài. Điều này áp dụng cho mọi cấp bậc nên kết quả là danh sách các nhà ngoại giao Nga chờ cấp thị thực nhiều gấp 3 lần các nhà ngoại giao Anh chờ thị thực của Nga.
Trong khi đó, vấn đề thị thực cho người Anh lại đáp ứng được những tính toán của nước này nên người Anh không phải chờ đợi quá lâu. Còn phía Nga thì phải kéo dài thời gian công tác cho những người cũ hoặc để họ về nước mà chưa có người mới thay thế, Tass dẫn lời nhà ngoại giao Nga.
Quan chức Nga cho rằng phía Anh không quan tâm đến việc duy trì quan hệ ngoại giao bình thường với Nga. Nhà ngoại giao này cho rằng tất cả những vấn đề về thị thực nói trên khá nghiêm trọng, sau này có thể dẫn đến những biện pháp "ăn miếng trả miếng" nhạy cảm trong nhiều lĩnh vực.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Anh - lựa chọn hàng đầu của giới siêu giàu Giới siêu giàu thế giới tìm đến nước Anh để gia tăng cơ hội phát triển kinh doanh và vì những đặc quyền hấp dẫn dành cho công dân của nước này, theo trang tin Daily Mail (Anh). Nước Anh là sự lựa chọn hàng đầu của các triệu phú thế giới - Ảnh: AFP Các nghiên cứu mới đây cho thấy các...