Đi làm xa để con ở nhà chồng chăm, lúc quay về người vợ nghẹn lòng chứng kiến cảnh bên trong
Trở về nhà sau nửa năm đi làm xa, người phụ nữ có ý định ly hôn khi bước vào trong nhà.
Ngày nay, vẫn không ít anh chồng cho rằng việc nhà, bếp núc là việc của phụ nữ. Nếu vẫn khư khư giữ quan niệm sai lệch này, tình cảm vợ chồng sẽ rạn nứt theo năm tháng, thậm chí dễ khiến hôn nhân đi đến hồi kết.
Mới đây, một người phụ nữ ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đã chia sẻ về cuộc sống hôn nhân đầy lo lắng của mình. Người phụ nữ cho biết, cô và chồng lấy nhau được 6 năm, hai người gặp nhau trong một buổi xem mắt. Trước khi kết hôn, chồng cô luôn tỏ ra là một người đàn ông ga lăng, lịch sự.
Nhưng sau khi cưới, anh như biến thành một người hoàn toàn khác. Đi làm về nhà, anh không làm gì cả mà chỉ ngồi chơi, chờ vợ cơm bưng nước rót. Vì điều này mà hai vợ chồng thường xuyên xảy ra cãi vã.
Mâu thuẫn giữa hai vợ chồng ngày càng sâu sắc, rồi người vợ nghĩ đến việc đi làm xa để con lại cho mẹ chồng chăm sóc. Cô cũng muốn cho chồng một cơ hội thay đổi, nghĩ rằng khi không có vợ bên cạnh anh ta sẽ khác.
Người phụ nữ trở về nhà sau nửa năm đi làm xa, nhưng khi quay về cô lại muốn ly hôn.
Đi làm xa, con trai thường xuyên gọi điện nói nhớ mẹ, hy vọng mẹ có thể về nhà ở. Nhớ và thương con da diết, người phụ nữ đành xin nghỉ việc và quay trở về nhà sau nửa năm xa cách. Nhưng lần này quay về, cô lại có ý định ly hôn khi chứng kiến cảnh tượng bên trong nhà.
“Khi bước đến cửa nhà, tôi thấy con trai đang ủ rũ ngồi ở cửa, hỏi mãi cũng không nói. Bước vào trong, tôi hoàn toàn chết lặng khi thấy căn nhà thật khó coi. Quần áo bày bừa trên giường mà không được gấp gọn, nhà bếp càng tệ hơn, rất bẩn thỉu và bừa bộn“, người phụ nữ nói.
Video đang HOT
Nhà cửa bừa bộn, quần áo vứt khắp nơi.
Không thấy chồng đâu, người phụ nữ liền hỏi con trai: ” Bố đi đâu rồi con?”. “Từ khi mẹ đi làm xa, bố không lo việc nhà, cơm nước, bà nội sức khỏe không tốt nên con toàn phải tự nấu ăn”, câu trả lời của con trai càng khiến người phụ nữ thêm chua xót.
Cô nhấc máy gọi cho chồng nhưng anh không thèm nghe máy. Rõ ràng, anh ta không hề thay đổi sau nửa năm khi vợ đi xa.
Mẹ chồng là người thấu tình đạt lý, bà biết con trai mình không tốt nhưng vẫn khuyên con dâu cho chồng thêm một cơ hội, đồng thời nói rằng sẽ thuyết phục con trai sửa đổi, sống có trách nhiệm hơn. Sau khi suy đi ngẫm lại, người phụ nữ nghĩ đến con trai nên đành đồng ý.
Căn bếp bẩn thỉu, từ lâu không có người dọn dẹp.
Song, liệu người đàn ông đó có thay tính đổi nết được không, bởi cuộc hôn nhân của họ không chỉ mới ngày một ngày hai mà đã kéo dài hơn 6 năm rồi, và không ít lần người mẹ từng khuyên con trai mình nhưng không được? Câu hỏi đó chỉ có thời gian mới trả lời được.
Hiện nay, đa số phụ nữ đều đi làm và kiếm tiền như nam giới, thậm chí một số chị em còn là trụ cột kinh tế chính trong nhà. Vậy thì tại sao vẫn mặc định việc nhà là của phụ nữ chứ?
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, gia đình sẽ hạnh phúc hơn khi người đàn ông tham gia vào công việc nhà. Khi ấy, người chồng sẽ thấu hiểu được nỗi khổ của vợ và người vợ cũng cảm nhận được tình thương, sự khăng khít và càng cảm thấy yêu chồng mình nhiều hơn.
Một số bí kíp để chồng chủ động làm việc nhà
- Xác định công việc cần làm để nhờ chồng phụ giúp. Khi phân công việc nhà, chị em nên chia cho chồng những công việc là thế mạnh của anh ấy.
- Đừng tiếc lời khen chồng, nhận được càng nhiều lời tán dương, chồng càng lấy nó làm kiêu hãnh và sẽ “thể hiện” tốt hơn ở những lần tiếp theo.
- Đừng chê bai khi chồng làm không tốt, bởi như thế chàng sẽ cảm thấy mình chưa hoàn thành tốt trách nhiệm, từ đó bày tỏ sự thất vọng, cáu kỉnh và thậm chí là không bao giờ nhúng tay vào công việc đó nữa. Thay vào đó, người vợ có thể từ tốn động viên chồng một cách khéo léo và hướng dẫn anh phải thực hiện công việc như thế nào.
Em trai lấy vợ bố mẹ mượn tiền mà không trả, tôi giận đến phát khóc nhưng chồng lại cười
Nghe mẹ nói mà tôi tức đến phát khóc, nhưng tôi không biết phải làm thế nào cả.
Tôi gặp chồng năm 25 tuổi, anh cao to đẹp trai, công việc ổn định, gia đình lại có điều kiện nên khi đưa anh về ra mắt bố mẹ tôi khá ưng ý. Khi hai đứa lấy nhau, bố mẹ chồng cho chúng tôi một căn nhà ở thành phố. Gia đình tôi tuy nghèo nhưng bố mẹ cũng cố gom góp, trao cho tôi 2 chỉ vàng làm của hồi môn.
Sau khi cưới, vì nhà nội gần nên hầu như cuối tuần nào hai vợ chồng tôi cũng qua nhà bố mẹ chồng ăn cơm. Mỗi lần sang tôi đều biết ý mua sắm nhiều thứ như món ngon, đồ đạc linh tinh trong nhà, thỉnh thoảng biếu bố mẹ tiền, những ngày lễ hay kỷ niệm, sinh nhật cũng không thiếu quà cáp. Còn bố mẹ ruột tôi lại khác, vì ở xa cách 400km nên hai vợ chồng ít khi về thăm, chắc năm chỉ về được đôi ba lần nên việc báo hiếu cũng không được chu đáo bằng nhà nội.
Cưới nhau 3 năm, trong tay hai vợ chồng cũng có một số tiền tiết kiệm. Tôi muốn dùng số tiền này để kinh doanh, như vậy tôi sẽ không bị gò bó thời gian như đi làm công sở, có nhiều thời gian hơn cho gia đình.
Cưới nhau 3 năm, trong tay hai vợ chồng cũng có một số tiền tiết kiệm. Tôi dự định dùng số tiền này để làm ăn kinh doanh. (Ảnh minh họa)
Kế hoạch chưa kịp thực hiện thì đúng lúc này em trai tôi lấy vợ. Nghe mẹ nói, nhà gái muốn đàng trai mua nhà cho hai em ở trên thành phố, nhưng bố mẹ tôi làm gì có đủ khả năng này. Ở nhà có mảnh đất, bố mẹ đã bán đi với giá 1 tỷ đồng để gom góp tiền mua nhà cho em trai.
Tuy nhiên, số tiền này vẫn chưa đủ để mua một căn nhà trên thành phố nên mẹ đã tới nhà mượn vợ chồng tôi thêm 600 triệu nữa. Mẹ nói con số này mà tôi thực sự hoảng sợ, vợ chồng tôi có tiền tiết kiệm thật nhưng làm gì có nhiều như thế. Tuy nhiên dù sao đây cũng là chuyện cả đời của em trai nên hai vợ chồng đã bàn nhau, gom 300 triệu đưa mẹ để lo nhà cửa, cưới xin cho em trai.
Khi cầm tiền, mẹ vui vẻ hứa chắc nịch sau một năm sẽ trả lại cho vợ chồng tôi. Tôi tin mẹ chẳng nghi ngờ gì, nhưng một năm sau mẹ dường như đã quên mất số tiền này. Đó là số tiền tôi dự định để làm ăn kinh doanh, vì đám cưới của em trai mà phải trì hoãn mất một năm rồi, nay tôi muốn lấy lại thì mẹ lại trì hoãn hết lần này đến lần khác. Tuần trước, tôi lại hỏi mẹ về số tiền đó, nào ngờ mẹ lại quát:
- Mẹ không có tiền, con có đòi nữa cũng vậy thôi. Mà dù có mẹ cũng không trả, con là chị phải có trách nhiệm lo cho em chứ. Bố mẹ nuôi con bao năm có tính toán đồng nào không mà giờ cho em đôi đồng thôi cũng tiếc.
Khi tôi hỏi về số tiền vay trước đó, mẹ lại quát tôi, không chịu trả. (Ảnh minh họa)
Nghe mẹ nói mà tôi tức đến phát khóc, nhưng tôi không biết phải làm thế nào cả. Suốt một thời gian dài tôi ủ rũ, lo lắng chồng bị trách mắng vì số tiền đó đâu phải của riêng tôi mà là của hai vợ chồng. Suy nghĩ nhiều ngày, tôi quyết định thú nhận với chồng vì đằng nào chuyện này cũng không thể giấu mãi được. Cứ nghĩ anh sẽ tức điên lên nên tôi đã chuẩn bị sẵn tinh thần nghe anh mắng, nhưng không ngờ chồng lại phá lên cười khiến tôi ngây ngốc cả người.
- Hóa ra mấy ngày nay em ủ rũ là vì chuyện này à? Tiền chỉ là vật ngoài thân thôi em, hết có thể kiếm lại được. Nếu mẹ không trả thì em đừng đòi nữa, coi như chúng ta dùng số tiền đó để báo hiếu bố mẹ đi, dù sao bao năm nay hai vợ chồng cũng chưa làm tròn chữ hiếu với bố mẹ. Còn mẹ đã như vậy thì trong tương lai đừng dễ dàng cho mẹ mượn tiền nữa là được.
Nghe chồng nói tôi thấy nhẹ nhõm hẳn đi. Không ngờ anh lại rộng lượng như vậy. Tôi thực sự rất xúc động, tôi thật may mắn khi lấy được một người chồng tốt như anh.
Nửa năm đi làm xa về nhà, chồng ngỡ ngàng thấy vợ bầu thai đôi nên đòi chọc ối xét nghiệm ADN Về nhà nhìn bụng vợ lùm lùm bầu thai đôi mà người chồng không khỏi bất ngờ, nghi vợ đang "cắm sừng" mình. Sau kết hôn, anh Chu Chí Cường (Quảng Đông, Trung Quốc) luôn chăm chỉ nỗ lực làm việc kiếm tiền nuôi gia đình và mong vợ con có cuộc sống đầy đủ. Do đó, anh không quản ngại đi làm...