Tôi mua tôm về nấu cháo cho con, mẹ chồng có kinh nghiệm 30 năm đi biển nhìn thấy liền mắng “mang đổ đi ngay”
Thực sự giữa con tôm cong và con tôm thẳng, tôi không biết lựa con nào.
Nhiều người cứ nói không thích các bà chăm cháu bởi những quan điểm cổ hủ nhưng theo tôi không phải tất cả đâu nhé. Những kinh nghiệm của các bà không phải lúc nào cũng sai đâu, một số điều các bà có kinh nghiệm và còn đúng gấp nhiều lần so với bản thân mình nên cứ làm theo lời bà cấm có sai bao giờ.
Cuối tuần trước tôi được nghỉ làm nên đi chợ mua thực phẩm về nấu cháo cho con. Con bé nhà tôi rất thích ăn tôm, bên cạnh đó tôi cũng được biết tôm là thực phẩm cung cấp canxi rất tốt cho trẻ ăn dặm, ngoài ra còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Vì thế điều tôi luôn lựa chọn trong thực đơn ăn dặm cho con gái chính là món tôm.
Tuy nhiên ngày thường toàn do mẹ chồng đi chợ, tôi là người sinh ra và lớn lên ở thành phố nên cũng không biết cách lựa chọn tôm ngon như thế nào. Cứ thấy con tôm to và đẹp mắt là mua. Thế nhưng khi vừa mang về tới nhà, mẹ chồng nhìn mớ tôm tôi vừa mua liền phán luôn ” tôm này con mang đem đổ đi chứ cho cháu ăn vào mà rước bệnh à”. Tôi mới ngỡ ngàng với câu nói của mẹ chồng và nghe thêm lời giải thích của bà.
Thì ra mẹ tôi trước là một ngư dân có kinh nghiệm 30 năm đi biển. Sau này già vì con vì cháu nên lên thành phố sống cùng con, hỗ trợ chăm sóc cho cháu. Bà nói hầu như tôm biển mà chúng ta ăn được đều là tôm ướp lạnh thôi và lựa chọn tôm cho trẻ nhỏ ăn phải là những con tôm có chất lượng thịt ngon, không bị mùi, bằng không sẽ mang mầm mống gây bệnh vào người cho chúng.
Khi nhìn 2 loại con tôm là tôm cong và tôm thẳng, chúng ta nên mua con tôm nằm cong bởi những con tôm thẳng đa phần là con tôm chết, thịt của chúng bị rữa ra, dù mình có cố uốn cong vào chúng cũng bị duỗi thẳng ra. Ngoài ra, mẹ chồng cũng nói thêm, khi lựa tôm nấu cho cháu, bà thường không mua 3 loại tôm sau:
- Loại 1: Tôm rụng đầu và đuôi
Khi cầm lên, một số con tôm có đầu và đuôi đã rụng chứng tỏ tôm đã bảo quản quá lâu, đầu tôm bắt đầu thối rữa, mềm nhũn, không nên mua loại này vì chúng không còn tươi, và thịt sau khi nấu chín sẽ rất tanh.
- Loại thứ hai: vỏ tôm có màu đỏ
Video đang HOT
Có một số con tôm khi vận chuyển bị nóng vỏ chuyển sang màu đỏ, loại tôm đỏ này không mua được vì thịt tôm loại này đã bị hỏng, nấu chín không còn dai nữa. Khi chọn tôm, mẹ phải mua tôm có vỏ thật sạch và không bị chênh màu.
- Loại thứ ba: thịt tôm không còn độ đàn hồi
Nếu khi mua tôm, thịt tôm không đàn hồi mà mềm tức là đuôi tôm đã bắt đầu thối, thịt tôm loại này khi cầm vào tương đối mềm, thối nặng hơn tôm loại thường, phần đầu tôm và phần đuôi tôm tách ra còn to hơn nên loại tôm này sau khi nấu chín sẽ rất tanh.
Nhờ học được những kiến thức chọn tôm ngon của mẹ chồng mà những bữa sau tôi thường chọn được tôm tươi ngon cho con gái ăn. Quả thực bé cũng hứng thú ăn hơn cả, bảo sao có nhiều lần bé kén nhất quyết không chịu ăn chắc do mẹ mua phải tôm hỏng.
Tâm sự từ độc giả maiminh… @gmail.com
Tôm là thực phẩm có chứa rất nhiều loại vitamin A, vitamin D, omega -3 rất tốt dành cho sức khỏe của các bé, giúp trẻ không chỉ phát triển về trí não mà còn cả thể chất. Bổ sung tôm trong chế độ ăn hàng ngày của bé sẽ giúp trẻ thông minh hơn, xương chắc khỏe, phát triển chiều cao tốt hơn…
Trẻ mấy tháng ăn được tôm?
Tôm là hải sản nên có thể sẽ gây dị ứng với trẻ, do vậy, các mẹ không nên cho trẻ tiếp xúc với thực phẩm này quá sớm. Theo các chuyên gia, tôm là hải sản có vỏ, hàm lượng đạm cao nên thời điểm phù hợp nhất để cho bé ăn là từ khoảng 7 tháng tuổi trở đi. Mỗi lần ăn, cha mẹ nên cho bé thử một ít tôm một để dần dần làm quen cũng như tìm hiểu xem trẻ có bị dị ứng hay không.
Trẻ ăn bao nhiêu tôm thì tốt?
Mặc dù trong tôm chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng quan trọng nhưng nếu như nạp quá nhiều không những sẽ không bổ sung được các lợi ích từ tôm mà còn tiềm ẩn gây nên nhiều rủi ro khác nhau về sức khỏe. Liều lượng ăn tôm cho bé cũng nên cần đảm bảo phù hợp theo từng tháng tuổi.
Theo đó, liều lượng ăn tôm được tính như sau:
- Bé từ 7-12 tháng: Có thể ăn 20-30g/ ngày (chỉ tính phần thịt tôm) nấu với bột hoặc cháo. Mỗi tuần chỉ cho bé ăn từ 3-4 bữa, 1 bữa/ngày.
- Trẻ 1-3 tuổi: Có thể ăn từ 30-40g/ bữa thịt tôm nấu với cháo, mì, bún, súp, ăn 1 bữa/ngày/
- Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Có thể ăn 30-40g/ bữa, ăn 1-2 bữa/ngày .
Khi dùng tôm nấu cháo, nấu bột cho bé, mẹ hãy nấu thêm các loại rau củ như cà rốt, bí đỏ, rau mồng tơi, rau dền, nấm, ngồng cải, súp lơ xanh…để đảm bảo đầy đủ chất và cân bằng dinh dưỡng cho bé.
Mẹ chồng dậy từ 5h sáng hầm xương lấy nước nấu cháo cho cháu, tôi phát hiện nên đổ ngay vào xô rác trước mặt bà
Tôi nghĩ rằng nếu không mạnh tay một lần, lần sau bà vẫn cứ làm theo ý mình.
Xưa nay tôi vẫn tin tưởng vào các quan điểm nuôi dạy con nhỏ của các thế hệ đi trước vì dù sao cũng có những điều rất đáng để học tập. Thế nhưng với tư cách là một bà mẹ hiện đại, tôi nghĩ rằng nhiều người cũng sẽ chọn lọc từng phương pháp hay để áp dụng, cái nào lỗi thời, lạc hậu cần phải loại bỏ ngay.
Đơn cử như quan điểm về nước hầm xương nấu cháo ăn dặm cho trẻ nhỏ, chắc chắn nhiều người đã nghe qua. Tôi đã đọc rất nhiều sách báo, đồng thời tham khảo các bác sĩ trước khi cho con bước vào chế độ ăn dặm từ 6 tháng tuổi. Chính vì thế, tôi cực kì nhạy cảm khi ai ninh nước hầm xương lên để nấu cháo cho con. Cho đến khi chính tôi lại ở trong hoàn cảnh tương tự.
Khi con gái tôi bắt đầu bước vào lứa tuổi ăn dặm thì tôi lại phải đi làm nên không có nhiều thời gian sát sao. Tôi đành nhờ mẹ chồng hỗ trợ chăm sóc từng bữa ăn cho con gái, tôi chỉ có thể nấu cho bé ăn vào các bữa tối và cuối tuần. Trước khi giao con lại cho mẹ chồng, tôi đã dặn kĩ bà những bước cơ bản để nấu cháo cho bé thế nhưng bà luôn xuề xòa cho qua, trước mặt tôi thì có vẻ rất tuân thủ nhưng sau lưng lại luôn làm theo ý mình.
Cho đến vào một buổi sáng cuối tuần, khi cả nhà còn đang ngủ thì khoảng 5 giờ sáng tôi đã thấy mẹ chồng dậy hì hục làm gì đó. Tôi đoán bà đang chuẩn bị bữa ăn sáng cho cả nhà nên không dậy nữa mà tiếp tục ngủ. Đến khoảng 7 giờ khi tôi và con ngủ dậy, mẹ chồng hào hứng khoe đã nấu cháo ăn dặm cho cháu gái xong rồi, giục tôi đi ăn sáng để bà cho cháu ăn.
Đi qua gian bếp, tôi phát hiện ra bà đã dùng nước hầm xương bỏ gia vị ninh lúc sáng để nấu cháo ăn dặm cho cháu. Tôi liền quay ra hỏi:
- Mẹ ninh xương lấy nước nấu phở cho cả nhà hay nấu cháo cho cháu đó ạ?
Bị bắt quả tang tại trận, mẹ chồng tôi vẫn chối bay.
- Mẹ ninh xương lấy nước nấu phở cho cả nhà thôi, còn cháo của Zin bà nấu bằng nước rau củ quả mà.
Không tin lời mẹ chồng nói, tôi chạy lại nếm thử cháo thì phát hiện ra đúng mùi nước xương. Ngay lập tức, tôi bưng bát cháo đổ ụp vào xô rác trước sự chứng kiến đầy ngỡ ngàng của mẹ chồng.
- Con nói mẹ rất nhiều lần rồi rằng nước xương không hề tốt như mọi người vẫn nghĩ nên con đã bảo mẹ không được lấy nước xương nấu cháo cho cháu nữa nhưng mẹ không nghe. Lần này là lần cuối cùng con nhắc mẹ. Nếu mẹ không làm được thì để con nhờ người khác.
Nói xong tôi đi vệ sinh cá nhân và nấu bát cháo khác cho con. Mẹ chồng tôi cũng lấy lý do ở quê có việc nên về ngay chiều hôm đó. Tôi không hiểu mình sai ở chỗ nào khi muốn tốt cho con. Mặc dù chồng tôi nói rằng tôi sai và nên xin lỗi mẹ nhưng 3 tuần này tôi vẫn không gọi điện.
Tâm sự của bạn đọc nguoithuongcu...@gmail.com
Trên thực tế việc ninh xương lấy nước nấu cháo cho trẻ ăn dặm được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên theo cô Đỗ Thị Thu Cẩm, Điều dưỡng trưởng, khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Nhi đồng I cho biết: " Việc ninh, hầm xương nấu cháo cho trẻ từ lâu đã giống như một thói quen, một truyền thống hay được mẹ dạy cho con gái, mẹ chồng dạy con dâu.. Tuy nhiên, trong dân gian xưa ta cũng có câu 'người khôn ăn cái người dại ăn nước', Nhiều người không biết rằng muốn trẻ nhận được chất bổ dưỡng thì cần phải cho trẻ ăn cả xác. Việc ninh sườn heo, xương cá để cung cấp chất đạm cho trẻ là sai lầm vì thực ra chất đạm không hề tan trong nước, dù có ninh, nấu bao nhiêu lâu đi chăng nữa".
Trả lời thắc mắc của một số chị em về lý do vì sao khi hầm xương, nước ra lại rất ngọt và thơm, cô Thu Cẩm cho biết " Nhiều bà mẹ cho rằng ninh xương nước ngọt chứng tỏ phải có cái gì tan ra trong đó. Tuy nhiên thực ra chỉ có một số chất chiết xuất từ xương tan ra trong quá trình đun nấu. Những chất này có tác dụng tạo vị ngọt cho nước và kích thích vị giác, tuy nhiên xét về mặt dinh dưỡng thì nó gần như không chứa chất đạm."
Cũng theo cô Thu Cẩm, trong tủy xương có nhiều chất béo nhưng đó là chất béo động vật (béo no) rất khó tiêu hóa. Nếu trẻ ăn nhiều sẽ gây tiêu chảy hoặc phân sống vì không hấp thụ được. Canxi trong nước hầm xương là canxi vô cơ, cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ được. Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ ăn cháo, bột từ nước hầm xương thường xuyên bị còi xương, chậm mọc răng.
" Hiện nay các mẹ Việt vẫn nấu cháo cho con theo cách ray, xay rau và thịt cá. Tuy nhiên cách làm này không hiệu quả vì vừa mất thời gian và cũng không lấy được hết xác thịt, rau cho trẻ. Giải pháp tốt nhất mà chúng tôi vẫn hay khuyên dùng là nên băm nhỏ thực phẩm cho con. Ở khoa dinh dưỡng, chúng tôi luôn hướng dẫn các mẹ cách làm thế nào để nấu được một bát cháo ngon và đầy đủ dinh dưỡng nhất cho trẻ. Nếu nói không rõ thì chúng tôi sẽ làm trên bếp luôn, hướng dẫn trực tiếp để các bà mẹ đều có thể được quan sát", cô Thu Cẩm kết luận.
Mẹ chồng dằn mặt nàng dâu vì ngày nào cũng mua món ăn này, bác sĩ đưa ra sự thật 'minh oan' Chị Oanh không ngờ món ăn ưa thích của cả gia đình lại bị mẹ chồng cấm cản với lý do như vậy. Vợ chồng chị Nguyễn Hải Oanh (Hoài Đức, Hà Nội) có 2 cậu con trai (một bé học lớp 8, một bé học lớp 4). Gần đây, vì một vài lý do nên mẹ chồng chuyển tới sống cùng gia...