Đi làm ở đâu tôi cũng bị đuổi
Tôi là nam, 18 tuổi, sống nội tâm, ít bạn bè, ngại giao tiếp, chậm chạp, tiếp thu kém, ngoại hình chẳng ưu nhìn.
Bố mẹ tôi đều là công nhân, mẹ mắc bệnh ung thư từ khi tôi còn nhỏ nên nhà không khá giả gì. Ý thức được mình học kém nên khi xong cấp 2, tôi nghỉ học đi làm. Công việc đầu tiên của tôi là bốc vác cho anh họ. Đó là việc khá nặng, với tính cách hậu đậu, chậm chạp, tôi hay bị đồng nghiệp lớn tuổi hơn cợt nhả và nói xấu. Sau một năm làm ở đó, tôi bị đuổi về.
Sau đó tôi xin làm vận chuyển đồ nội thất ở chỗ cách nhà khá xa. Do không có xe máy, tôi tận dụng quãng đường này để đi bộ thể dục cho khoẻ người. Tôi bị đồng nghiệp ở đây bắt nạt nhưng tính tôi dần thay đổi, sẵn sàng chửi lại, cợt nhả khi cần, thậm chí có lần tôi còn đánh trả một anh làm cùng hơn tận chục tuổi. Có lẽ vì thế tôi được yên ổn, không còn bị dọa nạt nữa. Làm ở đó thời gian khá dài thì dịch bùng phát. Do không làm ăn được nên mấy người làm cùng xúi anh chủ đuổi tôi để giảm bớt gánh nặng tài chính. Và tôi thất nghiệp từ đó đến nay.
Đôi khi tôi thấy hơi túi thân khi những người bạn đồng trang lứa đang chuẩn bị thi đại học, cao đẳng, còn mình ở nhà phụ mẹ nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa. Tôi có đi xin việc nhưng chẳng ai nhận. Tôi định đi học trung cấp để kiếm việc nhưng không biết phải học gì và học xong có xin được việc không? Mong chuyên gia và mọi người tư vấn cho tôi. Tôi xin cảm ơn.
Nam
Chuyên gia tư vấn Lê Thanh gợi ý:
Chào Nam,
Video đang HOT
Với hoàn cảnh gia đình khó khăn hiện nay, bạn cần mạnh mẽ và nỗ lực để vượt qua bằng mọi cách. Tuy hiện tại bạn còn trẻ, chưa có gì trong tay nhưng nếu chăm chỉ, cố gắng, bạn sẽ dần tự khẳng định được bản thân, có việc làm ổn định để nuôi sống mình, giúp đỡ gia đình.
Bạn xác định một số điểm yếu của bản thân: khả năng học văn hóa kém, chậm chạp, ngại giao tiếp, ngoại hình không ưa nhìn… Vậy ngược lại, bạn thấy bản thân có những điểm mạnh nào? Không ai là xấu hết, đôi khi mình tự ti và chưa nhận ra thế mạnh của bản thân thôi. Hãy học cách tìm ra những vẻ đẹp của chính mình.
Bạn mới 18 tuổi, đã sớm tiếp xúc với môi trường xã hội, chịu những bất công, ngược đãi tại nơi làm việc. Những điều đó xuất phát một phần do sự non nớt, thiếu kinh nghiệm sống, kỹ năng xã hội của bạn. Bạn nên tập thể dục thể thao hàng ngày (điều này khác với việc bạn làm công việc nặng nhọc mỗi ngày). Đặc biệt với một chàng trai sống trong gia đình có mẹ bị bệnh ung thư, bạn càng cần trân trọng và giữ gìn sức khỏe ngay từ sớm, rèn luyện thể lực thường xuyên để có sức bền. Sức khỏe tốt cộng với sự tự tin sẽ giúp bạn thay đổi đáng kể về ngoại hình, gặp nhiều thuận lợi hơn trong cuộc sống.
Trước mắt, gia đình bạn còn khó khăn, nếu muốn đi học trung cấp bạn cần một khoản tiền để nộp học phí. Chưa kể trong môi trường học tập nhiều lý thuyết tại trường học, có tạo ra động lực giúp bạn học tập tốt được không? Do đó, trước tiên bạn có thể xin học việc tại các xưởng cơ khí, xưởng nghề. Học việc nên có thể bạn không có lương nhưng đổi lại mình có kinh nghiệm, sự cọ xát thực tế. Sau đó, khi có nhiều kỹ năng hơn, bạn có thể xin chủ trả lương. Đây là con đường vòng, mất nhiều thời gian nhưng khá phù hợp với bạn vào lúc này.
Bạn cần lưu ý một điều, bạn còn trẻ, dễ bị tập nhiễm bởi môi trường sống. Do đó, hãy tìm cho mình một người chủ, một môi trường làm việc tốt. Làm việc cùng người chủ tốt, bạn sẽ trưởng thành. Khi bạn bản lĩnh, sống ngay thẳng, tử tế, đi đâu làm việc bạn cũng được sự tín nhiệm của mọi người. Ngoài ra, bạn có thể đọc thêm sách báo, học online để biết thêm kiến thức mới. Đừng quên mạnh dạn tiếp xúc, giao lưu cùng mọi người xung quanh. Chọn bạn mà chơi, chọn thầy (chọn chủ) mà học, những người đó sẽ giúp bạn rất nhiều trong công việc, cuộc sống sau này.
Bạn hoàn toàn có thể thay đổi được hoàn cảnh hiện tại nếu tin tưởng vào chính mình. Hãy luôn chăm chỉ và phấn đấu. Cứ đi làm một thời gian, tích lũy kinh nghiệm, vốn sống, để dành một khoản rồi bạn có thể đi học nghề chính quy để vào các công ty lớn hơn. Mỗi người một hoàn cảnh, năng lực khác nhau. Dù khó khăn nhưng bạn đừng đổ lỗi tại hoàn cảnh, biết vượt qua thì bạn sẽ có hạnh phúc của riêng mình. Chúc bạn chân cứng đá mềm, biến khó khăn trước mắt thành động lực để vươn lên.
Có những đắng cay lớn lên con sẽ hiểu
Giờ thì con đã hiểu về mẹ, thôi trách mẹ vô lo, ít yêu thương con cái, càng hiểu hơn tấm lòng của ngoại.
Con là đứa con thứ ba, đứa con bị vỡ kế hoạch của ba mẹ. Qua lời ngoại, con được biết gia đình mình sống cùng ngoại, được ngoại cưu mang ngay từ khi ba bước chân về ở rể.
Khi mẹ mang thai con, ngoại nhìn mẹ bằng... nửa con mắt. Không phải ngoại ghét mẹ, mà vì những đứa con của mẹ, đều một tay ngoại nuôi nấng, từ vật chất đến tinh thần. Ngoại đã cố làm lụng, để nuôi các anh chị của con. Ngoại tưởng mẹ dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt, ai ngờ mẹ lại lần nữa cấn thai.
Mẹ mang bầu, ngoại nhìn mẹ bằng... nửa con mắt.(Ảnh minh họa)
Ba con thì làm việc gì cũng thất bại, bỏ bê mẹ con con. Ngoại bảo là vì ba ỉ lại, không phấn đấu, thiếu trách nhiệm. Mẹ là con gái duy nhất của ngoại, mẹ chậm chạp, nói trước quên sau, nên đôi khi ngoại thông cảm với ba, ngoại góp một tay làm lụng, như để bù trừ cho sự vô lo của mẹ.
Tròn bốn tháng, ngoại bàn với mẹ gửi con cho người ta nuôi, gửi cả ngày lẫn đêm, khi nào rỗi thì bế về chơi một lúc. Ba chị em con, mẹ đều sinh năm một, nhưng hai anh chị của con thì ngoại một tay chăm sóc, khi ấy ngoại chưa đổ bệnh. Mẹ tuy có công sinh, nhưng người dưỡng dục, chính là ngoại.
Ngoại bảo, không phải vì con là đứa trẻ không mong đợi nên mới gửi người khác nuôi, mà tại sức khỏe ngoại kém, không thể bỏ cháu còn quá dại khờ cho một người mẹ luôn mắc thiếu sót.
Con bụ bẫm, ai bế cũng cho, mọi người thương, kẻ cho bộ đồ, người cho đôi vớ, cái khăn, dù về vật chất, không phải gia đình mình quá khổ. Mọi người thương ngoại nhiều hơn thương mẹ, vì mẹ chậm chạp, vô lo, bao nhọc nhằn, ngoại gánh hết.
18 tháng tuổi, ngoại đón con về nhà, dù sức khỏe ngoại không sáng sủa hơn. Ngoại bảo, vì cảm thấy có cái gì đó không công bằng với con, nên ngoại đón về, để bù đắp.
Buổi sáng con đến nhà trẻ, tối được trong vòng tay mẹ và ngoại. Khi con biết nói, gặp ai ngoại cũng dạy con cũng gọi bằng dì, bằng ngoại, nên được lòng nhiều người. Cái khó, cái khổ rồi cũng qua theo thời gian.
Ngày con trở thành thiếu nữ, ngoại đã già nhiều so với tuổi. Làng xóm thương ngoại bao nhiêu, lại trách ngoại quá bảo bọc cháu con, việc gì cũng dành làm. Ngoại bảo "kẻo mai mốt chết thì không còn cơ hội giúp cháu con".
Ngoại bị khớp, chân tay lúc nào cũng đau, nhưng hễ cháu khóc là ngoại (mà ít khi là mẹ) bế, dỗ dành, lòng vòng trước con hẻm nhỏ. Hình ảnh ấy đã trở nên quen thuộc với nhiều người.
Với riêng con, ngoại hiện diện trong mọi ngóc ngách tuổi thơ, cả bây giờ và mãi mãi. Tình thương của ngoại dành cho mẹ con con bao la như trời bể.
Ngoại lúc nào cũng yêu thương con cháu. (Ảnh minh họa)
Mẹ con mới ngoài 40 mà cứ nhớ nhớ quên quên, hay la rầy con cái, có khi còn nặng nhẹ với ngoại. Ngoại bỏ qua hết. Ngoại bảo, đến bây giờ mẹ con vẫn là người phụ nữ chậm chạp, tiếp thu kém.
Mẹ lại thiếu vắng tình thương cha từ nhỏ, nên ngoại cứ bù đắp. Ngay cả chuyện đặt vòng tránh thai, ngoại cũng phải dắt mẹ đến bệnh viện; rồi chuyện chăm cháu, nuôi cháu, cũng một tay ngoại. Giờ thì con đã hiểu về mẹ, thôi trách mẹ vô lo, ít yêu thương con cái, càng hiểu hơn tấm lòng của ngoại.
Trước kia, mỗi lần chứng kiến ngoại vất vả, thấy mẹ hững hờ trước hoàn cảnh gia đình, con đã trách mẹ. Vừa mở lời thì ngoại đã nói "có những điều lớn lên con sẽ hiểu". Và bây giờ thì con đã hiểu, ngoại ơi!
Mi Sa
Theo Báo Phụ nữ
Phụ nữ khí chất thanh cao, kiêu hãnh như đóa hoa nhờ những điều BẠC TỶ này Muốn trở thành người phụ nữ khí chất thanh cao, kiêu hãnh như đóa hoa, hãy giảm bớt việc càm ràm, oán than mà tăng thêm những điều quý giá này mỗi ngày. Khí chất thanh cao, phong thái nho nhã không chỉ dựa vào vẻ ngoài mà còn phụ thuộc vào nội tâm. Nếu có những đặc điểm này, không cần bàn...