Đi làm đến 8h tối, đầu tư chứng khoán và không mua đồ trên 2 triệu: Cách GenZ mua ô tô khi vừa ra trường
Cách quản lý tài chính để mua được ô tô của những cô bạn này rất đáng nể.
Vừa ra trường đã mua được ô tô
Anh Đào (sinh năm 2000, làm trong lĩnh vực tài chính) đã mua ô tô Honda giá 680 triệu đồng vào tháng 4/2022. Thời điểm này, thuế trước bạ đối với ô tô giảm 50% và cô bạn đã tiết kiệm một khoản kha khá. Anh Đào chia sẻ, tiềm lực tài chính khi ấy của cô nàng vừa đủ để mua xe. Tuy nhiên, cô nàng đã vay bố mẹ 150 triệu đồng vì cần một nguồn vốn cố định đầu tư chứng khoán.
Mua một phương tiện có thể không đem lại lợi nhuận ngay lập tức như việc bỏ tiền các khoản đầu tư khác. Tuy nhiên, với Anh Đào, giá trị thực sự của việc sở hữu một chiếc xe không thể được đo lường bằng tiền bạc. Đó là những cơ hội vô hình chiếc ô tô mang lại, chẳng hạn như gặp gỡ, giao lưu và học hỏi từ những người thành công hơn. Xe không chỉ là một phương tiện di chuyển, nó còn là một biểu tượng của sự độc lập và thành công.
Mặt khác, nếu có ngay một chiếc ô tô, cô bạn sẽ tạo được vị thế trước khi gặp đối tác. Cô bạn có nhiều cơ hội công việc hơn, thu nhập phát triển, việc tiết kiệm mua nhà cũng dễ dàng hơn.
Theo Anh Đào, khi mua ô tô ngoài chi phí khấu hao hàng năm là 10%, việc duy trì chiếc xe cũng đòi hỏi một khoản chi phí không nhỏ, bao gồm tiền xăng khoảng 5 triệu/tháng, phí gửi xe 1,5 triệu/tháng và chi phí bảo dưỡng định kỳ khoảng 3-4 triệu/lần. Bạn nhớ cân nhắc kỹ lưỡng và đảm bảo rằng những khoản chi phí này nằm trong khả năng tài chính cá nhân.
Bàn về tiêu chí chọn xe, Anh Đào cho rằng điều quan trọng nhất là chất lượng phù hợp với giá tiền, tiết kiệm nhiên liệu và hợp lái. Cô bạn đã đi thử một số xe cùng phân khúc nhưng tay lái phù hợp nhất vẫn là Honda. Độ bền của dòng xe cô bạn chọn khá tốt, dù mẫu mã có vẻ khá già dặn.
Anh Đào và chiếc xe đầu tiên của mình
Một trường hợp khác, Việt Hà (sinh năm 1998, làm việc trong lĩnh vực tổ chức sự kiện) đã được bàn giao xe Vinfast VF3 vào cuối tháng 8 – đầu tháng 9 tới đây, với giá niêm yết là 235 triệu đồng và giá lăn bánh khoảng 250 triệu đồng.
Việt Hà chia sẻ, tính chất công việc của cô thường xuyên phải di chuyển trong nội thành và ngoại thành Hà Nội nên từ cách đây 5-6 năm, Hà đã nghĩ tới việc mua xe. Tuy nhiên, phải từ đầu năm nay, cô mới nghiêm túc “nghe ngóng, thăm dò” thị trường xe. Ban đầu, cô chủ yếu tìm hiểu thị trường xe cũ, vì ngân sách là khoảng 280 triệu đồng thì không thể mua được xe mới.
“Mình chỉ cần 1 chiếc xe 4 chỗ nhỏ gọn, đời cũ khoảng 2018-2019 cũng được nhưng trong tầm giá 300 triệu đổ lại thì gần như chỉ tìm được xe taxi cũ. Nếu ai tìm hiểu thị trường xe cũ thì chắc chắn sẽ biết mua xe từng chạy taxi rủi ro cao lắm, một là đã bị sơn sửa, thay thế hết phụ tùng, linh kiện; hai là xe chạy cả mấy chục nghìn km rồi sẽ phải tốn tiền bảo dưỡng thường xuyên hơn”, Việt Hà nói thêm.
Ban đầu, mục tiêu của Việt Hà là mua ô tô chạy xăng chứ không phải ô tô điện. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, cảm thấy ô tô xăng không phù hợp với ngân sách nên cô quyết định chuyển sang ô tô điện.
“Suốt từ cuối năm 2023 tới đầu năm 2024, mình chỉ đợi hãng công bố giá bán để xem có đủ tiền mua không. Thấy giá niêm yết 235 triệu đồng – trong khả năng cho phép, là mình chốt luôn không nghĩ thêm nữa, vì trước đó mình đã tìm hiểu đủ rồi, còn nghĩ nếu xe này mà quá ngân sách thì thôi đành gác lại mục tiêu mua ô tô thêm vài năm nữa”, Việt Hà chia sẻ về quyết định mua xe trong “một nốt nhạc”.
Video đang HOT
Việt Hà đặt cọc 1 chiếc VF3 màu Xám có giá niêm yết 235 triệu đồng vào ngày 14/5
Tích luỹ tài chính thế nào để đủ tiền mua xe?
Anh Đào chia sẻ từ giữa năm 2 Đại học (năm 2020), cô nàng đã bắt đầu tìm kiếm công việc liên quan đến chuyên ngành tài chính đầu tư. Thời điểm đó, cô vừa đi học vừa đi làm chăm chỉ. 2021 là năm bùng nổ của thị trường chứng khoán, lương của cô bạn đã lên tới 50 triệu/tháng. Cùng với đầu tư cá nhân, thu nhập hàng tháng của cô bạn khá tốt. ” Học phí không cao nên mình tự chi trả học phí mà không cần xin tiền bố mẹ. Mỗi tháng trừ hết ăn tiêu ra, mình tiết kiệm khoảng 40 triệu đồng/tháng, sau 1 năm khoản tích luỹ khoảng 600 triệu đồng”.
Lúc mới bắt đầu đầu tư, chương trình tại đại học chỉ mới dạy đến các môn cơ bản, đại cương như triết, tư tưởng… nên Anh Đào đã phải phải tự tìm hiểu và học qua các kênh miễn phí như YouTube hay đọc sách. Tuy nhiên, việc đầu tư mà chỉ học qua sách vở sẽ rất khó hiểu, cô bạn đã sử dụng những tài khoản giả định để đầu tư.
Cô nàng chia sẻ bí quyết học đầu tư: ” Có những khoảng thời gian, mình đi học buổi sáng rồi đi làm đến 7-8h tối mới về, cả văn phòng chỉ còn mỗi bản thân. Dù công việc linh hoạt về thời gian, mình vẫn muốn học hỏi nhiều nhất từ các anh chị đồng nghiệp nên luôn tận dụng cơ hội khi còn ở văn phòng. May mắn gia đình và anh chị đồng nghiệp luôn ủng hộ, giải đáp mọi thắc mắc.
Mình cũng may mắn đầu tư chứng khoán vào thời điểm bùng nổ của thị trường. Tuy nhiên thực sự mình thấy ngay cả bây giờ, thị trường tài chính cũng vẫn đang rất mở và thanh khoản thị trường vô cùng cao nên cơ hội luôn ở đó. May mắn chính là sự chuẩn bị gặp được cơ hội”.
Anh Đào có mức thu nhập tốt từ công việc văn phòng và đầu tư
Còn về phía Việt Hà, cô nàng chia sẻ sống tiết kiệm là cách để cô nàng nhanh chóng mua được chiếc xe ô tô đầu tiên. Cô nàng tâm sự: “Kể từ lúc đi làm đến tận bây giờ, ngoài điện thoại và laptop là 2 thứ phục vụ công việc, mình chưa bao giờ mua cho bản thân món đồ nào trị giá trên 2 triệu. Quần áo, giày dép, túi xách hay đồ skincare, đồ trang điểm, mình đều dùng hàng bình dân thôi”.
Việt Hà luôn cố gắng duy trì nguyên tắc sống tiết kiệm, chưa một lần phá vỡ vì mục tiêu mua được xe ô tô.Hiện tại, Việt Hà đang sống chung với gia đình. Suốt 6 năm đi làm, ngoài 3 triệu tiền ăn gửi bố mẹ hàng tháng, và 4 triệu chi tiêu cá nhân; khoản tiền còn lại, Việt Hà đều dùng để tiết kiệm.
“Tháng nào mình cũng chỉ cho phép bản thân chi tiêu trong vòng 4 triệu đổ lại thôi. Trong 2 năm từ 2019-2021, vì dịch Covid, công việc không thuận lợi, thu nhập giảm, có tháng mình chỉ có chưa tới 1,5 triệu đồng để chi tiêu cá nhân. Vì tiền tiết kiệm và tiền ăn gửi bố mẹ là 2 khoản mình không muốn cắt giảm, nên thu nhập giảm thì chỉ có thể giảm khoản tiền tiêu cá nhân. Thế nên mới không bao giờ dám mua đồ gì giá trên 2 triệu đấy”, Việt Hà vừa cười vừa kể.
Sau khi hoàn thành được mục tiêu lớn đầu tiên trong đời, Việt Hà cho biết cô vẫn sẽ tiếp tục duy trì mức chi tiêu trong khoảng 4 triệu đổ lại để tiếp tục tiết kiệm ít tiền, thực hiện những mục tiêu tiếp theo trong cuộc sống.
Cô gái 23 tuổi lương 25-30 triệu/tháng, có 1,1 tỷ tiết kiệm: Làm công việc gì mà kiếm được nhiều thế?
Khả năng kiếm nhiều tiền và quản lý tài chính của cô bạn này khiến nhiều người nể phục.
Người trẻ mới ra trường, đi làm chưa lâu nên thu nhập thường không quá cao, dẫn đến không quan tâm đến tài chính cá nhân. Đây là suy nghĩ của nhiều người. Tuy nhiên, câu chuyện của bạn trẻ dưới đây có thể cho bạn một góc nhìn khác.
Mới đây, trong một hội nhóm về quản lý tài chính và đầu tư, chia sẻ của cô gái 23 tuổi khiến cả những người đi làm lâu năm cũng phải trầm trồ. Bởi lẽ, cô bạn không chỉ có mức lương ổn, mà còn sống tiết kiệm và tính toán đến chuyện tự mua nhà dù ở độ tuổi còn rất trẻ.
Được biết, cô bạn sống ở Hà Nội, có mong muốn sở hữu một căn nhà từ rất lâu. Cô đang có tài khoản tiết kiệm 1,1 tỷ đồng, thu nhập hàng tháng dao động 25-30 triệu đồng. Ngoài ra, cồ còn có khoảng 600 triệu đồng tiền đền bù đất, sẽ được nhận vào năm sau. Dẫu có thu nhập cao, nhưng cô bạn chỉ tiêu khoảng 5 triệu/tháng, nên hàng tháng cô tiết kiệm được 20-25 triệu.
Nói về kế hoạch tương lai, cô cho biết muốn trả góp mua căn hộ 2 phòng ngủ, hoặc nhà trong ngõ sâu giá 3 tỷ đồng.
Nói về công việc để dẫn đến mức thu nhập tốt là 25-30 triệu/tháng, cô bạn chia sẻ bản thân đang làm 3 công việc cùng lúc. Đó là công việc văn phòng ngành Marketing (làm từ thứ 2 - thứ 6), công việc vận hành lớp học tại trung tâm (làm vào tối thứ bảy và chủ nhật, 4 buổi/tuần) và công việc dịch thuật tiếng Trung - tiếng Anh (khi nào có việc thì làm).
Chia sẻ của cô gái 23 tuổi đang nhận được nhiều quan tâm
Bên dưới bài đăng, có người khuyên cô bạn nên sống thoải mái hơn, không phải quá tiết kiệm vì sống ở thành phố lớn chỉ tiêu 5 triệu/tháng là điều không phải người trẻ nào cũng làm được. Tuy nhiên cô nhận định: "Mình không keo kiệt với bản thân đâu ạ. Mình ở với bố mẹ, được lo đầy đủ và hay đi chơi, mua sắm với bạn bè".
Sau khi câu chuyện của cô bạn 23 tuổi được chia sẻ, nhiều người đã dành lời khen cho khả năng kiếm nhiều tiền và cách quản lý tài chính của cô bạn này. Đã kiếm nhiều tiền giỏi còn biết lo xa cho tương lai. Đúng là không nể không được.
Một số bình luận bên dưới bài đăng:
- "23 tuổi mà có tài sản tích góp vậy là bạn quá giỏi rồi ạ".
- "Cùng 23 tuổi mà đã có tài sản tích luỹ hơn 1 tỷ rồi. Ngưỡng mộ bạn quá".
- "Em quá giỏi, giỏi hơn rất nhiều bạn. Và em cũng rất biết lo toan suy nghĩ. Cơ mà em không nói em sinh sống, làm việc ở đâu thì khuyên làm sao được. Anh chỉ khuyên sơ sơ thế này: Là phụ nữ, sống một mình ở thời điểm hiện tại thì em nên mua chung cư trả góp để an toàn, và cũng phù hợp tài chính hiện tại. Em nên tìm chủ đầu tư uy tín, mua ở giai đoạn đầu mở bán. Như thế số tiền em đóng sẽ phù hợp với số tiền hiện có và thời gian chờ tiền đền bù".
- "Mình chẳng có đồng nào tiết kiệm cả. Bạn này giỏi thế!".
- "Không bù cho mình. 29 tuổi gần tuổi 30, lương 70 triệu mà xài muốn âm. Riêng tiền skincare đã cả đống rồi. Mới có 5 tháng gần đây mình mới tập dành dụm. Không biết bao giờ mình mới mua nổi nhà. Nhưng ước mơ của mình vẫn là muốn mua nhà mặt đất, không muốn chung cư".
- "Nhìn bạn mà chỉ biết ước".
Ảnh minh hoạ
Học được gì từ cô bạn này?
1/ Tiết kiệm chặt chẽ, chi tiêu bình dân
Hiện nay, nhiều dân văn phòng có mức lương 30-40 triệu đồng/tháng vẫn than thở khó mua được nhà vì giá bất động sản tăng quá cao. Còn cô bạn này cũng có mức lương 25-30 triệu nhưng đã tài sản tích luỹ và khoản tiết kiệm đủ lớn để tính toán chuyện mua nhà.
Điều làm nên khác biệt giữa cô bạn này và nhiều người trẻ khác chính là khả năng tiết kiệm. Sống ở Hà Nội mà chỉ tiêu 5 triệu/tháng thì quả thật phải dành lời khen cho cô bạn này rồi.
Cô bạn cho hay, yếu tố quan trọng để giúp cô duy trì lối sống tiết kiệm này chính là tính kỷ luật. Mỗi ngày tích góp một ít, sau 356 ngày duy trì liên tục thì bạn sẽ phải bất ngờ với thành quả tích tiểu thành đại của mình đấy.
Có một khoản tiết kiệm nho nhỏ, nếu không thể giúp bạn mua được nhà này như cô bạn này thì cũng góp phần tạo sự an tâm cho cuộc sống. Bên cạnh đó, tăng một đồng tiết kiệm chính là tăng một đồng đầu tư cho tương lai. Cũng nhờ có tiền tiết kiệm nên cô bạn 23 tuổi này đã mua được đất khi giá còn rẻ, sau đó do chúng trở thành đất mặt đường nên đã nhận được tiền đền bù 600 triệu đồng. Có thể thấy, khi bạn có một khoản tiết kiệm thì đến thời điểm phù hợp nếu biết đầu tư đúng cách thì "tiền đẻ ra tiền".
Giờ nhìn lại chi tiêu hàng tháng của mình xem sao, liệu bạn có thể tiết kiệm bằng cách cắt giảm khoản nào hay không?
2. Làm nhiều công việc để mau giàu
Cô bạn cho hay, để có được mức thu nhập ổn thì cũng phải đánh đổi với nhiều vất vả. Thực tế, cô bạn này làm việc rất chăm chỉ, làm 3 công việc cùng lúc nên đến cả ngày cuối tuần cũng không nghỉ ngơi để mau chóng gia tăng thu nhập.
Có nhà là ước mơ của rất nhiều người trẻ. Nhưng không phải ai cũng sẵn sàng lao đầu vào công việc, giảm bớt thời gian hưởng thụ cá nhân để hiện thực hoá ước mơ này. Ở độ tuổi còn trẻ, khi kinh nghiệm và vốn tích luỹ không nhiều, chăm chỉ làm việc là cách duy nhất để giúp bạn "an cư lạc nghiệp". Tuy nhiên, hãy nhớ là dù chăm chỉ làm việc thì cũng nên thỉnh thoảng dành thời gian nghỉ ngơi cho bản thân, cũng như không lao động quá độ dẫn đến ảnh hưởng đến sức khoẻ nhé!
3. Nghĩ đến mua nhà từ sớm
Giữa bối cảnh giá bất động sản ngày càng leo thang, nhiều người đã tiếc nuối vì không dám mua nhà từ sớm. Cho đến khi muốn mua thì giá nhà đã tăng quá cao, vượt xa mức thu nhập kiếm được.
Nhà không chỉ là nơi cư trú lâu dài, mà còn là khoản đầu tư. Nếu bạn đã lập gia đình thì căn nhà càng trở nên cần thiết hơn, để thuận tiện chăm sóc con cái hoặc phụng dưỡng cha mẹ. Quan trọng hơn hết, nhân lúc còn trẻ, sức dài vai rộng, hãy mua nhà sớm để có động lực kiếm nhiều tiền, thúc đẩy bản thân nỗ lực hơn trong công việc.
Tháng kiếm 20 triệu nhưng tiêu hết 32 triệu, thiếu tiền thì lôi thẻ tín dụng ra quẹt Tính ra, gia đình này không những không tiết kiệm được mà tháng nào cũng phải "vay nợ" để chi tiêu. Mới đây, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, bảng chi tiêu của một gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con) khiến nhiều người xem phải thắc mắc. Mỗi tháng "vay"...