Đi làm 8 năm không để dư ra được đồng nào nhưng bố mẹ liên tục giục lấy vợ sinh con
Không có bất kỳ thứ gì trong tay, thử hỏi tôi dám lấy ai mà có ai dám lấy tôi đây?
Tôi nghĩ trường hợp giống như tôi ở cái thời buổi này cũng không phải ít người rơi vào. Những người đi làm quần quật nhưng thu nhập cũng chỉ đủ trang trải chi phí cuộc sống hằng ngày và chẳng thể nào để dư ra được.
32 tuổi, ngay sau khi tốt nghiệp đại học loại giỏi tôi xin được một công việc ổn định, lương lậu khá khẩm, hoặc chí ít với suy nghĩ của một đứa sinh viên mới ra trường thì nó là khá khẩm.
Thế nhưng suốt 8 năm trời đi làm tôi chỉ đủ chi phí sinh hoạt cho bản thân mình giữa thành thị đắt đỏ. Mỗi tháng gửi về cho bố mẹ được chút ít gọi là chứ cũng chẳng đáng bao nhiêu. Thậm chí nếu tháng nào mà có đám cưới đám hiếu thì tôi có khi chưa hết tháng đã hết tiền.
Sau này khi công việc đã ổn định hơn trước một chút thì tôi cũng cố gắng làm thêm làm nếm để có đồng ra đồng vào. Cũng nhờ đó mà chi tiêu thoải mái hơn chút đỉnh, thế nhưng cũng chẳng thể tiết kiệm được chứ đừng nói đến việc mua nhà mua xe gì hết.
Công việc hiện tại của tôi có thể nói là khá ổn định nhưng cơ hội thăng tiến là gần như không có, bởi vậy mà hy vọng lương lậu khá khẩm hơn và thoát được cái cảnh làm bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu này là hy vọng quá xa vời.
Thời điểm gần đây, nơi tôi làm việc có sự biến động lớn nên việc cắt giảm chi phí là không tránh khỏi. Đến thời điểm này mà vẫn còn giữ được việc là cũng coi như may mắn và cũng thuộc dạng có năng lực rồi. Thế nên tôi càng hiểu tương lai nếu không có một cú hích nào thì khả năng tôi vẫn cứ như vậy mà thôi.
Quanh đi quẩn lại đã là thằng đàn ông hơn 30 tuổi rồi, cái tuổi này của tôi hầu như ai cũng nghĩ đến chuyện lấy vợ sinh con rồi. Nhất là ông bà già ở quê, các cụ chỉ biết rằng phải an cư thì mới lạc nghiệp được, chính vì thế dạo gần đây hai ông bà bắt đầu tạo áp lực muốn tôi nhanh chóng kết hôn.
Video đang HOT
Tôi cũng chẳng phải dạng khù khờ đến mức chưa từng có mảnh tình nào vắt vai. Cũng đã từng có mối tình sâu đậm, muốn nên vợ thành chồng với con gái nhà người ta nhưng rồi cũng chính cô ấy khiến tôi hiểu rằng nếu bản thân chưa thể lo được cho vững vàng thì đừng nghĩ đến việc sinh con đẻ cái. Tôi chưa từng trách người cũ, chỉ là kể từ đó tôi hiểu được tầm quan trọng của việc “ổn định kinh tế”.
Những cuộc tình chóng vánh về sau của tôi đều diễn ra trên cơ sở nếu người ta tìm được bến đỗ vững vàng hơn, tôi sẵn sàng vui vẻ và văn minh dừng lại. Cuối cùng, tôi vẫn chỉ một thân một mình, ngày đi làm, tối nghỉ ngơi và dù có cố gắng đến đâu vẫn không thể tích lũy được chút tài sản.
Sang đến năm nay, bố mẹ dường như càng muốn tôi nhanh chóng cưới vợ. Ông bà thậm chí còn vào vai “ông mai” giới thiệu cho tôi con bác này cháu ông kia nữa cơ. Mỗi lần như vậy tôi lại cười xòa, nửa đùa nửa thật nhưng kiên quyết không đồng ý.
Suy cho cùng đến cái đám cưới bây giờ cũng phải mất không ít tiền để tổ chức. Tôi cũng không thể bắt con gái nhà người ta chịu ấm ức để chấp nhận cái đám cưới xuề xòa được. Giờ nếu cưới hỏi thì tiền ở đâu ra? Đương nhiên lại là tiền của hai ông bà già rồi. Ai thấy việc đó ổn thì thấy chứ tôi thì kiên quyết không muốn bố mẹ có tuổi rồi còn phải chạy đôn chạy đáo lo liệu chuyện cưới xin cho thằng con.
Rồi lấy nhau về hai đứa cùng thuê nhà ở thành phố sao? Đến lúc có con nữa chứ! Thời buổi này không phải cứ ỷ vào cái câu trời sinh voi sinh cỏ được. Nếu không đủ điều kiện để nuôi nấng một đứa trẻ, tôi không dám đánh liều mà sinh ra nó.
Cũng không phải không có lúc tôi ngồi xuống nói chuyện với bố mẹ để ông bà hiểu rằng hôn nhân không thể cứ muốn là lao đầu vào được nhưng vì sĩ diện của thằng đàn ông và cũng không muốn bố mẹ lo lắng nên tôi không nói quá kỹ vào việc tích lũy của mình bây giờ chẳng có cái gì.
Xung quanh tôi bạn bè thành đạt không phải không có nhưng bạn bè quanh quanh ở cái vòng tròn sinh có nhưng chẳng đủ để nuôi con cũng có luôn. Hiện tại, riêng cái việc không thể cho bố mẹ một khoản tiền khá khẩm hơn bây giờ mỗi tháng tôi đã áy náy lắm rồi. Vậy thì làm sao tôi dám thành gia lập thất đây?
Không muốn trả món nợ hơn 400 triệu cho ông bà ngoại, dì tôi lên kế hoạch "dụ" mẹ tôi vào bẫy
Chỉ cần thiếu tỉnh táo một chút nữa thôi, có lẽ giờ này mẹ tôi đã dính vào cái bẫy mà dì đã dày công tính toán.
Tôi những tưởng chuyện cung đấu hay danh gia vọng tộc tranh giành tài sản với nhau thì chỉ có trên phim ảnh. Thế nhưng càng lớn lên tôi càng nhận thấy phim cũng từ đời mà ra.
Ông bà ngoại tôi đông con nhiều cháu. Mỗi người mỗi tính cách, kiến giả nhất phận, các cô dì chú bác nhà ngoại tôi tuy lúc nào cũng có chuyện để nói nhưng xét về mặt bằng chung, họ đều có gia đình riêng, không ai dính dáng tới ai.
Nếu có gì phải dính dáng với nhau thì chắc chỉ có chuyện liên quan đến ông bà ngoại tôi. Thật ra ông bà tôi không phải diện quá giàu có, nhưng chí ít làm lụng lam lũ cả đời cũng ít nhiều để ra được một chút của nả.
Đầu năm nay, tình hình bất động sản không mấy yên ả nhưng chẳng hiểu sao căn nhà ông bà đang ở lại được giá. Liền sau đó thì cậu út nhà tôi chuẩn bị lấy vợ, ông bà tính sẽ mua riêng cho vợ chồng cậu con trai duy nhất một căn nhà nên việc bán đi là đúng thời điểm lại còn được giá.
Ông bà ngoại tôi ngoại trừ tài sản là căn nhà sắp bán thì vẫn còn có một khoản tiền tiết kiệm. Thế nhưng thay vì gửi ngân hàng, ông cho con cái mỗi đứa vay một ít, hàng tháng chỉ cần trả cho ông bà tiền lãi thôi. Ông bà cũng có tuổi rồi, không thể nai lưng ra đi lao động kiếm tiền, có chút tiền đó coi như đủ chi phí cuộc sống hằng ngày.
Mọi người ai cũng đều có ý thức đã cầm tiền của ông bà thì phải có trách nhiệm với ông bà. Tuy nói là trả lãi cho ông bà nhưng thật ra ai cũng tình nguyện cả, thậm chí mọi người còn thở phào vì càng có cớ để hàng tháng biếu ông bà thêm đồng quà tấm bánh.
Người cầm của ông bà nhiều tiền nhất là dì thứ hai sau mẹ tôi. Tổng số tiền dì đang vay của ông bà lên tới 400 triệu. Đấy là ông bà kể lại như vậy nhưng ai cũng đoán là có khi còn nhiều hơn con số này nhiều.
Dì cũng là người duy nhất trong 7 đứa con của ông bà phản đối chuyện trả lãi. Nhưng mà từ xưa đến nay mọi thứ đều sẽ quyết định theo đồng thuận của đám đông, dì cứ vậy mà đành phải trả lãi hàng tháng cho ông bà.
Phải nói đến lý do dì tôi vay nợ của ông bà nhiều đến vậy, cách đây 4 năm, hai vợ chồng dì bán hết nhà cửa đất đai để tìm mọi cách ra nước ngoài, bất chấp phản đối, phân tích thiệt hơn của nhiều người. Sau khi bán hết của cải, nhiều lần không thuận lợi, cuối cùng dì tôi cũng đã được định cư ở đất nước mà dì mơ ước.
Liền ngay sau đó, dịch bệnh bùng nổ, kinh tế khắp nơi bị ảnh hưởng và đương nhiên dì tôi cũng chẳng ngoại lệ. Sau nhiều tháng không có công ăn việc làm, dì tôi quay sang vay ông bà tiền để trang trải cuộc sống nơi đất khách quê người. Tuy nhiên, lúc này dì tôi vẫn khoe với anh chị em khác là mình đã mua được nhà ở đấy. Mọi người cũng bán tín bán nghi, nhưng hầu như đều chỉ thắc mắc, tại sao có tiền mua nhà ở nước ngoài mà lại phải vay vài ba trăm triệu của ông bà ngoại làm gì?
Cho đến thời điểm hiện tại, ông bà ngoại sau khi cho cậu út tiền thì cũng đã mua được một mảnh đất phù hợp với nhu cầu sử dụng của hai ông bà già. Tuy nhiên, sau khi mua đất thì số tiền bán cái nhà cũ chỉ vừa đủ.
Giờ đất thì có rồi nhưng vẫn phải xây nhà mới ở được chứ. Vậy là đến lúc phải huy động tiền của con cái đã vay mượn ông. Toàn bộ đều thống nhất mỗi người trả cho ông 100 triệu, như vậy là đủ tiền xây nhà, còn đâu thì vẫn trả lãi cho ông bà hàng tháng như cũ.
Mọi chuyện đang êm xuôi, bỗng nhiên dì tôi, người đang sinh sống ở nước ngoài và không hề tận mắt đi xem đất xem nhà cho ông bà lại nhất quyết không đồng ý miếng đất ông bà đã đặt cọc mà muốn ông bà chọn một căn nhà khác.
Thế nhưng khi khảo sát thực địa, mọi người đều không đồng tình vì căn nhà dì chọn không hề phù hợp với nhu cầu hiện tại của ông bà và quan trọng là nó quá xập xệ, xuống cấp rồi.
Tính toán trước sau thì miếng đất mà ông bà đã đặt cọc 30 triệu kia vẫn hợp lý hơn rất nhiều nhưng không biết vì lý do nào mà dì ấy nhất quyết không đồng ý mà muốn ông bà mua căn nhà xập xệ kia cho bằng được thì thôi.
Không biết dì đã nói như thế nào với ông bà, bỗng nhiên ông bà trách cứ mẹ tôi vì vội vàng quyết định đặt cọc 30 triệu ở miếng đất đầu tiên. Mẹ tôi ban đầu chỉ nghĩ đơn giản là ông bà có tuổi rồi nên suy nghĩ không được thông suốt nên chẳng giận dỗi cũng không trách cứ gì hết, thế nhưng mẹ tôi rất buồn và mọi người ai cũng cảm thấy bất công cho mẹ.
Vài ngày sau, dì tôi lại nói với mẹ rằng ông bảo rằng đáng lẽ mẹ tôi phải chịu mất 30 triệu đó thay ông vì miếng đất đó là do mẹ tôi dắt ông đi xem và đặt cọc ngay lập tức. Mẹ tôi uất ức nhưng cũng chẳng dám hỏi ông và mẹ tôi không đồng ý chuyện này.
Càng nói chuyện, mẹ tôi lại bắt đầu nhận ra những câu nói mâu thuẫn của dì và thông qua dì ba của tôi thì mọi chuyện liền vỡ lẽ. Ông bà tôi không hề trách cứ mẹ tôi và cũng không hề có chuyện ông bà đòi mẹ tôi phải trả số tiền cọc. Bản thân ông bà vẫn còn đang lưỡng lự rất nhiều giữa hai sự lựa chọn này.
Một thông tin khác từ chính bác cò đất, thì ra, dì tôi đã ăn chênh lệch với chủ nhà số tiền 400 triệu đồng, vừa đúng bằng số tiền mà dì nợ ông bà. Như vậy thì coi như dì không phải trả số tiền đã nợ kia nữa. Đấy mới là mục đích chính của dì khi tìm mọi cách để xui ông bà mua căn nhà kia.
Mẹ tôi khi hiểu chuyện đã bình tĩnh và từ từ giải quyết từng việc một. Thế nhưng khi thấy chuyện vỡ lở, dì nhanh tay chặn hết liên hệ với mọi người kể cả chủ nợ cũng chính là bố mẹ đẻ của mình.
Tất cả mọi người đều có cách để xây được nhà cho ông kể cả trong trường hợp dì hai của tôi nhất quyết không trả nợ cho ông bà. Chỉ có điều, ở đời lúc nào chẳng có vay có trả, đâu ai ăn hết được của người khác đâu. Khôn thì được, nhưng đừng khôn ăn người!
Đến thăm bố chồng nằm viện, ông run run dúi vào tay mảnh giấy khiến tôi bàng hoàng Lúc chúng tôi đứng dậy ra về, chồng ra ngoài trước tôi đi theo sau, bố chồng chợt cầm tay áo tôi níu lại rồi run run dúi vào tay con dâu một mảnh giấy, sau đó ông ra hiệu cho tôi đi. Khi tôi về làm dâu thì bố mẹ chồng đã ly hôn không sống cùng nhau. Mẹ chồng có gia...