Đi lại tăng mạnh khi nới lỏng giãn cách xã hội, Bộ Công an chỉ đạo gì?
Ngày 1-10, Bộ Công an chỉ đạo công an toàn quốc đảm bảo trật tự an toàn giao thông phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế khi nới lỏng giãn cách xã hội, nhấn mạnh vai trò của lực lượng cảnh sát giao thông.
Bộ Công an nhấn mạnh công an các địa phương phối hợp, trao đổi thông tin về những phương tiện chở người từ vùng dịch về quê để có biện pháp kiểm soát, phòng chống dịch – Ảnh: NGUYỄN KẾ
Bộ Công an dự báo trong thời gian tới, tình hình trật tự an toàn giao thông (TTATGT) sẽ phức tạp, vi phạm gia tăng, các phương tiện vận tải hành khách công cộng hoạt động trở lại, nhu cầu người dân về quê sau nới lỏng giãn cách rất lớn.
Do đó, Bộ Công an chỉ đạo công an toàn quốc với trọng tâm là lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) chủ động nắm tình hình để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn, bắt giữ đối tượng vi phạm và xử lý ngay việc tụ tập, gây rối trật tự công cộng, tổ chức, cổ vũ đua xe trái phép từ khi manh nha.
Với các chuyên đề nồng độ cồn, ma túy, công an toàn quốc tiếp tục thực hiện, xử lý các lỗi phổ biến như không đội mũ bảo hiểm, vượt quá tốc độ cho phép, vượt đèn đỏ, chở quá số người quy định, chở hàng quá khổ quá tải, đi sai làn…
Lực lượng công an cũng xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng xe chở hàng hóa thiết yếu có QR Code để vận chuyển hàng cấm, hàng lậu; chở người nhập cảnh trái phép, người từ vùng dịch đến địa phương khác không đúng quy định…
Trên đường sắt, Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị không để người dân đu bám trên tàu hàng để tránh chốt kiểm dịch gây mất an toàn chạy tàu hay từ vùng dịch đến các địa phương khác, bên cạnh các hành vi như không chấp hành hiệu lệnh biển báo hiệu, nhân viên gác chắn khi qua đường ngang.
Về đường thủy, lực lượng công an kiên quyết đình chỉ, giao chính quyền địa phương quản lý các phương tiện chở khách ngang sông không đảm bảo an toàn.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Bộ Công an và các ngành chức năng sẽ phối hợp bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa, nông sản, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ, xuất khẩu nông sản thông suốt. Ngoài ra, các “điểm đen” về tai nạn giao thông cũng sẽ được đánh giá, khảo sát để khắc phục kịp thời.
“Phân luồng, điều tiết giao thông thông suốt, tuyệt đối không để ùn tắc giao thông, nhất là tại các chốt kiểm soát phòng, chống dịch. Cán bộ, chiến sĩ khi làm nhiệm vụ nêu cao tinh thần trách nhiệm, văn hóa ứng xử, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác và chấp hành nghiêm các quy định, quy trình công tác, điều lệnh Công an nhân dân. Nâng cao cảnh giác, đảm bảo an toàn cho nhân dân và bản thân khi thi hành nhiệm vụ”, Bộ Công an nhấn mạnh.
Giữ bình ổn mặt bằng giá, hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 223/TB-VPCP truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá quý II/2021 vào ngày 13/8/2021.
Hệ thống bán lẻ tại TP Chí Minh luôn sẵn sàng cung ứng và phục vụ hàng hóa cho người dân trên địa bàn. Ảnh: TTXVN phát
Theo Thông báo, đối với định hướng công tác quản lý, điều hành giá trong các tháng còn lại của năm 2021, việc điều hành kinh tế vĩ mô và công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách thận trọng, linh hoạt và chủ động, bám sát diễn biến thị trường, thường xuyên có đánh giá, dự báo cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp, tập trung vào việc kiểm soát lạm phát theo mục tiêu và hỗ trợ thực hiện mục tiêu kép của Chính phủ: Vừa giữ bình ổn mặt bằng giá để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa phục vụ đời sống của người dân, đảm bảo các điều kiện cho công tác phòng, chống dịch bệnh vừa hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Để đạt mục tiêu đề ra, Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh quyết liệt triển khai các biện pháp, trong đó Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Ngân hàng nhà nước Việt Nam để theo dõi sát diễn biến kinh tế thế giới, tình hình lạm phát chung và của các quốc gia, phản ứng chính sách về tài khóa, tiền tệ của các nền kinh tế lớn, nhất là các nền kinh tế có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn với nước ta để đề ra các biện pháp có tính tổng thể, dài hạn trong việc quản lý, điều hành giá, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch, vừa tiếp tục phát triển kinh tế.
Điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để có biện pháp điều hành phù hợp; có giải pháp bình ổn giá, thực hiện chính sách điều hành đảm bảo mục tiêu, sát với tình hình thực tế và tuân thủ các quy định của pháp luật; chủ động tháo gỡ khó khăn và có phương án điều tiết nguồn hàng để tăng lượng cung ứng cho các địa phương có dịch bệnh cần cách ly hoặc giãn cách xã hội, bảo đảm cung cấp đủ hàng hóa thiết yếu cho người dân; chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2021.
Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tài khóa chủ động phối hợp với chính sách tiền tệ linh hoạt bảo đảm thống nhất, hài hòa với các chính sách kinh tế vĩ mô; qua đó, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, kiểm soát lạm phát cơ bản và tạo cơ sở cho việc kiểm soát lạm phát mục tiêu.
Đối với các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá, về cơ bản tiếp tục giữ ổn định giá để đảm bảo công tác kiểm soát lạm phát cũng như góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, người dân. Tuy nhiên, cần chủ động các phương án để có thể điều chỉnh được một số hàng hóa, dịch vụ khi điều kiện cho phép (xây dựng các quy định, định mức kinh tế - kĩ thuật, các phương án thực hiện...); các dịch vụ công triển khai theo lộ trình quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực phối hợp với Bộ Tài chính để thực hiện.
Về điều hành giá một số mặt hàng quan trọng, thiết yếu, Bộ Công Thương tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính điều hành giá xăng dầu và điều hành sản xuất, xuất, nhập khẩu xăng dầu bảo đảm ổn định thị trường, tránh tồn kho lớn tại các nhà máy liên doanh trong nước, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu thế giới có tính đến bối cảnh dịch bệnh phức tạp; đồng thời, tính toán mức trích và sử dụng quỹ bình ổn giá phù hợp, tạo dư địa cho công tác điều hành giá trong các tháng cuối năm, hài hòa giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân, tránh tác động đến tâm lý xã hội.
Bộ Công Thương tiếp tục đánh giá kỹ các chi phí đầu vào, kế hoạch cung cấp điện, chi phí dự kiến và các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện để xây dựng phương án giá điện năm 2021 theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân; phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chuẩn bị đa dạng các biện pháp phân phối hàng hóa, đảm bảo cân đối cung cầu, đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân nhất là tại các vùng dịch, tránh để tăng giá cục bộ; chủ động đàm phán, thúc đẩy thương mại với các nước mà Việt Nam có nhu cầu nhập khẩu số lượng lớn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, các phương án khơi thông lưu thông hàng hóa, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, phân bón để có chính sách ưu đãi về giá, ưu tiên đáp ứng đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.
Không để đứt gãy chuỗi cung ứng nông sản do thực hiện giãn cách xã hội
Tiểu thương tại chợ nông sản phường 7, thành phố Cà Mau chuẩn bị hàng hóa thiết yếu. Ảnh: Kim Há/TTXVN
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương cập nhật thông tin, diễn biến thị trường và nắm sát nguồn cung các sản phẩm lương thực, thực phẩm trong nước để chỉ đạo sản xuất phù hợp với nhu cầu của thị trường, bảo đảm đủ nguồn cung trong nước, kịp thời và chủ động phối hợp với các bộ, ngành để xây dựng các kịch bản tiêu thụ, đề xuất hỗ trợ các cơ chế đặc biệt trong lưu thông, phân luồng tiêu thụ nông sản, kết nối thông tin giữa các đơn vị cung ứng và các đơn vị thu mua, phân phối, thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản có thế mạnh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng do thực hiện giãn cách xã hội giữa nhiều tỉnh thành phố. Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến thị trường, trường hợp có phát sinh ảnh hưởng, tác động lớn phải kịp thời có phương án, giải pháp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tiếp tục chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch tả lợn châu Phi, không để dịch bệnh tái phát và lây lan diện rộng, đảm bảo đáp ứng nhu cầu mặt hàng thịt lợn; chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan trong hoạt động kiểm soát chất lượng, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, vật tư nông nghiệp, có giải pháp phù hợp nhằm ổn định giá phân bón phục vụ sản xuất.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho hoạt động lưu thông hàng hóa đảm bảo thông suốt và tuân thủ theo đúng các quy định về kiểm soát dịch bệnh; đẩy nhanh việc xây dựng Thông tư quy định mức giá, khung giá một số dịch vụ chuyên ngành hàng không tại cảng hàng không, sân bay, theo đó áp dụng chính sách giảm 50% giá cất cánh, hạ cánh tàu bay đối với các chuyến bay nội địa.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tổng kết, đánh giá việc xã hội hóa biên soạn, phát hành sách giáo khoa theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội để có các giải pháp kịp thời đề xuất phương án quản lý giá sách giáo khoa phù hợp nhằm bình ổn giá, đảm bảo an sinh xã hội; phối hợp với các bộ ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức học phí năm học 2021-2022 và thực hiện các khoản thu dịch vụ hỗ trợ giáo dục, đào tạo theo đúng quy định.
Tăng cường cập nhật, công khai về giá trúng thầu vật tư, trang thiết bị y tế
Hệ thống oxy cung cấp tại cơ sở của bệnh viện huyện Bắc Tân Uyên (Bình Dương) để thu dung điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 ở tầng 1 và tầng 2. Ảnh: TTXVN
Bộ Y tế tiếp tục triển khai việc rà soát, sắp xếp lại danh mục dịch vụ kỹ thuật để chuẩn bị cho phương án điều chỉnh giá trong thời gian tới bám sát lộ trình và quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ; trường hợp không thực hiện được cần có báo cáo với các cấp có thẩm quyền; tăng cường cập nhật, công khai về giá trúng thầu vật tư, trang thiết bị y tế trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế để thực hiện công khai, minh bạch, nhất là thông tin về giá các mặt hàng phục vụ chống dịch COVID-19. Bộ Y tế chủ trì hướng dẫn, kiểm tra, giám sát giá thiết bị, vật tư y tế, thuốc phục vụ phòng chống dịch.
Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Công Thương chủ động nghiên cứu một số giải pháp nhằm giám sát, bình ổn giá vật liệu xây dựng, đặc biệt là giá thép, cát xây dựng...; nghiên cứu biện pháp phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện kiểm soát chi phí đối với các dự án đang chịu ảnh hưởng của việc tăng giá vật liệu xây dựng nói chung và giá thép nói riêng, nhằm chống độc quyền, đầu cơ găm hàng, nâng giá vật liệu xây dựng.
Theo dõi sát diễn biến của thị trường bất động sản, tránh khả năng tăng nóng cục bộ giá bất động sản trong các tháng còn lại của năm 2021 khi dịch bệnh được kiểm soát và dòng vốn tập trung vào thị trường bất động sản tăng; đồng thời, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 23/4/2019 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.
Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/NQ-CP ngày 16/6/2021 của Chính phủ về việc áp dụng cơ chế đặc thù trong cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông, giai đoạn 2017-2020 (đã khởi công và sắp khởi công), trong đó thực hiện quản lý các hoạt động khai thác đất, đá, rà soát việc cấp giấy phép khai thác vật liệu cho thi công các dự án của Bộ Giao thông Vận tải.
Kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh công tác giám sát việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá, công khai thông tin về giá; kiểm soát chặt chẽ yếu tố hình thành giá đối với các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, hàng hóa, dịch vụ mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước, hàng hóa, dịch vụ công ích, dịch vụ sự nghiệp công; tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng chủ động có kế hoạch hoặc lồng ghép vào các kế hoạch, nhiệm vụ chuyên môn để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quản lý giá, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; tiếp tục kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng đất, đá, cát, sỏi và các vật liệu xây dựng khác...; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, minh bạch về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lộ trình triển khai các dự án; phát hiện và xử lý triệt để các đối tượng đưa tin sai sự thật, gây ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường.
Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ, ngành, địa phương chủ động đẩy mạnh triển khai công tác thông tin, tuyên truyền về chủ trương, biện pháp bình ổn giá, điều hòa cung cầu hàng hóa thiết yếu, kiểm soát lạm phát đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh đang tiếp tục diễn biến rất phức tạp nhằm ổn định tâm lý người tiêu dùng, doanh nghiệp; đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi phát tán thông tin sai lệch sự thật, gây hoang mang trong dư luận; tiếp tục theo dõi biến động của thị trường để có các điều chỉnh kịp thời trong công tác quản lý giá cước và khuyến mại các dịch vụ bưu chính, viễn thông.
Đề xuất không phạt xe quá hạn đăng kiểm do giãn cách xã hội Đại diện lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết, đơn vị vừa có văn bản đề xuất Bộ Giao thông vận tải đề nghị Bộ Công an chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông; Sở Giao thông Vận tải chỉ đạo lực lượng thanh tra giao thông không xử phạt đối với xe ô tô quá hạn đăng kiểm tại...