Đi khám vì hiếm muộn, bất ngờ phát hiện ung thư tinh hoàn
Mắc bệnh tinh hoàn ẩn nhưng người đàn ông không đi khám do chủ quan. Tới khi đến bệnh viện đăng ký làm thụ tinh ống nghiệm do hiếm muộn, anh mới biết mình mắc ung thư tinh hoàn.
Nam bệnh nhân 30 tuổi (Hà Nội) tới khám tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội để đăng ký làm thụ tinh ống nghiệm (IVF) do tinh trùng kém, muộn con.
Tại bệnh viện, anh ngỡ ngàng khi nhận chẩn đoán mắc ung thư tinh hoàn. Được biết, bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn đã lâu, 1 bên tinh hoàn nằm trong bụng, không sờ thấy. Tuy nhiên, một phần do không có triệu chứng đặc biệt, một phần vì chủ quan, người bệnh không đi khám.
Ths.Bs. Đinh Hữu Việt – Trưởng khoa Ngoại, Tiết niệu và Nam học, người trực tiếp thăm khám cho bệnh nhân thông tin, bệnh tinh hoàn ẩn của người đàn ông chính là nguyên nhân khiến anh mắc ung thư tinh hoàn.
Sau khi trữ đông tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản, bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn ung thư.
Bác sĩ Việt cho biết, ung thư tinh hoàn là sự phát triển khối u ác tính xuất phát từ một trong hai tinh hoàn. Căn bệnh này chiếm khoảng 1% ung thư ở nam giới, 5% ung thư đường sinh dục – tiết niệu.
Hình minh họa
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh ung thư tinh hoàn, trong đó chủ yếu là do bệnh lý tinh hoàn ẩn như trường hợp người đàn ông nói trên. Theo các thống kê, khoảng 25 đến 40% số ca ung thư tinh hoàn do mắc tinh hoàn ẩn.
Bệnh tinh hoàn ẩn không khó để nhận ra. Cụ thể, nếu 1 hoặc 2 tinh hoàn không nằm dưới bìu, không thể sờ thấy hoặc 1 bên quá cao so với bên còn lại, rất nhiều khả năng bạn đã mắc bệnh này.
Tuy nhiên, nhiều nam giới do hiểu biết kém hoặc chủ quan nên không đi điều trị. Chỉ đến khi thấy các triệu chứng đau tức bụng hoặc thấy muộn con, nhiều người đi khám thì bệnh đã tiến triển ung thư.
Những yếu tố nguy cơ khác có thể gây ung thư tinh hoàn bao gồm tiền sử quai bị gây teo tinh hoàn, tiền sử đã bị ung thư tinh hoàn 1 bên, viêm tinh hoàn – mào tinh, viêm nhiễm đường sinh dục – tiết niệu tái phát nhiều lần…
Bác sĩ Việt cho biết, ung thư tinh hoàn có tỷ lệ chữa khỏi cao hơn rất nhiều so với các bệnh ung thư khác. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi có thể lên đến trên 70%, thậm chí trên 90%.
Phương pháp chủ yếu để điều trị bệnh là phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn ung thư và nạo vét hạch (nếu có). Theo từng giai đoạn và thể bệnh, có thể phối hợp thêm hóa trị, xạ trị sau mổ. Trước điều trị, bệnh nhân thường được tư vấn trữ đông tinh trùng để bảo tồn khả năng sinh sản trong trường hợp vẫn muốn có con.
Video đang HOT
Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư tinh hoàn thường không có triệu chứng đặc biệt. Một số người có cảm giác vướng víu ở bìu, có thể thấy tinh hoàn hơi đau, sờ thấy 1 bên tinh hoàn to hơn 1 chút so với bên còn lại. Tuy nhiên, các dấu hiệu này thường không rõ ràng nên bệnh nhân dễ bỏ qua.
Giai đoạn muộn hơn khi khối u đã phát triển lớn, bệnh nhân có thể sờ thấy một khối cứng, đặc trong bìu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp một số triệu chứng khác như đau tinh hoàn, vú to lên, đau lưng, đau lưng do khối u di căn chèn ép vào các cơ quan khác.
Bác sĩ Việt khuyến cáo, khi thấy có triệu chứng bất thường, bệnh nhân nên đi khám ngay để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Tuy nhiên, do ở giai đoạn đầu, bệnh này thường không gây đau hay triệu chứng đặc biệt, khối u lại nằm sâu trong tinh hoàn (như lòng đỏ trứng gà) nên rất khó để nhận biết. Cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh ung thư hoàn, theo bác sĩ Việt là nên đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để được siêu âm tinh hoàn.
Nỗi đau câm lặng giấu trong tiếng khóc của đứa trẻ ung thư từ 5 tháng tuổi
Bị ung thư tinh hoàn khi mới 5 tháng tuổi, cháu Lý Hào Nam chỉ có thể gào khóc đau đớn trong bất lực.
Cháu bé chưa biết nói gào thét vì những cơn đau
Đã hơn 1 năm kể từ ngày phát hiện ra căn bệnh ung thư tinh hoàn ác tính, cháu Lý Hào Nam (2 tuổi, quê Yên Bái) ngày một dạn dĩ hơn. Từ lúc mới sinh ra cho đến nay, chiếc giường bệnh trở thành một người bạn đồng hành của cháu bé người dân tộc Dao này. Dường như, việc đi bệnh viện trở nên quá đỗi quen thuộc đối với một đứa trẻ còn chưa biết nói.
Căn bệnh ung thư tinh hoàn đang đe dọa đén tính mạng bé Hào Nam mới 2 tuổi
Bóng đen căn bệnh hiểm nghèo ập đến với Nam ngay từ thời điểm 5 tháng tuổi. Tháng 2/2019, gia đình phát hiện một bên tinh hoàn của cháu to bất thường. Bố mẹ liền đưa Nam tới bệnh viện huyện Văn Yên (Yên Bái) kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị viêm tinh hoàn và cho thuốc về uống.
Tuy nhiên, bệnh tình vẫn không hề có dấu hiệu thuyên giảm. Tháng 5/2019, Nam được chuyển tới bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, các bác sĩ phát hiện tinh hoàn có màng dịch, hẹn sẽ cho cháu tái khám. Đến tháng 9/2019, khối u trong tinh hoàn Nam được tìm ra.
Do điều kiện quá khó khăn, gia đình không thể cho Nam làm phẫu thuật ngay được. Thế nhưng, chỉ một thời gian ngắn, bệnh tình trở nặng, vợ chồng anh Lý Văn Thức buộc lòng phải đưa con tới bệnh viện K Tân Triều (Hà Nội).
Bố mẹ nghèo bất lực nhìn còn chịu đau đớn bệnh tật hành hạ
Nhìn cảnh con mắc bệnh hiểm nghèo, anh Lý Văn Thức (bố cháu Lý Hào Nam) như tự trách bản thân mình: "Gia đình chúng tôi vốn là dân tộc vùng cao. Điều kiện hết sức khó khăn nên mới không có tiền cho con đi phẫu thuật từ nào. Chứ chả ai muốn con bệnh nặng mới đi. Giá mà nhà tôi không quá nghèo thì có khi cháu được chữa bệnh rồi".
Mỗi lần nhìn con gào thét vì những cơn đau, nước mắt anh Thức lại ngân ngấn lệ. Bởi cháu Nam mới lên 2 tuổi còn chưa biết nói. Anh không thể nghe được con đau như thế nào, chỉ cảm nhận qua những tiếng gào khóc trong tuyệt vọng của con.
Bán sạch nhà cửa để có tiền cho con điều trị
Để có tiền cho con đi bệnh viện, gia đình anh đã phải bán đi mảnh đất duy nhất của gia đình mình để đổi lấy số tiền khoảng 60 triệu đồng rồi dọn qua ở nhà bố mẹ đẻ. Số tiền đó cũng hết rất nhanh vì chi phí điều trị dành cho cháu Nam quá lớn.
Mới đây, anh Thức tiếp tục vay thêm ngân hàng số tiền 40 triệu đồng và vay nặng lãi bên ngoài 25 triệu đồng. Thế nhưng, tất cả cũng chẳng thấm tháp vào đâu vì tiền thuốc ngoài danh mục bảo hiểm chi trả lên đến 9 triệu đồng/đợt, mỗi đợt kéo dài tầm 7 ngày.
Hoàn cảnh đáng thương của bé Hào Nam đang rất cần cộng đồng giúp đỡ
Hàng ngày, vợ chồng anh Thức đi ra ngoài cổng viện để xin từng bữa cơm từ thiện vì tất cả số tiền đã dùng để chi trả viện phí, mua thuốc cho con hết. Hai cái bóng lầm lũi bước đi mong một chút tình thương của một ai đó. Những ngày không có cơm từ thiện, vợ chồng anh Thức chỉ còn biết nhịn đói nhường tiền ăn cho con.
Đối với những gia đình bệnh nhi người dân tộc thiểu số như trường hợp nhà anh Thức chỉ mưu sinh bằng việc làm ruộng, chi phí điều trị quá lớn. Giờ nhà cửa không còn, số tiền vay mượn thì chẳng biết bao giờ trả được. Cuộc sống vợ chồng anh đã thực sự lâm vào bước đường cùng.
Mọi đóng góp xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Lý Văn Thức, thôn Khe Pháo, xã Châu Quế, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Số điện thoại: 0396699812
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ Ủng hộ MS 2020.180 (cháu Lý Hào Nam)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Những câu chuyện xúc động về hành trình điều trị vô sinh hiếm muộn Hai vợ chồng chị Minh có lúc tuyệt vọng vì có bao nhiêu tiền lại 'khăn gói quả mướp' đi chữa hiếm muộn. Đến nay hạnh phúc luôn thường trực trong đôi mắt của đôi vợ chồng đã ở tuổi U50. Vợ chồng chị Nguyễn Thị Minh và con trai 9 tháng tuổi. (Ảnh: PV/Vietnamplus) Chị Nguyễn Thị Minh (sinh năm 1977) đã...