Đi khám bệnh, khi nào mới cần xét nghiệm máu?
“Vì xét nghiệm hiện nay rất dễ dàng, thuận tiện nên bác sĩ cứ lạm dụng. Điều này là rất dở”, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng nói.
Theo ghi nhận, đến chiều tối, tại các phòng xét nghiệm của một bệnh viện lớn ở Hà Nội vẫn còn khá đông bệnh nhi và người nhà ngồi chờ kết quả xét nghiệm máu, nhiều phụ huynh tỏ ra mệt mỏi vì thời gian chờ đợi quá lâu.
Trước tình trạng này, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện nay máy móc hiện đại, việc làm xét nghiệm quá dễ dàng nên nhiều bác sĩ còn phụ thuộc vào máy, lạm dụng kết quả xét nghiệm.
“Vì xét nghiệm hiện nay rất dễ dàng, thuận tiện nên bác sĩ cứ lạm dụng. Điều này là rất dở”, PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng nói.
Bệnh nhi và người nhà mệt mỏi chờ kết quả tại bệnh viện.
Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, quy trình thầy thuốc gồm: Hỏi bệnh, hỏi triệu chứng. Trong các triệu chứng, triệu chứng nào là quan trọng. Từ đó bác sĩ sẽ theo đúng con đường chẩn đoán.
“Sau khi hỏi bệnh, bác sĩ khám lâm sàng, khám da dẻ thế nào, biểu hiện thế nào. Bác sĩ sẽ tổng hợp nhìn, sờ, gõ, nghe là 4 kỹ năng để đưa ra quyết định chẩn đoán”, bác sĩ Dũng cho hay.
Cũng theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, nhiều bệnh chỉ cần khám lâm sàng đã có thể kết luận. Bác sĩ không cần phải xét nghiệm hay thậm chí xét nghiệm cũng không ra bệnh. Bệnh nhân vừa mất thời gian, vừa tốn chi phí cho một chỉ định xét nghiệm không cần thiết.
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng cũng khuyến cáo một số nhân viên y tế, nếu khám ra bệnh rồi thì không nên chỉ định cho bệnh nhân xét nghiệm vì không giúp gì cho việc kê đơn thuốc mà làm khổ bệnh nhân.
Tuy nhiên, đối với bệnh sốt xuất huyết (với số ca mắc cao như hiện nay), thường có biểu hiện như sốt cao đột ngột liên tục 3 đến 7 ngày, buồn nôn, đau bụng thì bắt buộc phải làm xét nghiệm.
Sau vài ngày, người bệnh sẽ có dấu hiệu phát ban, xuất huyết theo nhiều dạng khác nhau như chảy máu cam, đốm xuất huyết dưới da (thường ở cẳng tay, cẳng chân, nách, ngực, thắt lưng,…), đi tiểu ra máu, lừ đừ, mệt mỏi và gan to.
Một số trường hợp diễn biến đến sốc sốt xuất huyết với biểu hiện chân tay lạnh, mạch nhanh nhẹ, huyết áp kẹp không đo được. Tất cả những trường hợp trên, trẻ phải nhập viện cấp cứu ngay để bác sĩ xét nghiệm máu và có thể kịp thời chẩn đoán, điều trị hiệu quả hơn.
Video đang HOT
PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
Ngoài ra, trong trường hợp sốt liên tục không hạ thì đó có thể là vấn đề lớn. Nếu sốt kéo dài hơn 3 ngày, nên đi kiểm tra máu.
Để người bệnh bớt khổ sở bởi nhiều loại xét nghiệm, chiếu chụp, Bộ Y tế cũng đã yêu cầu các bệnh viện phải hướng dẫn và yêu cầu bác sĩ khi chỉ định xét nghiệm, chiếu chụp phải rà soát những kết quả xét nghiệm bệnh nhân đã có, nếu có thể sử dụng được thì không cần làm lại. Những xét nghiệm nào chưa có, cần bổ sung để phục vụ chẩn đoán thì mới chỉ định thực hiện, tránh lãng phí và gây tốn kém tiền bạc, thời gian và công sức của người bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến chỉ rõ, với những xét nghiệm đắt tiền, nếu buộc phải chỉ định làm lại thì cần tư vấn giải thích, tránh gây bức xúc cho người bệnh.
Theo Danviet
Bộ Y tế chỉ các dấu hiệu bệnh nhân sốt xuất huyết phải đến viện ngay lập tức
Bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH), nhất là con trẻ sốt cao đùng đùng, đau đầu, mệt mỏi... khiến mọi người đều lo lắng, chạy quanh đi khám các bệnh viện, hoặc truyền nước... đều là những sai lầm trong theo dõi, điều trị SXH. 3 ngày đầu sốt nên theo dõi tại nhà và phát hiện dấu hiệu nguy cơ dưới đây cần đến viện ngay.
Sốt cao khiến bệnh nhân SXH rất mệt mỏi. Người bệnh cần nghỉ ngơi, hạ sốt, uống nhiều nước và theo dõi tại nhà những ngày sốt đầu. Ảnh: H.Hải
Tài liệu hướng dẫn chẩn đoán và điều trị SXHD (do Bộ Y tế) ban hành hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân SXH.
Theo đó khi bị SXH, giai đoạn nguy hiểm thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 sau khi bị sốt. Người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt. Lúc này, theo dõi các dấu hiệu cảnh báo để đưa bệnh nhân nhập viện là rất quan trọng.
Trong 3 ngày đầu tiên bị sốt, bệnh nhân hãy bình tĩnh ở nhà nghỉ ngơi, hạ sốt. Từ ngày thứ 4 cần đến viện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.
Nghỉ ngơi và uống đủ nước
Đầu tiên, bạn hãy nghỉ ngơi tại giường. Khi đã đến cơ sở y tế gần nhất khám và được khẳng định SXH bằng xét nghiệm, bạn hãy nghỉ ngơi tại nhà và theo dõi, thay vì chạy quanh các bệnh viện khám và xin vào viện. Khi cơ thể đang sốt cao, hãy nghỉ ngơi, hạ sốt, uống nước và dinh dưỡng đầy đủ. Còn nếu cứ đi khám nhiều nơi, bệnh nhân sẽ rất mệt mỏi.
Nghỉ ngơi tại nhà và hãy luôn uống đủ lượng nước yêu cầu.Trong đó, sữa, nước hoa quả (thận trọng với người bệnh đái tháo đường) và các dung dịch điện giải đẳng trương (oresol) và nước cơm được khuyến khích dùng với người bệnh.
Nếu uống quá nhiều nước trắng đơn thuần có thể gây rối loạn điện giải, vì thế các loại nước trên được khuyên dùng, nước hoa quả, nước rau luộc, nước oresol... đều rất tốt cho người bệnh.
Chỉ uống hạ sốt paracetamol
Liều hạ sốt được khuyến cáo là
Chườm ấm là cách hỗ trợ hạ sốt rất tốt, khi mà tần suất sốt trở lại quá nhanh của sốt xuất huyết.Bên cạnh uống hạ sốt, uống nhiều nước, chườm ấm sẽ giúp kéo dài quá trình tái sốt trở lại.
Tìm và diệt nơi muỗi đẻ trong và ở xung quanh nhà.
Khi bị SXH, bạn nên tránh làm gì?
Hãy loại bỏ ngay tất cả các thuốc hạ sốt không phải là paracetamol ra khỏi đơn thuốc điều trị. Không uống acid acetylsalicylic (aspirin), mefenemic acid (ponstan), ibuprofen hay các chất chống viêm không-steroid khác (NSAID) hay các thuốc steroid.
Dù con bạn có tái sốt nhanh (chưa đủ 4 - 6 tiếng để đủ thời gian khuyến cáo dùng thuốc paracetamol, hãy cho trẻ uống nhiều nước, chườm ấm để kéo dài đủ thời gian hạ sốt) chứ tuyệt đối không uống các thuốc hạ sốt trên vì nó có nguy cơ gây xuất huyết.
Không cần thiết uống kháng sinh. Bởi SXH là bệnh do vi rút gây ra, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ điều trị triệu chứng. Vì vậy, không cần thiết phải uống kháng sinh. Việc uống kháng sinh không có chỉ định càng khiến người bệnh mệt mỏi, không mang lại tác dụng điều trị.
Các dấu hiệu phải đưa ngay đến viện
Nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hay đưa ngay người bệnh tới bệnh viện gần nhất. Đây là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:
Chảy máu:
- Các chấm hay đốm màu đỏ trên da.
- Chảy máu mũi, lợi.
- Nôn ra máu.
- Đi ngoài phân đen.
- Kinh nguyệt ra nhiều/chảy máu âm đạo.
Nôn liên tục.
Đau bụng dữ dội.
Lơ mơ, rối loạn ý thức hoặc co giật.
Xanh tím, tay và chân lạnh ẩm.
Khó thở.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) khuyến cáo, trong mùa dịch SXH như hiện nay, khi bỗng nhiên sốt cao 39 - 40 độ, người dân cần phải chú ý đi khám, theo dõi tại nhà để kịp thời được phát hiện nguy cơ SXH, các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm.
Theo P.V (Dân trí)
Đau lòng người phụ nữ trẻ tử vong vì sốt xuất huyết bỏ lại con thơ Nhập viện ngày 23/7 trong tình trạng sốt cao, đau tức hạ sườn và được khẳng định sốt xuất huyết (SXH), bệnh nhân nữ N.T.N (36 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) trải qua hơn 18 ngày điều trị tích cực vẫn rơi vào hôn mê, tử vong. 5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần đi khám ngay Mỗi ngày các...