Đi khám bệnh gout, phát hiện nhiễm sán lá gan lớn
Bệnh nhân V.Đ.K (37 tuổi, ở Hà Nội) đi kiểm tra sức khỏe định kỳ do đang mắc gout. Quá trình khám, bệnh nhân bất ngờ được thông báo nhiễm sán lá gan trong khi cơ thể không có biểu hiện gì khác thường.
Khi thực hiện siêu âm tổng quát, kỹ thuật viên phát hiện thấy tổn thương gan ở phân thùy VIII. Kết quả được chuyển ngay đến PGS.TS Trịnh Thị Ngọc – Chuyên khoa Gan mật – người đã có 40 năm kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm (ảnh trên).
Do không có biểu hiện cụ thể (không đau mạng sườn phải, không sốt), bệnh nhân là quân nhân ở vùng miền núi, có ăn rau sống vài lần nên bác sĩ Ngọc đã chỉ định xét nghiệm công thức bạch cầu. Kết quả tổng phân tích máu có công thức bạch cầu của bệnh nhân cho thấy tỉ lệ % bạch cầu ái toan lên tới 51%, tức tăng bất thường (bình thường từ 2-11%).
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho biết, bạch cầu ái toan tăng cao có nhiều nguyên nhân nhưng khả năng cao là nhiễm ký sinh trùng. Do đó, BS Ngọc đã tiếp tục ra chỉ định xét nghiệm máu tìm sán lá gan lớn. Kết quả là dương tính kháng thể IgG.
Giải thích về lý do làm xét nghiệm tìm sán lá gan lớn bằng phản ứng ELISA, PGS Ngọc nhấn mạnh: “Xét nghiệm tìm sán lá gan tuy đơn giản, nhưng cho kết quả chính xác. Bởi vì khi sán xâm nhập nhu mô gan chúng tiết ra nhiều kháng nguyên nhất, 2 tuần sau bắt đầu xuất hiện kháng thể (IgG và IgE), nếu thực hiện phản ứng ELISA sẽ dương tính”.
Từ kết quả chẩn đoán mắc bệnh sán lá gan lớn, bệnh nhân K. Đã được can thiệp kịp thời, góp phần rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
PGS Ngọc cho biết, người bị nhiễm bệnh sán thường có thói quen ăn sống các loại rau thủy sinh (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong,…), ăn các đồ chưa nấu chính như gỏi, tiết canh, hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán. Từ đó, sán đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa và khu trú thường là ở gan tạo nên các ổ áp- xe gan.
Thói quen tốt ngăn ngừa sán lá gan
Video đang HOT
Với thói quen ăn đồ tái, ăn kèm rau sống của người dân Việt Nam đã làm gia tăng số người nhiễm sán lá gan lớn. Vì vậy, để phòng bệnh, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc khuyến cáo với người dân những biện pháp ngăn ngừa nhiễm sán lá gan như:
- Không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.
- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.
- Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng 1 lần.
Trần Phương
Theo Dân trí
3 thứ nếu ăn kết hợp cùng thịt gà sẽ chẳng tốt chút nào, còn có thể ảnh hưởng cơ thể chắc chắn không phải ai cũng biết
Nêu không lưu y điêu nay, ban co thê bi anh hương sưc khoe khi ăn thit ga.
Thịt gà và cá chép
Thịt gà tính ôn, cá chép tính hàn khi kết hợp 2 thực phẩm này sẽ khiến bạn dễ dàng bị nổi mụn, phát nhọt.
Thịt gà và tôm
Thịt gà và tôm khi kết hợp với nhau sẽ gây nên hiện tượng động phong - ngứa ngáy khắp người. Vì cả hai thực phẩm này đều thuộc tính ôn.
Thịt gà và rau cải
Rau cải tính hàn, thịt gà tính ấm nếu kết hợp với nhau sẽ dễ phát sinh bệnh lỵ vì sự "giao tranh" giữa nóng và lạnh gây nên.
Kết hợp thịt gà với các loại thực phẩm nào?
"Thịt gà có thể kết hợp cùng lá chanh vừa tăng thêm sự phong phú cho món ăn, vừa bổ sung vitamin giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu món ăn tốt hơn", bác sĩ Tường Vi đưa ra lời khuyên.
Cac bô phân không tôt trên cơ thê ga?
Nội tạng
"Nhìn chung, nội tạng của bất kỳ loài gia súc gia cầm nào cũng đều không tốt cho sức khỏe. Trong đó, gan gà chứa mầm bệnh tật, tích lũy nhiều kim loại nặng. Mề gà là nơi nhiều chất độc hại còn đọng lại của thức ăn nhiễm độc,", Phó giáo sư Thịnh nói. Ngoài ra, hàm lượng cholesterol trong nội tạng gà rất cao. Đây cũng là bộ phận dễ nhiễm ký sinh trùng, vi khuẩn và virus. Vì vậy, phụ nữ đang cho con bú, trẻ nhỏ hoặc người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn nội tạng của gà, trừ phần trứng non.
Da, cổ gà
Đông y và Tây y đều khuyến cáo không nên ăn da gà, đặc biệt khi đang bị bệnh vì phần này chứa rất nhiều chất béo và hàm lượng cholesterol cao, nhất là vùng da ở cổ. Một số tuyến bạch huyết giải độc tập trung ở lớp mỡ dưới da của cổ gà, có các độc tố gây bệnh và chất tăng trọng trong chăn nuôi còn lưu lại.
Phao câu
Đặc biệt khi chế biến món gà quay, cholesterol trong da gà bị oxy hóa, tạo thành hợp chất rất nguy hại đối với sức khỏe. Nếu nhiệt độ quá cao còn có thể sinh ra chất gây ung thư.
Phao câu là vị trí mọc lông đuôi của con gà, có thịt rất mềm và ngậy nên nhiều người rất thích ăn. Bộ phận này là nơi tập trung của tuyến dịch bạch huyết, vì đại thực bào trong tuyến dịch bạch huyết có thể ăn các loại vi khuẩn và độc tố gây bệnh. Lâu dần, các chất độc đọng lại phần phao câu trở thành nơi chứa các loại virus, vi khuẩn là mầm bệnh.
Tuy nhiên, nguy cơ gây hại khi ăn những bộ phận đó không đáng kể, trừ trường hợp ăn lượng lớn và ăn trong nhiều ngày. Thịt gà là loại thực phẩm tăng cường chất xơ để cản trở cơ thể hấp thu cholesterol.
AM (tông hơp)
Theo emdep.vn
Thừa sắt do gien: Bệnh ít người biết nhưng vô cùng nguy hiểm Rối loạn di truyền phổ biến nhất ở người Bắc Âu, được gọi là bệnh thừa sắt, có tỉ lệ mắc phải cao hơn so với suy nghĩ trước đây, theo một nghiên cứu mới. Ảnh minh họa Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người mắc bệnh thường gặp các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Những người mắc...