Đi khám bệnh, bạn hãy cẩn thận khi chạm vào những chỗ này
Dưới đây là những chỗ bạn phải cẩn thận khi chạm vào khi đi khám bệnh. Nếu bạn chạm vào những nơi này rồi đưa tay lên gần mắt, mũi hoặc miệng, bạn sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh. Bạn nên rửa tay bằng cồn sát khuẩn hoặc với xà phòng sát khuẩn ngay sau đó, theo WebMD.
Ống nghe – ẢNH: SHUTTERSTOCK
1. Nút bấm, tay nắm cửa
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng hơn 1/3 số nút bấm thang máy là nơi trú ngụ của một loại vi khuẩn kháng kháng sinh có thể gây bệnh nghiêm trọng. Ngoài ra, còn có E. coli và acinetobacter – có thể gây viêm màng não và viêm phổi, theo WebMD.
Bao nhiêu lượt bệnh nhân chạm vào tay nắm cửa mỗi ngày truyền cho nó tất cả các loại vi trùng.
Hơn nữa, tay cầm nắm cửa thường bị bỏ qua khi vệ sinh phòng bệnh nhân, điều này cho phép vi trùng bám xung quanh.
Tác nhân gây bệnh thường xuyên nhất là virus có thể tồn tại đến 48 giờ.
Không chỉ vậy, tay nắm cửa nhà vệ sinh bệnh viện càng khủng khiếp hơn. Vì vậy hãy nhớ rửa tay hoặc dùng khăn giấy để cầm tay nắm cửa.
2. Ghế ngồi
Ghế trong cả phòng chờ và phòng khám tại văn phòng bác sĩ đều khá bẩn. Ghế không được vệ sinh trong suốt quá trình sử dụng hằng ngày.
3. Phòng chờ
Virus lây lan qua các giọt nhỏ trong không khí, như cúm và Covid-19, có thể di chuyển từ người này sang người khác nếu bạn ngồi quá gần nhau trong phòng chờ.
Nguy cơ đó càng tăng lên khi người nhiễm bệnh nói chuyện hoặc nếu họ hắt hơi hoặc ho.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra mức độ nguy hiểm của vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh trên những bề mặt này. Hãy lau sạch chỗ gác tay bằng khăn lau kháng khuẩn.
4. Ống nghe
Đây cũng là ổ vi khuẩn có hại. May mắn là, các bác sĩ sử dụng dụng cụ này trên vùng da lành nên khả năng nhiễm trùng thấp. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy chỉ có 5% bác sĩ vệ sinh ống nghe thường xuyên, theo WebMD.
5. Áo khoác y tế
Vẫn có nguy cơ vi khuẩn từ những bệnh nhân khác có thể vướng vào chiếc áo khoác trắng của bác sĩ. Trong một nghiên cứu nhỏ, Staphylococcus aureus, vi trùng gây nhiễm trùng và hội chứng sốc nhiễm độc – hiện diện trên khoảng 23% áo khoác trắng của bác sĩ. Một nhóm nhỏ trong số đó cũng có cả vi khuẩn kháng kháng sinh.
6. Thiết bị siêu âm
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy vi khuẩn gần như ở khắp mọi nơi của thiết bị siêu âm: đầu dò, dây, núm điều khiển, bàn phím máy tính, gel và chai đựng gel. Ngay cả khi phần tiếp xúc với bạn được bao phủ bởi nhựa, phần còn lại của dụng cụ có thể không được khử trùng giữa các bệnh nhân. Vi khuẩn có thể truyền từ bệnh nhân trước sang bệnh nhân sau.
7. Hồ sơ y tế
Rất nhiều người làm việc với hồ sơ y tế của bạn: bác sĩ, y tá, nhân viên khác. Các nghiên cứu tại các phòng chăm sóc đặc biệt cho thấy có tới 90% hồ sơ bị nhiễm vi khuẩn. Trong số các vi khuẩn có vi khuẩn kháng kháng sinh methicillin, gây ra các bệnh nhiễm trùng đặc biệt khó điều trị, theo WebMD.
8. Điện thoại
Nhân viên bệnh viện sử dụng điện thoại di động nhiều, đặc biệt là ở khoa Hồi sức cấp cứu. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các thiết bị này được bao phủ bởi vi khuẩn, kể cả vi khuẩn kháng thuốc. Trong một nghiên cứu, một cuộc điện thoại kéo dài 1 phút đủ lâu để truyền vi trùng sang bàn tay đang sạch.
9. Giường khám
Việc vệ sinh giữa các bệnh nhân không phải lúc nào cũng loại bỏ vi trùng khỏi nệm. Nghiên cứu phát hiện một cơ sở nhi khoa bị nhiễm nấm từ khăn trải giường. Các xét nghiệm cho thấy vi sinh vật trên thành giường giống với vi khuẩn của người trên giường.
Trừ phi giường được vệ sinh sạch sẽ giữa các bệnh nhân, vi khuẩn sẽ tích tụ ở đó và lây nhiễm sang bệnh nhân tiếp theo.
10. Bàn khay
Bàn hoặc tủ để đựng thức ăn cũng tiềm ẩn nguy cơ: vi trùng. Những chỗ này là bề mặt “cảm ứng cao” trong các phòng bệnh viện, vì vậy, có nhiều nguy cơ chúng thu thập vi khuẩn.
Hãy lau sạch chúng trước khi chuẩn bị cho bữa ăn.
11. Bút viết
Tốt nhất hãy đem theo bút của bạn – SHUTTERSTOCK
Hàng trăm người mỗi ngày chạm vào bút tại các bàn đăng ký bệnh viện. Tốt nhất là lau sạch bút bằng khăn lau khử trùng trước khi sử dụng, hoặc tốt hơn, hãy đem theo bút của bạn, theo WebMD.
12. Sàn nhà
Sàn phòng bệnh đôi khi được bao phủ bởi vi khuẩn. Bất cứ thứ gì rơi xuống nền nhà đều có nguy cơ di chuyển những vi trùng đó sang tay bạn.
Khám phá ra cách vi khuẩn 'đấu' với kháng sinh
Mỗi khi chúng ta phát triển thuốc kháng sinh mới, vi khuẩn mới chống kháng sinh lại xuất hiện. Để chiến thắng trong trò chơi mèo vờn chuột này, cần phải hiểu cơ chế kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn như thế nào.
Kính hiển vi điện tử chụp ảnh vi khuẩn E. coli (màu hồng) bám trên bề mặt mô ruột kết ở người nuôi cấy trong phòng thí nghiệm - Ảnh: ANTHONY MARESSO/ANUBAMA RAJAN
9 nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu động lực học hệ sinh vật Riken (Nhật) đã quan sát hoạt động tiến hóa của vi khuẩn Escherichia coli (E. coli sống trong ruột người có thể gây ra các bệnh đường ruột) đối với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Từ đó họ đã phân tích thành công cơ chế vi khuẩn E. coli chống lại thuốc kháng sinh.
Đây là lần đầu tiên một công trình nghiên cứu khoa học nhận dạng được cơ chế đề kháng của vi khuẩn đối với nhiều loại thuốc kháng sinh.
Để dẫn đến khám phá nêu trên, các nhà nghiên cứu Nhật đã phát triển một hệ thống nuôi vi khuẩn E. coli tự động hóa.
Mục đích nhằm phân tích quá trình tiến hóa của vi khuẩn qua hơn 250 thế hệ trong quá trình tiếp xúc với 95 loại kháng sinh.
Đặc biệt họ chú ý quan sát các biến thể trong ARN thông tin của vi khuẩn để tìm hiểu xem gen nào biểu hiện.
Qua khảo sát 192 chủng vi khuẩn, họ đã có thể lập hồ sơ kháng thuốc của vi khuẩn E. coli và xác định được 157 tổ hợp thuốc kháng sinh công hiệu trong ngăn ngừa vi khuẩn kháng thuốc.
TS Tomoya Maeda - người đứng đầu nhóm nghiên cứu - giải thích: "Chúng tôi phát hiện ra động lực tiến hóa của vi khuẩn E. coli liên quan đến một số lượng nhỏ các trạng thái nội bào. Điều này có nghĩa là vi khuẩn có rất ít chiến lược chống lại thuốc kháng sinh".
TS Tomoya Maeda nhận định: "Chúng tôi tin rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi có thể được sử dụng để phát triển các chiến lược thay thế nhằm ngăn chặn vi khuẩn đa kháng thuốc".
Vi khuẩn kháng thuốc rất phổ biến ở Ấn Độ - Ảnh: SciDev.net
Vi khuẩn kháng kháng sinh đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xem là mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu.
Một khi vi khuẩn đã đề kháng với thuốc kháng sinh và không còn biện pháp khắc phục nào khác, công tác điều trị lâm vào bế tắc vì không có phương pháp điều trị hiệu quả. Các bệnh nhiễm khuẩn dễ điều trị có thể trở nên phức tạp hơn hoặc thậm chí dẫn đến tử vong.
Nếu các chiến lược ngăn chặn vi khuẩn kháng kháng sinh không hiệu quả, kháng thuốc sẽ trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng đầu thế giới vào năm 2050.
Nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí khoa học Nature Communications (Anh).
Phòng tránh ngộ độc mùa nắng nóng Thời tiết nắng nóng, vi khuẩn phát triển mạnh khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Nhiệt độ từ 37 độ C đến 40 độ C là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh với cấp số nhân, gấp 3 lần so với thời tiết bình thường. Theo số liệu thống kê,...