Đi hộp đêm giữa lúc dịch bệnh, Thủ tướng trẻ nhất thế giới hứng chỉ trích
Nhà lãnh đạo Phần Lan Sanna Marin, Thủ tướng trẻ nhất thế giới, đã bị chỉ trích vì vẫn tới hộp đêm dù mới tiếp xúc gần với người mắc Covid-19.
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin (Ảnh: Xinhua).
Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, 36 tuổi, hôm 6/12 đã lên tiếng xin lỗi sau khi một tạp chí đăng những bức ảnh chụp bà tới một hộp đêm ở Helsinki vào tối 4/12 cho đến gần 4 giờ sáng hôm sau. Trước đó vài giờ, Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 và đã tiếp xúc gần với Thủ tướng Marin.
“Tôi và chồng đã đi ăn, đi mua sắm trong thành phố, gặp gỡ bạn bè và cũng dành thời gian tận hưởng vào buổi tối và tận hưởng cuộc sống về đêm”, bà Marin viết trên Facebook.
Tạp chí Seiska đưa tin, bà Marin đã được nhìn thấy xuất hiện trong hộp đêm Butchers ở Helsinki, khiêu vũ với bạn bè cho đến gần 4 giờ sáng.
Thủ tướng Marin cho biết bà đã được một quan chức thông báo rằng, các hướng dẫn về phòng chống Covid-19 không yêu cầu bà phải cách ly, mặc dù từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Bà Marin đã tiêm đủ 2 mũi vaccine và đã 2 lần có kết quả xét nghiệm âm tính sau khi được thông báo về ca nhiễm của Ngoại trưởng.
Về nguyên tắc, Thủ tướng Marin không vi phạm quy định chính thức về việc cách ly, vì các nhà chức trách Phần Lan không yêu cầu cách ly đối với những người đã được tiêm phòng đầy đủ, mặc dù họ vẫn có nguy cơ lây nhiễm virus.
“Lẽ ra tôi nên phán đoán tốt hơn và xem lại hướng dẫn phòng dịch được đưa cho mình. Tôi rất xin lỗi vì không hiểu rằng tôi cần phải làm điều đó”, bà Marin cho biết thêm.
Video đang HOT
Một cuộc thăm dò do kênh truyền hình MTV3 thực hiện cho thấy 2/3 số người được hỏi cho rằng việc bà Marin tới hộp đêm là một “sai lầm nghiêm trọng”. Những người chỉ trích cho rằng, bà Marin lẽ ra phải làm gương cho người dân Phần Lan và tự nguyện rời khỏi hộp đêm ngay khi biết tin từng tiếp xúc với người nhiễm bệnh.
Bà Marin là thủ tướng trẻ nhất thế giới khi được bổ nhiệm vào năm 2019. Bà từng trở thành mục tiêu bị chỉ trích vì các bữa tiệc tại nơi ở của bà và các bài đăng trên mạng xã hội.
Phần Lan ghi nhận tỷ lệ mắc Covid-19 thấp nhất châu Âu, với hơn 196.000 ca nhiễm và 1.384 ca tử vong trong tổng số 5,5 triệu dân. Tuy nhiên, tỷ lệ lây nhiễm ở Phần Lan đang ở mức cao kỷ lục, với 308 ca nhiễm mới trên 100.000 dân trong 2 tuần qua. Quốc gia châu Âu này cũng ghi nhận 8 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron mới.
Bà Marin không phải nhà lãnh đạo đầu tiên bị chỉ trích vì vấn đề liên quan tới phòng chống dịch bệnh.
Tại nước láng giềng Na Uy, Thủ tướng Erna Solberg cũng bị phạt sau khi vi phạm các quy tắc về phòng chống dịch do chính phủ đưa ra bằng một bữa tiệc kỷ niệm sinh nhật lần thứ 60 của bà vào đầu năm nay. Một nhà lãnh đạo Bắc Âu khác là Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cũng bị bắt gặp không đeo khẩu trang khi đi mua sắm trước Giáng sinh một năm trước.
Cao ủy Thương mại Liên minh châu Âu (EU) Phil Hogan cũng từ chức vào tháng 8 năm ngoái, sau khi xuất hiện thông tin ông từng đến Ireland để dự một sự kiện golf, bất chấp quy định về phòng chống dịch.
Biến chủng Omicron lây lan nhanh, châu Âu vẫn chần chừ tái phong tỏa
Các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo, các nước châu Âu vẫn chưa làm đủ để chống lại biến chủng Delta.
Tuần này, họ nhắc lại những cảnh báo đó và kêu gọi hành động khi Omicron đang trỗi dậy.
Người dân mua sắm trên Phố Oxford ở London, Anh hôm 5/12 (Ảnh: Reuters).
Hàng chục ca nhiễm Omicron đã được báo cáo ở Anh và Đan Mạch vào ngày 5/12, một dấu hiệu cảnh báo cho châu Âu và làm dấy lên lo ngại virus đã lây lan rộng.
Chủng mới Omicron đã lây lan đến ít nhất 45 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó Mỹ và phần lớn châu Âu báo cáo một số ca Covid-19 mới trong những ngày gần đây. Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh châu Âu (ECDC), chủng Omicron đã được báo cáo tại 17 quốc gia trong Liên minh châu Âu (EU) và Khu vực Kinh tế Châu Âu.
Vào hôm 5/12, Anh ghi nhận thêm 86 ca nhiễm Omicron, nâng tổng số ca lên 246, trong khi các nhà chức trách ở Đan Mạch đã báo cáo 183 ca nhiễm chủng này.
Dù rõ ràng là số ca nhiễm chủng Omicron đang tăng lên nhanh chóng, tiến sĩ Michael Osterholm, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Chính sách về Bệnh Truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, vẫn có cái nhìn lạc quan. "Chúng ta sẽ thấy con số nhiễm tăng hơn nữa trong vài tuần tới ở các nước trên thế giới nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Virus này chỉ hoạt động giống như một loại virus hô hấp có khả năng lây nhiễm cao".
Theo ông Osterholm, nguyên nhân gây lo ngại có thể là do các quan chức y tế công cộng quá tập trung vào chủng mới này, mà bằng chứng ban đầu cho thấy nó có thể lây lan nhanh hơn so với Delta.
Tiến sĩ Peter J. Hotez, Hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới Quốc gia tại Đại học Y Baylor, nói rằng những con số lây nhiễm vẫn còn quá ít nên khó có thể biết được mức tăng là bao nhiêu. "Vài trăm ca vẫn chỉ là một "phần nhỏ" trong số khoảng 44.000 ca nhiễm mới mỗi ngày ở Anh", ông nói.
"Tôi nghĩ câu hỏi mà mọi người muốn biết là liệu Omicron có vượt mặt Delta hay không", ông nói. Hiện tại, tiến sĩ Hotez cho biết, không có đủ dữ liệu để kết luận điều đó. Tuy nhiên, ông cảnh báo nếu ca nhiễm Omicron tăng bằng 10% số ca Delta vào cuối tuần tới, nguy cơ biến chủng mới này trở thành chủng trội toàn cầu thay thế Delta là rất cao.
Châu Âu chần chừ phong tỏa
Omicron lần đầu tiên được xác định ở Nam Phi vào cuối tháng 11. Hôm 4/12, Zambia trở thành quốc gia châu Phi mới nhất cùng với Nam Phi, Botswana, Nigeria và Ghana ghi nhận các ca nhiễm chủng này.
Kể từ khi Omicron xuất hiện, một số nước áp dụng hạn chế đi lại để cố gắng ngăn chặn làn sóng lây lan. Tuy nhiên, một số chính phủ châu Âu đã chần chừ trong việc áp đặt các hạn chế mới trong nước giữa lúc mùa lễ lớn nhất trong năm sắp đến, đặc biệt là khi phần lớn châu Âu đã phải phong tỏa nghiêm ngặt vào mùa đông năm ngoái.
Thay vào đó, nhiều nước đã chọn tập trung vào việc hạn chế du lịch từ nước ngoài hoặc yêu cầu xét nghiệm đối với du khách du lịch.
Một số người lo ngại việc hạn chế đi lại như vậy là quá muộn. "Đây có thể là kiểu mất bò mới lo làm chuồng", Mark Woolhouse, giáo sư dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Đại học Edinburgh kiêm cố vấn chính phủ nói. "Đã quá muộn đối với làn sóng Omicron này".
Cho đến nay, chính phủ Anh vẫn khuyến nghị người dân tiếp tục cuộc sống như bình thường cùng các kế hoạch nghỉ lễ cuối năm, mặc dù đã kêu gọi mọi người tiêm mũi tăng cường. Phó Thủ tướng Anh Dominic Raab gọi việc tiêm mũi tăng cường là "biện pháp phòng thủ chắc chắn nhất". "Thông điệp của chúng tôi là: Hãy tận hưởng Giáng sinh năm nay", ông nói trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 5/12. "Chiến dịch tiêm vaccine cho phép chúng ta làm điều đó".
Henrik Ullum, người đứng đầu Viện Huyết thanh Statens, cơ quan y tế công cộng của Đan Mạch cho biết, lo ngại đã gia tăng tại nước này sau khi ghi nhận 183 ca nhiễm chủng Omicron. "Chuỗi lây nhiễm cộng đồng đang diễn ra khi đã phát hiện ca nhiễm ở những người không ra nước ngoài gần đây hoặc tiếp xúc với du khách nước ngoài", ông Ullum nói.
Một số nước châu Âu gần đây thực hiện các biện pháp hạn chế tiếp xúc xã hội trong những ngày gần đây giữa lúc số ca nhiễm tăng.
Bỉ yêu cầu mọi người làm việc tại nhà và đóng cửa trường học sớm hơn một tuần trước Giáng sinh. Ireland đóng cửa câu lạc bộ đêm và hạn chế tụ tập, trong khi Đức hầu như "cấm cửa" những người chưa tiêm và đã có kế hoạch bắt buộc tiêm chủng vào năm tới, dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của tình hình.
Trong khi đó, một số quốc gia đã chứng kiến làn sóng phản đối biện pháp hạn chế. Tại Áo, hàng chục nghìn người đã tuần hành hôm 4/12 trong tuần thứ hai liên tiếp để phản đối quyết định của chính phủ về việc áp đặt một lệnh cấm cứng rắn mới và kế hoạch của chính phủ về việc bắt buộc tiêm vaccine.
Chuyên gia Trung Quốc nói "không cần phải sợ" Omicron Chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc cho rằng nước này "không cần phải sợ" biến chủng Omicron mới nhờ chiến lược "Không Covid" được triển khai nghiêm ngặt. Xét nghiệm Covid-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc (Ảnh: China Daily). "Chúng tôi (Trung Quốc) không cần phải sợ biến chủng Omicron nhờ áp dụng chiến lược "Không Covid" (Zero Covid) và...