Đi học trực tiếp bị F0, F1 thì học sinh sẽ học như thế nào?
Học sinh sẽ được hỗ trợ việc học trong trường hợp đi học trực tiếp trở thành F0, F1 phải thực hiện cách ly.
Học sinh lớp 9, 12 sẽ đi học trực tiếp vào ngày 13.12. Ảnh Đ.N.T
Phân công giáo viên hỗ trợ
Khi học sinh đi học trực tiếp trở lại, việc xuất hiện F0, F1 bị cách ly, không thể tiếp tục đến trường đã được các trường dự báo. Từ đó, nhà trường xây dựng phương án cụ thể để hỗ trợ học sinh, tránh ảnh hưởng đến quá trình tiếp thu kiến thức.
Bà Nguyễn Thị Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), cho biết việc tổ chức cho học sinh đến trường sẽ có phát sinh tình huống học sinh trở thành F0, F1, không thể đến trường. “Tuy vậy, nhà trường không thể ngừng việc dạy học nên phải xây dựng phương án thích ứng, linh hoạt”, bà Chương nói.
Học sinh tiêm phòng vắc xin Covid-19 để chuẩn bị đến trường. Ảnh Đ.N.T
Theo cô Chương, nhà trường trước mắt vẫn duy trì việc cập nhật bài giảng trực tuyến lên hệ thống học liệu của các nền tảng học trực trực tuyến. Đối với mỗi bộ môn, nhà trường sẽ phân công một giáo viên thực hiện tiết dạy trực tuyến theo thời khóa sắp xếp vào trái buổi. Sau thời gian cách ly, học sinh đi học trở lại, nhà trường sẽ tổ chức phụ đạo, củng cố kiến thức, cô Chương lưu ý.
Tương tự, cô Kim Nguyễn Quỳnh Giao, Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Văn Linh (Q.8), cho hay, trong trường hợp học sinh đủ sức khỏe, thực hiện cách ly tại nhà thì nhà trường phân công giáo viên dạy trực tuyến hoặc giao nhiệm vụ học tập cho các em. Còn nếu phải thực hiện cách ly tập trung, điều trị bệnh tại trung tâm y tế thì khi học sinh ổn định sức khỏe, nhà trường sẽ dành thời gian phụ đạo, bồi dưỡng kiến thức, theo cô Giao.
TP.HCM kết thúc chiến dịch tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 12-17 tuổi
Học sinh học nhóm, chia sẻ
Tại Trường THPT Trường Chinh (Q.12), Hiệu trưởng Nguyễn Minh Hoàng cho hay dù học sinh sẽ học trực tiếp nhưng nhà trường vẫn duy trì hệ thống nền tảng dạy học trực tuyến với đầy đủ nội dung các bài giảng trực tuyến tuyến, hệ thống bài tập, ôn tập… để chuẩn bị cho các tình huống phát sinh nếu học sinh không thể đến trường do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Theo thầy Hoàng, bên cạnh việc phân công giáo viên trong các tổ bộ môn theo dõi và tổ chức tiết dạy trực tuyến hỗ trợ học sinh thì nhà trường còn khuyến khích học sinh kết nối với nhau. Cụ thể, học sinh trong các nhóm lớp có thể trao đổi, tổ chức giờ học nhóm để hỗ trợ bạn bè bị cách ly, không thể đến trường.
Đề cập đến việc học sinh trở lại trường học trực tiếp, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nhấn mạnh học sinh đến trường là hết sức cần thiết vào thời điểm này.
Ông Hưng lưu ý việc kéo dài học trực tuyến sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tâm sinh lý học sinh, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên. Hệ lụy của học trực tuyến kéo dài còn kéo theo nhiều bệnh không lây nhiễm, như cận thị, loạn thị, cong vẹo cột sống… ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh.
“Đi học trực tiếp còn là nhu cầu thực sự của học sinh… Học sinh trở lại trường sẽ là cơ hội rèn giũa kỹ năng phòng chống dịch để trở thành thói quen, phản xạ; giáo dục kỹ năng, hành vi có lợi có sức khoẻ, hình thành thế hệ tương lai có nhiều kỹ năng bảo vệ sức khỏe”, ông Hưng nhấn mạnh.
Học sinh thành phố Hải Dương đi học trực tiếp từ ngày 6/12
Thành phố Hải Dương vừa ra quyết định cho phép học sinh các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn đi học trực tiếp trở lại từ ngày 6/12. Học sinh mầm non tiếp tục nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Trường trung học phổ thông Hồng Quang (thành phố Hải Dương).
Riêng các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Cẩm Thượng và xã Liên Hồng tiếp tục dạy, học trực tuyến.
UBND thành phố Hải Dương đã báo cáo đánh giá tình hình dịch bệnh và đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cho phép học sinh các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn thành phố cùng trở lại trường học vào ngày 6/12.
Các trường chỉ được phép cho học sinh trở lại trường học trực tiếp khi bảo đảm điều kiện phòng chống dịch không tổ chức ăn bán trú.
Thành phố cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục thực hiện tốt các quy định phòng, chống dịch Covid-19 của tỉnh, thành phố và các ngành chức năng luôn theo dõi, cập nhật tình hình dịch bệnh liên quan đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường. Đồng thời, khẩn trương ổn định nền nếp dạy học, chủ động, linh hoạt trong việc tổ chức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá, bảo đảm hoàn thành chương trình học kỳ I năm học 2021-2022 đúng quy định.
Số trường học mở cửa đón học sinh đang giảm dần Bộ GD-ĐT đề nghị địa phương mở cửa lại trường với mong muốn học sinh được học trực tiếp, nhưng quyền quyết định thuộc về địa phương nên số trường mở cửa đón học sinh đang giảm dần khi diễn biến dịch phức tạp. Từ đầu tháng 11, tăng số địa phương đóng cửa trường Theo kế hoạch thời gian năm học, thời...