Đi học trở lại, phát hiện F0 có nghỉ học toàn trường?
Tại hội nghị trực tuyến đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục diễn ra hôm qua (8.11) do Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT tổ chức, các địa phương đã thảo luận vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh (HS) đi học trở lại.
Ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết thành phố đã ban hành quy chế an toàn trường học để thực hiện. Sở cũng đã có hướng dẫn các trường thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho HS khi mở cửa trường trong thời gian tới. Hiện các trường học, cơ sở giáo dục cũng đã sẵn sàng để đón HS đi học trở lại.
Dù vậy, khi cho HS đi học trở lại, ông Dũng kiến nghị với Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý khi phát hiện các trường hợp F0, F1, F2… trong lớp học.
Học sinh từ 12 – 17 tuổi tại TP.HCM đã được tiêm vắc xin phòng Covid-19 chuẩn bị cho việc trở lại trường học trực tiếp – ĐÀO NGỌC THẠCH
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng các địa phương phải rất linh hoạt, dựa trên tình hình của từng nơi, từng vùng dịch để thiết lập một kế hoạch riêng.
Theo ông Tuyên, hiện các nước trên thế giới đã bắt đầu thay đổi cách phòng chống dịch Covid-19 và Việt Nam cũng đang từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt với tình hình dịch bệnh hiện nay.
Ông Tuyên đề nghị Sở Y tế, Sở GD-ĐT các địa phương rà soát lại, yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trong tình hình hiện nay.
Học sinh trở lại trường học không bắt buộc đeo khẩu trang trong lớp
Về hình thức xử lý cụ thể khi học sinh đi học trở lại, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo: “Từng trường một phải có hai kế hoạch, một là kế hoạch phòng chống dịch chung, thứ hai là phương án xử lý F0. Tôi chỉ lưu ý khi không may trong trường có ca F0, trước mắt chúng ta phải khoanh vùng cả trường, sau đó sàng lọc, xét nghiệm, phân tích dịch tễ học…
Những trường hợp F0 trường cho đi điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà, còn F1 cũng có thể cách ly tập trung hoặc tại nhà. Nếu có phong tỏa thì chỉ phong tỏa lớp học, tầng học… sau đó khử khuẩn. Sau 24 giờ khử khuẩn, chúng ta vẫn tiếp tục mở lớp học, đưa giáo viên, HS lớp khác sang học bình thường. Chúng ta không nên quá hoang mang”.
Học sinh đi học trở lại, xuất hiện F0 trong lớp, phải xử lý thế nào?
Tại Hội nghị trực tuyến đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19 trong các cơ sở giáo dục diễn ra ngày 8.11, Sở GD-ĐT TP.HCM kiến nghị Bộ Y tế, Bộ GD-ĐT ban hành hướng dẫn xử lý F0 trong lớp, trường khi học sinh đi học trở lại .
Học sinh, giáo viên là F0, phải làm sao?
Tại hội nghị trực tuyến do Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Ngô Thị Minh chủ trì, các địa phương đã thảo luận vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại.
Riêng tại TP.HCM, một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nghiêm trọng đợt bùng phát thứ 4, trường học đã phải đóng cửa gần nửa năm nay.
Học sinh TP.HCM có thể sẽ quay trở lại trường vào tháng 12 tới - NGUYỄN LOAN
Nói về vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh đi học trở lại, ông Dương Trí Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết thành phố đã ban hành quy chế an toàn trường học để thực hiện. Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đã có hướng dẫn các trường thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho các em khi mở cửa trường trong thời gian tới. Hiện các trường học, cơ sở giáo dục cũng đã sẵn sàng để đón học sinh quay trở lại.
Dù vậy, khi cho học sinh đi học trở lại, ông Dũng kiến nghị với Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc xử lý khi phát hiện có các trường hợp F0, F1, F2... trong lớp học.
The ông Dũng, hai bộ cần có hướng dẫn cụ thể để học sinh, nhà trường có thể thích ứng an toàn, linh hoạt khi chuyển đổi trạng thái với trường học. Việc hướng dẫn xử các ca F0, F1, F2 và vấn đề tiêm vắc xin khi học sinh đi học trở lại là rất quan trọng, cần có chỉ đạo cụ thể để các tỉnh không bối rối.
Dựa trên hướng dẫn này, Sở GD-ĐT và Sở Y tế sẽ tham mưu cho UBND TP.HCM ban hành các quy định về việc đi học trở lại tại các đơn vị, sao cho thích ứng an toàn khi học sinh đi học lại, thích ứng với các cấp độ dịch tại thành phố.
Đây cũng là câu hỏi chung của đại diện rất nhiều tỉnh, thành khác đặt ra tại hội nghị trước khi mở cửa trường đón học sinh trở lại.
Theo ông Dũng, để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, TP.HCM đang tính toán từng bước và hiện đã kết thúc chiến dịch tiêm chủng vắc xin Covid-19 cho học sinh thuộc lứa tuổi 12 - 17 tuổi.
Theo đó, trừ học sinh lớp 6 chưa đủ 12 tuổi, thì 95% phụ huynh của học sinh từ lớp 7 - 12 đồng ý cho con tiêm. Cụ thể, 87% học sinh lớp 7 - 12 đã được tiêm 1 mũi do một số em khác còn mắc kẹt ở các tỉnh chưa về lại TP.HCM hoặc bệnh nền hoặc đã là F0.
Ngoài ra, hơn 96% giáo viên đã được tiêm đủ mũi và hiện TP.HCM tiếp tục có kế hoạch tiêm phủ vắc xin cho học sinh, giáo viên còn lại.
Test nhanh Covid-19 cho học sinh lớp 12 TP.HCM trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 - NGUYỄN LOAN
Sở GD-ĐT TP.HCM đề xuất tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 3 đến 12 tuổi
Từng trường một phải có kế hoạch đảm bảo an toàn
Trả lời vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho rằng các địa phương phải rất linh hoạt, dựa trên tình hình của từng nơi, từng vùng dịch để thiết lập một kế hoạch riêng.
Theo ông Tuyên, hiện các nước trên thế giới đã bắt đầu thay đổi cách phòng chống dịch Covid-19 và Việt Nam cũng đang từng bước thích ứng an toàn, linh hoàn với tình hình dịch bệnh hiện nay.
Ông Tuyên đề nghị Sở Y tế, Sở GD-ĐT các địa phương rà soát lại, yêu cầu các trường xây dựng kế hoạch phòng chống dịch trong tình hình hiện nay.
"Tất cả các trường học từ tiểu học, đến cao đẳng, đại học... đều phải xây dựng kế hoạch an toàn trường học dựa trên tình hình thực tế riêng của trường. Đồng thời, trường phải kiện toàn lại ban chỉ đạo phòng chống dịch từng trường, hiệu trưởng phải là ban chỉ đạo", ông Đỗ Xuân Tuyên nói.
Ông Tuyên cho rằng, từng trường phải xây dựng kịch bản khi không may phát hiện F0 trong trường. Từng trường khác nhau, trường bán trú khác nội trú... phải có kế hoạch khác nhau. Các cơ quan chức năng phải dựa trên tình hình cấp độ dịch ở địa phương mình để duyệt kế hoạch này.
Căn cứ từng cấp độ dịch để cho học sinh đi học ở từng địa phương, vùng dịch khác nhau. "Phải rất linh hoạt, ví dụ cùng một địa phương nhưng vùng 1 thì học sinh được đi học, cấp THCS, THPT thì nửa trực tiếp nửa trực tuyến chẳng hạn...", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.
Về hình thức xử lý cụ thể, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chỉ đạo thêm: "Từng trường một phải có hai kế hoạch, một là kế hoạch phòng chống dịch chung, thứ hai là phương án xử lý F0. Tôi chỉ lưu ý là, khi không may trong trường có ca F0, trước mắt chúng ta phải khoanh vùng cả trường, sau đó sàng lọc, xét nghiệm, phân tích dịch tễ học...
Những trường hợp F0 thì trường cho đi điều trị tại cơ sở y tế hoặc tại nhà, còn F1 cũng có thể cách ly tập trung hoặc tại nhà. Nếu có phong toả thì chỉ phong tỏa lớp học, tầng học... sau đó khử khuẩn. Sau 24 giờ khử khuẩn thì chúng ta vẫn tiếp tục mở lớp học, đưa giáo viên, học sinh lớp khác sang học bình thường, chúng ta không nên quá hoang mang".
Nhưng để đảm bảo an toàn, ông Tuyên cho rằng các cơ quan hữu trách ở địa phương phải tăng cường kiểm tra, giám sát công tác phòng chống dịch của các trường.
Hiệu trưởng tình nguyện chở học sinh F0 đi điều trị 9 ngày qua, thầy Lê Huy Phương - Hiệu trưởng PTDT bán trú Tiểu học Trà Tập - vượt 2.000 km đường núi, chở hơn 80 học sinh mắc nCoV đến bệnh viện. Tối 6/11, kết thúc sáu giờ điều khiển xe 16 chỗ đưa hơn 10 học sinh F0 huyện Nam Trà My xuống bệnh viện ở TP Tam Kỳ, thầy Phương...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Từ xe tải chở mỡ lợn, phát hiện kho chứa hơn 6 tấn thực phẩm trôi nổi

TPHCM: Phát hiện sữa tắm, thực phẩm chức năng bị "gắn mác" thiết bị y tế

TPHCM xây công viên gần 20.000m2

Điều chưa biết về mạng bưu chính KT1 phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước

Đình chỉ công tác cán bộ xé vé máy bay của khách nước ngoài ở Phú Quốc

Cắt nhung 15 con hươu đực, lão nông nhận ngay "lộc trời"

Nữ du khách bị xé thẻ lên máy bay: Khó - dễ không ở quy trình, mà là thái độ

Đàn cá heo bơi tung tăng trên vịnh Nha Trang

Huy động hơn 60 người tìm kiếm nạn nhân mất tích trong rừng

Mưa lớn khiến nhiều nơi ở Lạng Sơn ngập sâu, người dân trắng đêm chạy lũ

Thuốc giả, thực phẩm chức năng giả: Nỗi lo "vụn vỡ" niềm tin

Người dân có thể "đào tiền triệu" mỗi ngày dưới lớp cát
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim khiến khán giả "than trời" vì 1 chi tiết trên mặt nữ chính: "Về ngủ đi, đừng đóng phim nữa"
Phim việt
23:52:59 19/05/2025
Mỹ nhân Việt đóng liên tiếp 5 phim lỗ nặng, tiếc cho nhan sắc cực cháy cứ xuất hiện là đốt mắt dân tình
Hậu trường phim
23:50:28 19/05/2025
Từ khóa 'Nguyễn Thúc Thùy Tiên' tăng vọt trên top tìm kiếm
Sao việt
23:44:13 19/05/2025
"Ca thần" Trần Dịch Tấn bị đồn chết, fan bức xúc
Sao châu á
23:41:54 19/05/2025
Món ăn từ lòng lợn từng bị chê là 'tệ nhất Việt Nam' lại lọt Top món ngon của thế giới
Ẩm thực
23:29:48 19/05/2025
Ông Biden lần đầu lên tiếng sau khi mắc ung thư ác tính
Thế giới
23:14:16 19/05/2025
Sao hạng A và những lần 'muối mặt' vì bị 'cấm cửa'
Sao âu mỹ
23:12:09 19/05/2025
Xử phạt 35 triệu đồng với đối tượng gào chửi, đấm đạp nhân viên y tế
Pháp luật
23:03:26 19/05/2025
Chuyên gia tâm lý: Nỗi đau dẫn đến tự tử nằm ở "vết nứt" của đời sống
Sức khỏe
22:56:07 19/05/2025
Kỹ sư dầu khí muốn sớm cưới cô chủ homestay dù mới gặp trên show hẹn hò
Tv show
22:50:51 19/05/2025