Đi học sau dịch, phụ huynh không nên quá lo lắng
Nhiều phụ huynh ở Thụy Sĩ lo lắng khi chính phủ dự định mở lại trường tiểu học và trung học cơ sở từ ngày 11.5. Nhưng bằng chứng khoa học cho thấy nguy cơ với trẻ em rất thấp.
Học sinh tiểu học di chuyển từ trường này sang trường khác để ăn trưa – THỤC MINH
Lo lắng
Chính phủ Thụy Sĩ hôm 16.4 thông báo quyết định từng bước “tháo xích” toàn quốc từ 27.4, bắt đầu bằng một số hoạt động kinh doanh có ít nguy cơ gây lây lan dịch bệnh. Sau đó, “nếu tình hình cho phép”, trường học bậc phổ thông bắt buộc (với trẻ từ 4 – 15 tuổi) sẽ được mở trở lại từ 11.5, và đến 8.6 thì mở hết trường phổ thông trung học, trường nghề và các cơ sở giáo dục bậc cao.
Dù Tổng thống Simonetta Sommaruga khẳng định chắc nịch rằng kế hoạch trên đã “cân nhắc rất kỹ các yếu tố nguy cơ”, “dựa trên đánh giá diễn biến dịch tễ học và khuyến nghị của các chuyên gia cũng như tình hình các nước lân cận”, nhiều phụ huynh vẫn tỏ ra lo lắng, cho là còn quá sớm để mở cửa trường.
Tại vùng tây nam với hai tiểu bang Genève, Vaud giáp Pháp và bang Ticino giáp Ý có số ca nhiễm và tử vong lớn nhất nước, sự lo lắng thể hiện mạnh. Nhiều kiến nghị phản đối trên mạng thu hút đông đảo chữ ký đồng tình.
Chạy đua tìm phương dược điều trị Covid-19
Theo thống kê của Cơ quan Y tế cộng đồng liên bang (OFSP), đến ngày 26.4, Thụy Sĩ có 28.891 người nhiễm Covid-19, 1.336 người tử vong. Trong giai đoạn cao điểm (20 – 30.3), mỗi ngày đất nước gần 8,5 triệu dân phát hiện trên 1.000 ca nhiễm mới, có ngày gần 1.500 ca. Đến nay, dù đỉnh dịch đã qua gần 3 tuần, mỗi ngày Thụy Sĩ vẫn phát hiện 100 – 200 ca nhiễm mới.
Vậy nên, Bộ trưởng Y tế Alain Berset cũng thừa nhận: “Đây là vi rút mới mà mỗi ngày chúng ta biết thêm một chút và chưa có thông tin khoa học chính xác tuyệt đối về nó”, đồng thời trấn an: “Kế hoạch của chúng ta là tiến từng bước một, trong khi các cơ quan liên quan cũng thiết lập nhiều biện pháp bảo vệ tại chỗ phù hợp thực tế và đặc thù của trường học”.
Niềm tin
Người viết sống tại thị trấn Vevey của bang Vaud, nơi có 5.273 ca nhiễm và 262 ca tử vong, cao nhất nước. Vevey có 20.000 dân và không ai biết nơi mình ở có bao nhiêu người nhiễm hay tử vong vì Covid-19, bởi thông tin này không được công bố. Con gái người viết ở tuổi lên 4, đang học lớp đầu tiểu học. Những ngày qua, hàng xóm và các phụ huynh cùng trường chia sẻ với nhau qua kênh cá nhân những băn khoăn xung quanh việc con trẻ trở lại trường ngày 11.5.
Tổng hợp tin dịch bệnh virus corona tối 27/4: Hơn 3 triệu người đã nhiễm Covid-19
Băn khoăn là có, nhưng một số phụ huynh cũng nhìn nhận, chính quyền liên bang không phải vô tình khi lên kế hoạch mở lại trường sau các hoạt động kinh doanh và hệ thống y tế 2 tuần. Như vậy, tính từ ngày 16.4, nhà trường có hơn 3 tuần để chuẩn bị (nếu mở lại đúng ngày 11.5) và 2 tuần để quan sát tác động, rút kinh nghiệm của việc mở cửa giai đoạn 1 (ngày 27.4).
Ngoài ra, có vẻ như Thụy Sĩ cũng thận trọng “quan sát” kế hoạch của nước Đức láng giềng. Ngày 14.4, Thủ tướng Đức Angela Markel tuyên bố mở lại trường học vào ngày 4.5. Như vậy, với kế hoạch của mình, Thụy Sĩ có ít nhất 1 tuần để quan sát diễn biến ở Đức. Hiện tại, nhiều bang ở Đức đã dần mở lại trường từ 20.4. Mặt khác, với số ca nhiễm mới và tử vong mỗi ngày một giảm trong khi các biện pháp giãn cách xã hội tiếp tục được duy trì, khả năng đến 11.5 tình hình dịch tại Thụy Sĩ sẽ được cải thiện rất nhiều.
Nguy cơ cực thấp
Nhưng điều có thể giúp phụ huynh yên tâm hơn cả khi cho con trở lại trường chính là những thông tin dịch tễ học. Theo thống kê của OFSP, trong gần 29.000 ca nhiễm cả nước, có 113 trẻ em tuổi 0 – 9, 783 trẻ 10 – 19 tuổi và 3.543 thanh niên tuổi 20 – 29, không có ca nào tử vong. Điều đó cho thấy, tại Thụy Sĩ, vi rút SARS-CoV-2 không gây thiệt hại nhân mạng cho lứa tuổi học sinh. Quan trọng hơn, mối lo chủ yếu của phụ huynh Thụy Sĩ là trẻ dù không bị đe dọa tính mạng nếu nhiễm Covid-19, nhưng có thể lây nhiễm cho người thân, đặc biệt là ông bà có nguy cơ tử vong cao, cũng gần như được loại trừ.
Tiến sĩ Daniel Koch, Giám đốc Khoa Bệnh lây nhiễm của OFSP và Chủ nhiệm Chương trình chống dịch liên bang, dẫn quan sát của các nhà vi trùng học và các bác sĩ nhi khoa cho biết lượng vi rút SARS-CoV-2 trong trẻ bị nhiễm rất ít. Vì vậy, hầu hết trẻ bị nhiễm không có triệu chứng gì và “có vẻ trẻ bị nhiễm từ người lớn chứ không có chiều ngược lại”.
Các nhà khoa học đưa ra 3 giả thiết cho hiện tượng này: 1) hệ miễn dịch của trẻ rất mạnh; 2) trẻ quen tiếp xúc với mầm bệnh, trong đó có nhiều chủng vi rút Corona ít độc, trong nhà trường và sân chơi; 3) một số vắc xin trẻ được tiêm từ lúc lọt lòng nhằm phòng ngừa nhiều bệnh khác đã tạo ra kháng thể có yếu tố kháng SARS-CoV-2.
Dù vậy, tiến sĩ Daniel Koch cũng nhấn mạnh những quan sát này chưa được kết luận chắc chắn. Vậy nên, cần thận trọng, yêu cầu đảm bảo vệ sinh và giãn cách trong lớp học vẫn là cần thiết.
Thục Minh
Dịch vụ trông trẻ, gia sư nở rộ tại Nhật Bản trong mùa dịch Covid-19
Việc chính phủ Nhật Bản quyết định đóng cửa các trường học để ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 đã khiến nhiều bậc phụ huynh phải tìm đến các dịch vụ giúp việc, trông trẻ.
Việc các trường học đóng cửa do do dịch Covid-19 lan rộng đã khiến nhiều bậc phụ huynh Nhật Bản phải tính tới phương án thuê gia sư, người trông trẻ để chăm sóc con cái khi các em ở nhà.
Các khảo sát tại Nhật Bản cho thấy nhiều bậc phụ huynh tại nước này biết tới các dịch vụ trông trẻ, gia sư nhưng cảm thấy nghi ngại khi sử dụng các dịch vụ này.
Nhiều người cảm thấy không thoải mái khi để người lạ vào nhà trong khi những người khác cảm thấy không cần phải thuê người khác làm những việc mà tự bản thân họ cũng có thể.
Hồi tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe yêu cầu tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở và phổ thông tại nước này đóng cửa bắt đầu từ ngày 2/3.
Chớp cơ hội này, các công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ, gia sư tìm cách thuyết phục các bậc phụ huynh Nhật Bản sử dụng dịch vụ của họ bằng cách đưa ra các chương trình khuyến mại, miễn phí.
Một người giúp việc đang trông trẻ tại một gia đình ở Tokyo.
Ngày 5/2, công ty CaSy Co. - chuyên cung cấp dịch vụ giúp việc nhà đưa ra chương trình để người giúp việc tới tận nhà các bậc phụ huynh có con nhỏ và giúp họ nấu ăn.
Chương trình này được đưa ra sau khi dịch vụ cung cấp bữa ăn cho các trường học của công ty này bị ảnh hưởng bởi tình trạng đóng cửa các trường học. khách hàng được lựa chọn người giúp việc khiến họ cảm thấy hài lòng.
Lượng đơn hàng đặt người giúp việc tới nhà làm cơm trưa mà công ty này nhận được từ 2/3-11/3 đã tăng lên gấp 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều khách hàng là những người trước đó đã đăng ký nhưng chưa bao giờ sử dụng dịch vụ.
Akiyuki Kondo (37 tuổi, sống tại Tokyo), là một trong những khách hàng lần đầu tiên sử dụng dịch vụ của CaSy. Ông Kondo cho biết ông không có đủ thời gian để chuẩn bị bữa trưa cho cô con gái học lớp 1 của mình. Vì vậy, ngay khi thấy chương trình giảm giá của CaSy, ông đã đăng ký sử dụng dịch vụ.
"Tôi gặp nhiều khó khăn trong việc nấu ba bữa mỗi ngày. Tôi có thể mua đồ ăn ở ngoài cho con nhưng tôi nghĩ việc nhờ người giúp việc nấu ăn sẽ an toàn và đảm bảo cân bằng dinh dưỡng hơn", ông Kondo cho biết trong một khảo sát ý kiến khách hàng của công ty CaSy.
Công ty chuyên về chăm sóc sức khỏe NichiiGakkan Co. thực hiện chương trình cung cấp dịch vụ giúp việc nhà hoàn toàn miễn phí cho các bậc phụ huynh có con nhỏ trong ngày 5/3.
Khách hàng có thể đặt những dịch vụ giúp việc theo giờ bao gồm lau dọn nhà cửa, giặt đồ và nấu ăn mà chỉ phải trả duy nhất phí đi lại cho người giúp việc.
Số liệu của NichiiGakkan Co. cho thấy, lượng đơn đặt hàng tất cả các dịch vụ của công ty từ 5/3-10/3 tăng 85% so với cùng kỳ năm ngoái.
Bên cạnh việc nấu ăn, ngày càng nhiều bậc phụ huynh Nhật Bản sử dụng dịch vụ thuê gia sư tại nhà để kèm con cái họ bù cho những giờ học bị mất tại trường.
Trang web song ngữ CareFinder K.K. có trụ sở tại Tokyo kết nối các bậc phụ huynh với người trông trẻ đã ghi nhận số đơn đăng ký tăng vọt. Công ty này cũng áp dụng các chương trình giảm giá cho những người đăng ký lần đầu và coupon cho tất cả các khách hàng cho tới cuối tháng 3.
Từ 2/3-12/3, trung bình số đơn đăng ký hàng ngày công ty ghi nhận đã tang gấp 3 so với cùng kỳ năm ngoái. Số người đăng ký mới cũng tăng gấp đôi trong giai đoạn trên.
"Nhiều người sử dụng dịch vụ của chúng tôi không chỉ thuê người trông trẻ mà còn cả gia sư để giao tiếp với con của họ bằng tiếng Anh", Megumi Moss - CEO CareFinder cho hay.
Bà Megumi cho hay công ty nhận được rất nhiều đơn đặt hàng yêu cầu người trông trẻ có khả năng dạy con cái họ tiếng Anh kể từ sau khi lệnh đóng cửa trường học được công bố.
Tuy nhiên, trên thực tế, các công ty cung cấp dịch vụ trông trẻ và gia sư tại Nhật Bản vẫn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu do thói quen của người dung.
Một khảo sát trên 3.091 người trưởng thành do viện nghiên cứu Nomura thực hiện năm 2018 cho thấy 77,7% người tham gia biết về các dịch vụ dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa nhưng không bao giờ sử dụng.
Hầu hết đưa ra lý do rằng họ không có nhu cầu, do giá cao hoặc họ cảm thấy không thoải mái khi để người lạ vào nhà. Nhiều phụ huynh Nhật Bản cho biết, dù lệnh đóng cửa trường học khiến trách nhiệm chăm sóc và dạy dỗ con cái của họ nặng nề hơn, họ vẫn lưỡng lự khi nghĩ tới giải pháp thuê gia sư hay người giúp việc nhà.
Moe Morimoto, một bà mẹ 3 con, tự trông con trai học lớp 6 của mình khi làm việc từ xa tại nhà. Khi bà đi tới văn phòng vào 2 buổi trong tuần, bà sẽ nhờ hàng xóm trông con hộ. Morimoto cho biết sẽ xem xét lựa chọn thuê người giúp việc khi lệnh đóng cửa trường học được áp dụng lâu hơn.
Kana Takeda - chuyên viên tư vấn cấp cao tại Trung tâm Quản lý Chiến lược và Phát triển tại Viện Nghiên cứu Nomura, cho rằng những chương trình ưu đãi, miễn phí và giảm giá các dịch vụ chăm sóc trẻ, giúp việc nhà, gia sư sẽ thúc đẩy những bậc phụ huynh chưa bao giờ xem xét về việc sử dụng những dịch vụ này thay đổi quan điểm.
Bà Takeda cũng cho rằng tỷ lệ hài lòng của người dung với các dịch vụ này thường ở mức khá cao. Trong trường hợp những khách hàng sử dụng dịch vụ lần đầu không trở thành khách hàng thường xuyên, bà Takeda cho rằng nhiều người sẽ xem xét sử dụng các dịch vụ trên trong những trường hợp bất khả kháng.
Minh Hương
Tín hiệu tích cực trong nghiên cứu và phát triển vaccine phòng, chống COVID-19 Nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Bern (Thụy Sĩ) hy vọng sẽ là cơ sở đầu tiên sản xuất vaccine chống dịch bệnh COVID-19 và sẽ đưa vào chương trình tiêm chủng vào tháng 10 tới. Mẫu máu được lấy để xét nghiệm nhằm đánh giá về kháng thể đặc hiệu với virus gây dịch COVID-19 tại Thụy Sĩ. Ảnh: Swiss...