Đi học lại sau dịch Covid-19: Nhiều trường phòng chống dịch cứng nhắc
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống Covid-19 sáng 6/5, các chuyên gia y tế cho biết, học sinh ngồi trong lớp học không bắt buộc phải đeo khẩu trang, đội mặt nạ chắn giọt bắn.
Hình ảnh học sinh ngồi trong lớp học, đội tấm chắn nhựa khiến dư luận xôn xao trong vài ngày qua. Nhiều phụ huynh xót con và cho rằng nếu ngồi trong lớp mà “bí bách” như vậy, người lớn cũng không chịu được chứ đừng nói đến trẻ em. Việc ngột ngạt như vậy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các con.
Về điều này, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo, các chuyên gia cũng cho rằng vừa qua, một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cứng nhắc, không cần thiết, thậm chí cực đoan như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn, không được bật điều hòa.
Theo các chuyên gia, những biện pháp này không những không cần thiết mà còn có hại cho sức khoẻ. Do đó, Ban Chỉ đạo khuyến cáo, các cháu học sinh trong lớp học không bắt buộc phải đeo khẩu trang, phải giữ vệ sinh cá nhân, chịu khó rửa tay. Trong giờ ra chơi, các em phải đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc với các bạn lớp khác để tránh xác suất lây nhiễm, dù rất nhỏ.
Các phòng học có thể bật điều hòa nhưng định kỳ mở cửa sổ, cửa chính để thông thoáng khí. Các phụ huynh cũng không nên cho con đi ra ngoài nơi công cộng khi không cần thiết.
Ngoài khẩu trang, học sinh lớp học này của Trường Tiểu học Núi Thành còn đeo cả tấm chắn giọt bắn. Ảnh: Vietnamnet
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo đã bàn các nội dung: Quản lý người nhập cảnh; ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài; giám sát chặt chẽ, sẵn sàng phát hiện, truy vết, khoanh vùng triệt để và dập dịch từ bên trong; tính toán xác xuất rủi ro dịch bệnh, nới lỏng một số biện pháp phòng, chống dịch, giãn cách xã hội như: Dự phòng cá nhân; vận tải hành khách; thi đấu thể thao, tổ chức sự kiện; tập trung đông người nơi công cộng, dịch vụ không thiết yếu, kinh doanh, thương mại; bảo đảm an toàn dịch tễ tại trường học, chợ dân sinh…
Để dự phòng xác xuất rủi ro dịch bệnh trong nước, PGS.TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết qua theo dõi trong cộng đồng và xét nghiệm, kết quả khả quan (không thấy nổi lên các ca bệnh mới), nguy cơ dịch bệnh trong cộng đồng rất thấp. Chúng ta có thể nới lỏng một số biện pháp can thiệp, hạ từ mức bắt buộc sang khuyến cáo.
Sau khi nghe các ý kiến thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định, đến nay, nước ta kiểm soát tốt dịch bệnh, phải quay lại cuộc sống, sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong một trạng thái bình thường mới.
Video đang HOT
Tuy nhiên diễn biến dịch bệnh trên thế giới rất phức tạp, căng thẳng khi mỗi ngày xuất hiện hàng chục ngàn ca nhiễm mới, hàng nghìn người tử vong. Có thể ví von Việt Nam như ở trong “cánh đồng trũng, ở bên ngoài nước thì nước cao, sóng lớn”, do vậy trước tiên, chúng ta phải “bao đê cho chặt”, giữ đê cho chắc, nghĩa là phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn, như vậy mới có thể nới được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch, vừa bảo đảm phát triển kinh tế – xã hội.
Đối với trong nước, Ban Chỉ đạo yêu cầu toàn bộ cơ chế liên ngành (quân đội, công an, y tế, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ) không được nới lỏng; tiếp tục củng cố tất cả các cơ chế, các công cụ, nhất là các công cụ công nghệ thông tin để luôn luôn trong trạng thái sẵn sàng. Nếu có một ca nhiễm nào đó trong cộng đồng, chúng ta lập tức phát hiện được ngay, cách ly ngay, khoanh vùng và dập ngay.
Ban Chỉ đạo cho rằng với hai điều kiện trên, chúng ta tiến hành nới lỏng các biện pháp đã giới hạn từ trước đến nay một cách có khoa học. Nghĩa là việc nới lỏng phải dựa trên cơ chế lây lan của virus và dựa trên các tính toán về xác suất là mầm bệnh hiện nay trong cộng đồng. Theo tính toán của các chuyên gia, đến giờ phút này, chúng ta chưa thể nói tuyệt đối trong cộng đồng không còn mầm bệnh, nhưng xác suất còn mầm bệnh là rất thấp, tỷ lệ ở mức phần trăm nghìn, phần triệu.
Phụ huynh tranh luận khi học sinh đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp học: Người ủng hộ vì hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh, người lại thương các con khó chịu, hại mắt
Việc nhiều trường cho các em học sinh đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp đã khiến không ít phụ huynh phải bày tỏ ý kiến tranh luận.
Người thì cho rằng đây là biện pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe, người lại nhận định đeo tấm chắn có thể gây hại cho mắt, đồng thời còn quá nóng và bí, "đến người lớn còn chẳng đeo nổi".
Hôm qua ngày 4/5, hàng triệu học sinh trên cả nước đã quay trở lại trường học sau thời gian dài phải ở nhà để phòng tránh dịch bệnh Covid-19. Đón các em đi học sau "kỳ nghỉ Tết dài nhất lịch sử", các trường học đã triển khai nhiều biện pháp chống dịch nghiêm túc như kiểm tra thân nhiệt, yêu cầu đeo khẩu trang, giãn cách đúng quy định,...
Đáng chú ý, có nhiều trường đã chuẩn bị sẵn cho học sinh tấm chắn giọt bắn. Những tấm chắn này bằng nhựa hoặc mê-ca trong suốt, che kín mặt các em để phòng tránh tối đa việc tiếp xúc giọt bắn. Theo chia sẻ, tại những trường áp dụng biện pháp này bao gồm cả trường THPT, THCS, tiểu học và cả mẫu giáo, các em học sinh được yêu cầu đeo tấm chắn trong suốt quá trình học tập trên lớp.
Học sinh mẫu giáo đeo khẩu trang, đội mũ chắn giọt bắn trong lớp - hình ảnh gây xôn xao trên MXH từ hôm qua 4/5.
Học sinh Trường Tiểu học Núi Thành đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp học - Ảnh: Vietnamnet
Tấm chắn giọt bắn được sử dụng tại Trường THPT Trần Quang Khải - Ảnh: Báo Pháp luật TP.HCM)
Biện pháp đeo tấm chắn giọt bắn vốn dĩ được biết đến từ trước đây, nhận được khá nhiều sự ủng hộ từ cộng đồng. Đã có rất nhiều người sử dụng tấm chắn này khi đến các điểm công cộng hoặc nơi tập trung đông người như sân bay, bến xe, chợ, siêu thị,... Tuy nhiên khi được áp dụng tại các lớp học biện pháp này lại nhận khá nhiều sự tranh luận, đặc biệt từ các phụ huynh.
Nhiều người ủng hộ học sinh đeo tấm chắn giọt bắn vì giúp giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc nguồn lây bệnh
Có nhiều phụ huynh ủng hộ khi con em mình đeo tấm chắn giọt bắn, cho rằng đây là biện pháp rất hữu hiệu để giúp các em giảm thiểu nguy cơ tiếp xúc nguồn lây bệnh.
Chị T.A bình luận trên MXH: "Mình thấy các trường làm như vậy là tốt đó, nhất là đối với các con nhỏ tuổi chưa biết tự giãn cách hay hạn chế tiếp xúc với các bạn. Đưa con đi học thấy các cô đeo cho cái này càng đỡ thấp thỏm".
"Đeo khẩu trang thôi thì không thể đảm bảo được chống virus hoàn toàn. Đeo tấm chắn này thấy yên tâm hơn. Trước khi con đi học lại nhà mình đã luôn đeo cho con tấm chắn khi ra đường, con rất hợp tác" - chị B.M chia sẻ.
Anh Q.H viết: "Lúc bị sao thì lại đổ tại cho nhà trường. Cẩn thận phòng bệnh vẫn hơn. Các con cũng phải chịu khó vậy. Nếu lo lắng tấm chắn không đảm bảo có thể gây hại cho mắt của con thì mình nghĩ có thể tìm mua những loại có chất lượng tốt một chút".
Nhiều phụ huynh ủng hộ việc đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp học - Ảnh: Vietnamnet
Nhiều người lại cho rằng tấm chắn giọt bắn sẽ khiến các con khó chịu, bất tiện
Tuy nhiên ở luồng ý kiến ngược lại, nhiều phụ huynh khác lại lên tiếng thương cảm với các học sinh và cho rằng biện pháp đeo tấm chắn giọt bắn dẫu rất an toàn tuy nhiên khi sử dụng trong thời gian dài sẽ gây khó chịu, bất tiện đối với các em học sinh, nhất là trong thời tiết nắng nóng như hiện tại.
Đặc biệt tấm chắn làm bằng mê-ca, có thể gây ảnh hưởng đến mắt của các em khi phải đọc, viết liên tục.
Một số bình luận trên MXH từ các phụ huynh:
"Trời nóng thế này thì làm sao các con chịu nổi. Mình đeo một lúc thôi mà thấy khó chịu rồi. Tội các con quá".
"Thay vì bắt đeo miếng chắn như vậy thì chỉ cần khẩu trang và kính trong bảo hộ là được rồi chứ mang bí bách như vậy các con nhỏ là giật tung ra ngay. Kính loại tốt cũng khoảng chưa đến 100k à, đảm bảo tiện hơn cái miếng này!".
"Những ai cận đeo tấm này vào là hại mắt lắm, ngồi đọc viết liên tục thế kia".
Hình ảnh học sinh lớp 1.1, Trường Tiểu học Nhị Đồng (Bình Dương), đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp học - Ảnh: Vietnamnet
Hiện biện pháp đeo tấm chắn giọt bắn trong lớp học vẫn đang là chủ đề được đông đảo phụ huynh và xã hội đưa ý kiến.
Một học sinh bị giáo viên đuổi về nhà cách ly ngay trong giờ học, cả lớp sợ chết khiếp vì không ai mang khẩu trang Phụ huynh học sinh bày tỏ, giáo viên có thể gặp riêng và yêu cầu học sinh cách ly tại nhà, không nhất thiết phải xông vào lớp yêu cầu học sinh rời khỏi trường. Theo thông tin được biết, vào tuần trước, chị gái của một học sinh trung học cuối cấp Đài Loan trở về từ Úc sau khi đi du...