Đi giày cao gót sao cho không bị cong vẹo chân
Giày gót nhọn khiến bạn trông gợi cảm hơn, nhưng cũng mang đến nguy cơ cong cột sống, vẹo ngón chân cái hoặc trật khớp mắt cá.
Không có gì quyến rũ hơn hình ảnh một người phụ nữ với chiếc đầm, son môi đỏ cùng đôi giày cao gót. Tuy nhiên, việc mang giày cao liên tục lại có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực cho đôi chân nói riêng và cơ thể nói chung.
Một trong những nghiên cứu lớn nhất được thực hiện ở Mỹ cho thấy hơn 1,2 triệu người bị chấn thương liên quan đến gót chân đã được điều trị tại hơn 100 phòng cấp cứu từ năm 2002 đến 2012.
Tại Trung tâm Phục hồi chức năng – Bệnh viện Đại học Quốc gia Mỹ, mỗi tuần trung bình có ba hoặc bốn chấn thương liên quan đến gót chân. Còn ở các phòng khám đa khoa tư nhân, khoảng 30% bệnh nhân đến khám về gót chân, trong tổng số bệnh nhân đến khám bệnh lý về chân thông thường.
Ảnh: Pexels
Kelvin Tay, bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Physio, nói: một dáng đi bộ lý tưởng là khi gót chân đặt xuống đất trước rồi mới đến ngón chân cái. Người tiến về trước, một chân bước tới thì chân kia mới chuẩn bị rời khỏi mặt đất, luôn luôn có một chân bám đất giữ cân bằng trọng tâm cơ thể ở giữa.
Khi đi giày cao gót, việc giữ thăng bằng là điều không dễ dàng. Toàn bộ trọng lượng của cơ thể sẽ dồn về phía mũi chân, điều này có thể khiến bạn lúng túng và bước đi không vững chãi. Cùng với đó, giày cao gót thường có xu thế ôm chân, ngón cái hướng vẹo vào trong, đi nhiều sẽ khiến ngón chân bị tổn thương, biến dạng diện khớp. Các biểu hiện kèm theo là dây chằng biến dạng, diện xương biến dạng, gân cơ lệch trục và gây đau đớn.
Phụ nữ còn gặp vấn đề bong gân mắt cá chân, tình trạng này khá phổ biến. Ngoài ra, một số tác hại khác khi đi giày cao gót được nhắc đến như: nguy cơ vẹo cột sống do sự thay đổi trọng tâm khi đi giày.
Video đang HOT
Làm sao để đi giày cao gót an toàn?
Các chuyên gia cho biết, khi đi giày cao gót, bạn nên thực hiện các bước đi nhỏ, giữ hai chân sát nhau, bắt đầu thật chậm và giữ tốc độ ổn định. Nếu sải bước dài, bạn sẽ dễ bị trật khớp cá chân hoặc làm gãy gót giày.
Gót giày thường sẽ đẩy trọng lượng cơ thể bạn về phía trước. Vì thế để giữ thăng bằng, hãy chú ý lưng thẳng, ngẩng cao đầu và đẩy vai về phía sau.
Đi bộ bằng giày cao gót trên cầu thang hoặc những địa điểm không bằng phẳng như leo dốc, bạn nên bám vào lan can hoặc năm tay người bên cạnh để đảm bảo an toàn
Với những người lần đầu đi giày cao gót, nên bắt đầu tập đi trên những đôi gót đế thô, sau đó mới đi trên giày gót nhọn. Tìm cho mình những đôi giày có dây buộc ở mắt cá chân để có thể giữ bàn chân của bạn chắc chắn hơn.
Cuối cùng, để tránh tình trạng bong gân mắt cá chân, luôn mang theo vài miếng băng dán cá nhân trong túi để dán vào những điểm bị cọ xát, tránh phồng rộp, chai chân. Khi có cơ hội, nên dừng lại để đôi chân được nghỉ ngơi, thư giãn.
Thúy Quỳnh
Theo C hannel News Asia
Nằm nghiêng, nằm trên ghế sofa xem điện thoại, 2 người này suýt bị liệt và cột sống cong 50 độ
Nhiều người có thói quen nằm trên ghế sofa hay trên giường để xem điện thoại hay đọc sách. Thế nhưng, theo các bác sĩ thì tư thế nằm kiểu này không hề tốt chút nào.
Bất cứ ai được hỏi về thói quen này sẽ đều trả lời rằng nằm xem điện thoại để "thư giãn một chút". Thế nhưng, thực tế thì đây không phải là thói quen thư giãn đâu, nó thực sự là thói quen rất xấu cho lưng và ảnh hưởng đến cột sống của chúng ta đấy.
Cô gái 16 tuổi bị cong cột sống 50 độ do nằm nghiêng xem điện thoại
Theo thông tin đưa trên trang TVBS, một cô gái 16 tuổi đến từ Cao Hùng, Đài Loan đã bị đau lưng dữ dội đến mức mẹ phải đưa cô đến gặp bác sĩ. Sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình, cô được đưa đi chụp X-quang lưng. Kết quả chụp chiếu khiến cả mẹ và cô gái đều bị sốc. Cột sống bên trái của cô bị cong nghiêm trọng tới 50 độ.
Bác sĩ suy luận rằng, cột sống bị cong như vậy là do cô gái có thói quen luôn nằm nghiêng bên phải trên giường và dùng điện thoại. Ông nói rằng điều này đã gây áp lực nhiều hơn cho phía bên phải của cô, đặc biệt là đốt sống ngực và đốt sống thắt lưng.
Hình ảnh chụp X-quang của cô gái 16 tuổi bị cong cột sống 50 độ do nằm nghiêng xem điện thoại. TVBS
Ông cũng giải thích thêm rằng, cô gái trẻ này hiếm khi tập thể dục vì vậy cơ bắp cốt lõi của cô không đủ mạnh để hỗ trợ cơ thể khi cô nằm ở vị trí đó lâu dài.
Người đàn ông 39 tuổi suýt bị liệt vì thói quen nằm trên ghế sofa xem điện thoại
Trường hợp của cô gái 16 tuổi bị cong 50 độ cột sống không phải là ca bệnh duy nhất gặp vấn đề về tư thế khi xem điện thoại. Trước đó, cũng theo thông tin đưa trên trang TVBS, một người đàn ông 39 tuổi, đến từ Giang Tô, Trung Quốc, cũng gặp vấn đề với cột sống do dùng điện thoại nhiều. Người đàn ông họ Li này có thói quen ngồi trườn người trên ghế sofa (một tư thế ngồi rất xấu) trong khi chơi điện thoại hàng giờ. Thực ra, rất nhiều người trong chúng ta cũng có thói quen như vậy.
Người đàn ông 39 tuổi này cũng gặp vấn đề với cột sống do dùng điện thoại nhiều. Ảnh: Guangming
Anh ta luôn dán mắt vào điện thoại và sẽ chỉ đặt nó xuống khi đến giờ đi ngủ. Một ngày nọ, anh tỉnh dậy và bị sốc khi thấy mình bị khó thở nên đã nhanh chóng nhanh chóng đến bệnh viện để tìm cách chữa trị. Giám đốc khoa Phẫu thuật Thần kinh tại bệnh viện Quân y 904, nơi anh đến điều trị, nói rằng, anh bị như vậy là do ngồi ở tư thế xấu kéo dài dẫn đến tổn thương và căng thẳng tủy sống.
Kết quả, anh ta bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống và các dây thần kinh cột sống bị chèn ép nặng do tư thế xấu. Bác sĩ điều trị nói rằng thật may mắn khi anh đã kịp thời phát hiện ra vấn đề này nếu không Li có thể bị tê liệt trong tương lai.
Cả bác sĩ điều trị cho cô gái 16 tuổi hay người đàn ông 39 tuổi đều đưa ra lời khuyên cho người khác là cần phải luôn đảm bảo tư thế của mình sao cho đúng mỗi khi sử dụng điện thoại. Theo đó, mọi người thường nhìn xuống trong khi chơi với điện thoại của họ và nếu họ cúi đầu xuống thấp hơn 60 độ, áp lực giữa các đốt sống cổ của họ sẽ tương đương với việc đặt 27kg lên cổ và xương sống.
Anh ta bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống và các dây thần kinh cột sống bị chèn ép nặng. Ảnh: Guangming
Theo bác sĩ Kenneth Hansraj, Trưởng khoa phẫu thuật cột sống tại Phòng phẫu thuật và phục hồi chức năng New York, Manhattan, Mỹ, nhiều bạn có thói quen cúi gầm người xuống để có thể nhìn điện thoại rõ hơn trong hàng giờ liền. Thói quen này sẽ gây nên những cơn đau ở phía sau cổ và lưng. Thay vào đó, ông khuyên mọi người nên ngồi thẳng lưng, hạ thấp đôi mắt và nâng cánh tay lên để đưa điện thoại vào tầm nhìn thoải mái nhất.
Theo Helino
Bác sĩ tiết lộ bàn chân nói lên sức khỏe của bạn như thế nào? Nếu đôi chân của bạn thường xuyên có cảm giác lạnh, móng chân dày hay bị hôi chân... Đó chính là những dấu hiệu biểu hiện tình trạng sức khỏe đang có vấn đề. Tiến sĩ Dawn Howarth, hiện đang công tác tại trung tâm Head of Care ở Mỹ cảnh báo mọi người không nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu...