Đi giao thực phẩm cho người thân, nam thanh niên bị phạt 2 triệu
Nam thanh niên chạy xe máy đem thực phẩm từ quận Phú Nhuận đến quận Bình Thạnh cho cha mẹ trước ngày TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội. Anh bị lực lượng chức năng lập biên bản.
Chiều 22/8, tổ công tác UBND quận Phú Nhuận tiếp tục lập chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên đường Hoàng Minh Giám, đoạn qua công viên Gia Định. Một số người ra đường trước ngày TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 bị lực lượng chức năng lập biên bản xử phạt.
Lúc 16h, anh Đ.Đ.H. (28 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận) chạy xe máy qua công viên Gia Định bị lực lượng chức năng dừng phương tiện.
Nam thanh niên đi đưa thực phẩm cho người thân bị phạt. Ảnh: An Huy.
Anh H. không xuất trình được giấy thông hành nên bị tổ công tác UBND quận Phú Nhuận lập biên bản xử phạt 2 triệu đồng.
Video đang HOT
Nam thanh niên cho biết đang ở trọ tại quận Phú Nhuận. Chiều nay anh đem thực phẩm từ nhà trọ xuống cho ba mẹ ở quận Bình Thạnh trước thời điểm TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội thì bị lực lượng chức năng kiểm tra.
“Cha mẹ tôi ở quận Bình Thạnh chưa mua được thực phẩm. Sáng nay được người quen từ Cà Mau gửi cho một ít hải sản, tôi đem qua cho cha mẹ thì bị lập biên bản. Tôi đã năn nỉ tổ công tác thông cảm vì hôm nay là ngày cuối trước khi thành phố siết chặt giãn cách nhưng không được”, anh H. bùi ngùi nói.
Nam thanh niên này cho biết đã tìm tài xế giao hàng cả buổi sáng không được nên mới chạy xe máy ra đường đưa thực phẩm cho cha mẹ.
Bên cạnh đó, người đàn ông tên T.M.T. (48 tuổi, quê Tây Ninh) lái ôtô trên đường Hoàng Minh Giám cũng bị CSGT quận Phú Nhuận kiểm tra và đưa vào chốt lập biên bản lỗi ra ngoài không cần thiết.
Ông T. bị lập biên bản vì lái ôtô ra đường. Ảnh: An Huy.
Ông T. trình giấy tờ thông hành và cho biết đang làm công ty xây dựng. Hôm nay ông lái ôtô chở sếp đi từ công trình xây dựng ở huyện Củ Chi về quận Bình Tân thì bị kiểm tra.
Một cán bộ tại chốt kiểm soát dịch cho biết công ty của ông T. không phải xây dựng các công trình thiết yếu trong thời điểm giản cách xã hội. Ông T. lái ôtô ra ngoài trong thời điểm này là vi phạm.
Trong lúc bị tổ công tác lập biển bản, người đàn ông liên tục năn nỉ tổ công tác bỏ qua vi phạm. “Tôi làm tài xế nên lương có 5 triệu đồng. Tôi phải lo cho vợ con nên rất khó khăn. Cán bộ bỏ qua cho tôi hôm nay, ngày mai siết chặt giãn cách, tôi không ra ngoài nữa”, ông T. nói.
Tuy nhiên, ông T. không được tổ công tác chấp nhận bỏ qua lỗi vi phạm. Chiều cùng ngày, một số trường hợp khác ra ngoài không cần thiết cũng được tổ công tác UBND quận Phú Nhuận nhắc nhở.
Hà Nội giãn cách xã hội, shipper có được phép hoạt động không?
Trong thời điểm giãn cách xã hội, lái xe công nghệ và xe ôm cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc COVID-19 và có thể lây lan.
Từ 6 giờ ngày 24/7, Hà Nội chính thức giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19; trong đó hoạt động vận tải là một trong số những lĩnh vực quan trọng bị tác động bởi giãn cách xã hội.
Cụ thể, UBND Hà Nội yêu cầu dừng các hoạt động vận tải hành khách đường bộ bằng ôtô, đường thủy, xe bus, xe taxi, xe hợp đồng, xe du lịch, xe khách liên tỉnh, hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa và vận tải hành khách công cộng vận chuyển hành khách bằng xe môtô; trong đó có xe công nghệ và xe ôm; trừ trường hợp: phục vụ trong phòng chống dịch, công vụ, ngoại giao, vận chuyển công nhân, chuyên gia.
Việc vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện phòng chống dịch theo hướng dẫn của Sở Giao thông Vận tải. Việc vận tải hàng hóa thiết yếu được ưu tiên "luồng xanh" vào thành phố.
Thời gian qua, nhất là những ngày trên địa bàn xuất hiện các ca F0, dịch vụ xe công nghệ được người dân ưa chuộng để đi lại, vận chuyển đồ. Tuy nhiên, khi trên địa bàn xuất hiện những ca mắc COVID-19 trong cộng đồng thì lái xe công nghệ và xe ôm cũng là một trong những đối tượng nguy cơ cao mắc COVID-19. Do đó, việc thành phố Hà Nội tạm dừng một số dịch vụ xe công nghệ và xe ôm là cần thiết để phòng, chống lây lan dịch bệnh.
Ông Vũ Văn Viện, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, theo chỉ đạo của thành phố, trước mắt, đối với shipper (giao hàng) trên địa bàn thành phố sẽ tạm dừng hoạt động.
Theo ông Viện, hiện nay, chưa thể kiểm soát được lực lượng shipper (giao hàng) này. Do đó, lãnh đạo Sở GTVT cho rằng, hiện nay, thành phố vẫn tổ chức hoạt động, kinh doanh đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thiết yếu nên trước mắt, nếu cần thiết, người dân sẽ tự đi mua về sử dụng.
Đồng thời, trong quá trình thực hiện Chỉ thị mới, nếu có các vấn đề phát sinh, Sở sẽ theo dõi và tổng hợp, báo cáo, tham mưu cho UBND TP để có chỉ đạo cụ thể, kịp thời để đáp ứng tình hình cụ thể.
Một số ứng dụng giao hàng, xe ôm công nghệ cũng đã phát đi thông báo tới đội ngũ shipper; trong đó ứng dụng Grab thông báo tạm ngừng cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách 2 bánh là GrabBike, GrabBike Economy; dịch vụ vận chuyển hành khách 4 bánh là GrabCar, GrabCar Economy, GrabCar Pluss, GrabCar Doanh Nghiệp, GrabTaxi và dịch vụ giao đồ ăn GrabFood trên địa bàn Hà Nội theo thời gian chỉ thị quy định.
Đội nắng 30 phút xếp hàng, nhiều người được siêu thị phát phiếu hẹn đến 22h Cuối tuần, nhu cầu mua sắm tăng cao nên tại nhiều siêu thị xảy ra tình trạng khách xếp hàng dài chờ đến lượt. Nhiều người dân đến siêu thị xếp hàng lúc 12h trưa nhưng được phát phiếu hẹn đến tận 22h. Xếp hàng chờ đợi đến lượt vào siêu thị nhưng cuối cùng nhiều người dân nhận được phiếu hẹn -...