Dì ghẻ
“Hò …ơi… mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ … mà thương con chồng” Xưa nay vẫn thế hiếm có dì ghẻ nào mà yêu thương con riêng của chồng. Cho dù họ có cố gắng trở thành người mẹ dễ chịu.
Mẹ nó mất khi nó chưa tròn 1 tuổi, thương cảnh “Gà trống nuôi con” ba nó đi thêm bước nữa để có người chăm sóc cho nó. Thời gian đầu khi có ba nó ở nhà, dì ghẻ vẫn yêu thương chăm sóc cho nó. Nhưng kể từ khi sinh đứa con trai dì dường như bỏ mặt nó một mình. Ba nó thì đi làm suốt ít khi ở nhà, mà có về thì cũng quấn quýt bên đứa con quý tử chứ cũng chẳng thèm để ý gì tới nó. Hằng ngày dì ghẻ không cho nó ăn cơm cùng, nó chỉ ngồi ở một cái gốc nhỏ ngoài vườn chứ không dám vào trong nhà vì sợ dì. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng nó bị dì bắt làm rất nhiều việc, sáng sớm lau dọn nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo. Dì cấm nó tuyệt đối không được lại gần em bé. Có lần nghe em khóc, nó chạy vào trong nhà định hát ru cho em ngủ, thì bị dì vừa mắng vừa đánh cho một trận:
- Sao mày dám vào đây, ganh ghét định đánh em mày đúng ko? Đi ngay ra ngoài cho tao.
Tiếng dì ghẻ quát ầm ĩ, nó chạy ra ngoài gốc vườn khóc rưng rức đau đớn trước những trận đòn.
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng – (Hình minh họa)
Khi thằng bé lên ba tuổi, hai chị em nó vẫn lén chơi với nhau. Mỗi khi ba nó đi làm về hai chị em lại chạy ra ngõ đón. Thằng bé thấy ba vội reo lên:
- Ba ơi!
Video đang HOT
Ba nó ôm lấy thằng bé, hôn lên má nó:
- À ha, con trai ngoan, cực cưng quý tử của ba.
Ba nó chẳng thèm để ý đến sự có mặt của nó, nó buồn rồi lại chạy lại cái gốc nhỏ quen thuộc ở góc vườn. Nó lại khóc, những giọt nước mắt đầy tủi hờn. Thế rồi dần dần con bé lớn lên, nó ít nói hẳn, cứ trầm lặng, nó sống thu mình. Nó không còn biết buồn là gì nữa vì trước giờ nó đã quá quen thuộc với sự vô cảm của người cha và sự hành hạ của dì ghẻ. Nó tự an ủi mình: “Cũng bình thường thôi, mình đâu phải con họ đâu mà họ yêu thương”. Đến ngày giỗ mẹ, ba nó đi làm xa, dì ghẻ rủ bạn bè tới đánh bài rồi nhậu nhẹt cả ngày. Nó lặng lẽ đốt mấy nén hương thắp cho mẹ, khói hương bay xuống nhà, mụ dì ghẻ quát lớn:
- Con quỉ kia, mày định đốt nhà bà ư?
Bà vừa nói, vừa đánh tới tấp vào người nó, rồi đuổi nó đi khỏi nhà. Nó khóc nức nở trong niềm đau của một đứa trẻ mồ côi mẹ, bị dì ghẻ đuổi đi. Rồi cứ thế, nó cứ đi mãi, cho tới khi không còn sức, nó ngồi ngủ thiếp đi, trong giấc mơ nó được gặp mẹ, mẹ nó đẹp đến lạ lùng có mái tóc dài, bà ôm hôn và xoa lên đầu nó. Nó cất tiếng hỏi khẽ:
- Mẹ ơi! Sao ba bảo mẹ đã chết rồi?
Trong giấc mơ, những câu hỏi của nó cũng thật hồn nhiên trong sáng, mẹ nó vỗ về an ủi:
- Chỉ cần con luôn nghĩ đến mẹ thì mẹ vẫn còn sống mãi.
Khi nó tỉnh giấc, nó biết mình chỉ nằm mơ, mẹ nó đã chết rồi. Nó đã bỏ đi đến một nơi thật xa và không còn ai nhìn thấy nó nữa. Người cha trở về không nhìn thấy nó đâu, vội vàng đi tìm nhưng đã quá muộn.
Theo VNE
Bố mẹ giục tôi "chống lầy"
26 tuổi, tôi liên tục bị bố mẹ giục lấy chồng kẻo mang tiếng "ế" suốt đời...
Không xinh đẹp nhưng không hẳn xấu, không tài giỏi nhưng không đến mức kém cỏi, những thứ tôi "rước" trên người từ ngoại hình cho đến công việc hay học vấn tôi ở tôi đều ở mức tạm gọi là "ổn". Vậy mà... Bố mẹ tôi suốt ngày lên tiếng giục tôi lấy chồng từ ngày tôi 20 tuổi. Và vì bạn bè tôi đứa nào đứa đó đã lên xe bông, điều đó càng khiến tôi lúng túng...
Bạn bè cùng trang lứa dần dần lên xe bông càng khiến bố mẹ tôi hối thúc tôi chuyện lấy chồng (Hình minh họa)
Tôi sinh ra trong một gia đình làm nông ở làng quê nhỏ thuộc tỉnh Thừa Thiên. Làng tôi, khi con gái bước sang tuổi 20 đã tìm cho mình một tấm chồng để có chỗ "nương thân". Riêng tôi, vốn là một cô gái có cá tính mạnh nên bất chấp sự hối thúc của gia đình để giữ cuộc sống độc thân như mong muốn. Không phải tôi không muốn lấy chồng, chỉ vì đơn giản trong suy nghĩ của tôi còn quá sớm cho để lấy chồng khi ở tuổi 20.
Qúa mệt mỏi vì áp lực từ gia đình, năm 21 tuổi tôi quyết định lên thành phố xin việc sau khi học xong chương trình trung cấp ở huyện. Cuộc sống thành phố khiến tôi thấy thoải mái vô cùng. Bám ở đất thị thành được hơn 4 năm, bố mẹ quyết định "túm" tôi về quê rồi xin cho tôi một chân làm ở "bàn giấy" Ủy ban xã. Những ngày sau đó, tôi lại tiếp tục bị bố mẹ "tra tấn", hỏi han nào là "con có người yêu chưa?", "khi nào kết hôn?" hay "bố thấy thằng Tuấn giáo viên cấp 3 đẹp trai lại chưa có vợ, bố hỏi nó cho con nhé?"... Thời gian dần trôi, cứ thế suốt mấy năm bố mẹ đều giục tôi lấy chồng tôi đều làm thinh. Đến nay đã 26 tuổi, tôi vẫn mang tiếng là gái ế trong vùng khi không có một mảnh tình vắt vai.
Yêu nhau, tôi với anh chưa dám thú nhận với gia đình... - (Hình minh họa)
Thực ra tôi cũng có tình yêu nhưng tôi không dám nói với gia đình và hàng xóm. Người tôi yêu là anh bộ đội ở đồn biên phòng của xã. Anh năm nay đã 30 tuổi và có quê tận Hà Tĩnh. Yêu anh nhưng tôi giấu gia đình vì sợ họ chê này chê kia về anh . Hơn nữa, tôi biết bố mẹ không thích con gái mình lấy chồng xa nên tôi nhất quyết giấu tình yêu của mình.
Tôi với anh quen nhau gần 1 năm, trong suy nghĩ của tôi tạm thôi gọi mình là gái ế. Với gia đình tôi, họ vẫn thường ngày khuyên tôi nghĩ đến chuyện "chống lầy" nhưng tôi chỉ biết im lặng. Phần người yêu của tôi, nhiều lần anh cũng muốn công khai tình cảm cho gia đình tôi biết nhưng tôi ngăn cản anh, rằng hãy đợi khi nào tôi "quá ế" mới nói cho bố mẹ tôi biết vì khi đó họ mới dễ chấp nhận cho chúng tôi đến với nhau.
Mới đây gia đình tôi phát hiện bí mật chuyện tình cảm của tôi. Họ thấy vui mừng vì tôi "thoát nạn" gái ế nhưng họ hụt hẫng khi biết được người tôi yêu là chàng trai bộ đội ở tận Hà Tĩnh. Tôi biết mọi chuyện thế nào cũng diễn ra đúng như vậy. Bố mẹ phản đối không thương tiếc tình cảm đó.
Chúng tôi luôn đấu tranh để đến được với nhau dù gia đình ngăn cấm - (Hình minh họa)
Hiện nay, tôi không còn nghe bố mẹ giục lấy chồng nữa, thay vào đó họ thường than thở vì chuyện tình cảm của tôi với anh. Tôi biết họ đang cần thời gian suy nghĩ và với sự chân thành từ anh cũng như tình cảm sâu đậm mà chúng tôi dành cho nhau, hy vọng sẽ thuyết phục được bố mẹ mình...
Theo PNO
Được mẹ chồng xem như bạn, con dâu ỷ lại và lộng quyền Xem con dâu như người bạn thân, nó bắt đầu xấc láo, lộng ngôn và thể hiện như một người nắm quyền lực nhất trong gia đình... Ngày xưa, vì một lần lầm lỡ tôi đã trở thành bà mẹ đơn thân khi vừa tròn 18. Hai mươi lăm tuổi tôi kết hôn nhưng chưa bao năm thì chồng bị tai nạn qua...