Đi du lịch về, bàng hoàng phát hiện căn nhà mình bị đập bỏ
Người phụ nữ ở thành phố Atlanta vô cùng bàng hoàng khi phát hiện căn nhà gia đình gắn bó nhiều năm bất ngờ bị đập nát, trong lúc bà đi du lịch.
Chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với hãng tin AP, bà Susan Hodgson cho biết trở về sau kỳ nghỉ hồi tháng 9, bà chỉ còn thấy một đống đổ nát thay vì căn nhà mà cả gia đình đã gắn bó suốt nhiều năm.
“Tôi rất tức giận. Mỗi ngày thức dậy tôi vẫn mong đây chỉ là một trò đùa. Tôi vẫn đang bị sốc”, bà Hodgson sống ở thành phố Atlanta thuộc bang Georgia, Mỹ nói.
Căn nhà của bà Hodgson chỉ còn lại đống đổ nát. Ảnh: AP
Bà Hodgson nhớ lại người hàng xóm đã gọi điện để hỏi có thuê ai phá dỡ ngôi nhà trong lúc bà đi vắng hay không. “Tôi nói ‘không’. Nhưng họ nói có vài người tới phá dỡ và đập nát ngôi nhà”, bà Hodgson cho hay.
Thậm chí, khi người hàng xóm lại gần để hỏi nhóm công nhân, người này còn bị quát nạt và yêu cầu không can thiệp.
Bà Hodgson sau đó đã nhờ một thành viên trong gia đình tới xem, và yêu cầu nhóm công nhân phá dỡ đưa giấy phép. Đến lúc này, họ mới biết đã phá nhầm ngôi nhà của bà Hodgson.
“Tôi đã sống ở đó 15 năm, chúng tôi vẫn thường xuyên quét dọn, cắt cỏ, dọn sân vườn. Thuế vẫn đóng đầy đủ”, bà Hodgson tâm sự.
Nữ chủ nhân căn nhà đã báo cảnh sát, và liên hệ với luật sư để giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, cho tới ngày 21/10, công ty đã phá dỡ nhầm căn nhà của bà Hodgson vẫn chưa liên lạc để làm việc.
“Thật khó tin rằng ai đó nghĩ họ có quyền đến và phá nát một thứ gì đó, rồi bỏ đi mà không quay lại nói ‘Tôi xin lỗi. Tôi cần làm gì để khắc phục? Đó chỉ là một tai nạn’. Họ không nói gì với tôi cả”, bà Hodgson cho hay.
Video đang HOT
Người sống sót đào bới đống đổ nát để tìm kiếm người thân mất tích trong lũ lụt ở Libya
Ngày 14/9, những người sống sót sau trận lũ lụt cuốn trôi trung tâm thành phố Derna, Libya đã tuyệt vọng đào bới đống đổ nát với hy vọng tìm được người thân trong số hàng nghìn người chết và mất tích.
Ông Hassan El Salheen bật khóc sau khi chôn cất thi thể của con trai, Aly, người đã chết cùng với ba người anh em họ ở Libya sau cơn bão Daniel. Thi thể của Aly đã được đưa về quê hương tại làng Al Sharief tỉnh Bani Swief, Ai Cập. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, cơn bão lớn tấn công Libya từ ngày 10/9 làm vỡ 2 con đập, gây ra lũ lụt, khiến nước lũ tràn về thành phố Derna, cuốn trôi các toà nhà cao tầng khi nhiều người dân đang ngủ say ra biển.
Sau khi lượng mưa chưa từng có xảy ra, cho tới nay, giới chức cho biết ít nhất 5.000 người đã thiệt mạng và hàng nghìn người khác đang mất tích. Thị trưởng Derna Abdulmenam al-Ghaithi cho biết số người chết trong thành phố thậm chí có thể lên tới 18.000 - 20.000, tùy theo mức độ thiệt hại.
"Chúng tôi thực sự cần các đội chuyên trục vớt thi thể", ông nói với Reuters ở Derna. "Tôi lo ngại thành phố sẽ bị lây nhiễm dịch bệnh do số lượng lớn thi thể đang phân huỷ dưới đống đổ nát và dưới nước".
Ông Usama Al Husadi, lái xe 52 tuổi, đã nỗ lực tìm kiếm vợ và 5 người con kể từ khi thảm họa xảy ra.
"Tôi đã đi bộ để tìm kiếm họ. Tôi đã đến tất cả các bệnh viện và trường học nhưng không có phép màu nào", ông nói và ôm đầu khóc.
Toàn cảnh thành phố Derna, Libya ngày 14/9 sau tcơn bão mạnh và lượng mưa lớn đổ bộ. Ảnh: Reuters
Thảm hoạ xảy ra trong đêm bão, khi ông Husadi vẫn đang làm việc. Ông đã gọi vào số điện thoại của vợ nhưng không ai nghe máy. Ông nói: "Chúng tôi đã mất ít nhất 50 thành viên trong gia đình họ nội, cả mất tích và thiệt mạng".
Anh Mustafa Salem, người dân thành phố Derna, chia sẻ: "Chúng tôi biết tin vỡ đập trong đêm, lúc đó nhiều nhà vẫn đang ngủ say. Tôi đã mất 30 người thân. Giờ chưa tìm được ai cả".
Wali Eddin Mohamed Adam, 24 tuổi, công nhân nhà máy gạch người Sudan sống ở ngoại ô Derna, đã thức giấc vì tiếng nước chảy mạnh vào đêm bão. Anh chạy đến trung tâm thành phố để tìm kiếm những người mất tích. Adam cho biết 9 đồng nghiệp của anh đã mất tích và khoảng 15 người khác đã mất gia đình.
"Tất cả đều bị nước lũ cuốn trôi ra biển. Xin Chúa thương xót và đưa họ lên thiên đường", anh nói.
Nỗ lực viện trợ gặp khó khăn
Các nhân viên cứu hộ đưa một thi thể ra khỏi đống đổ nát sau trận lũ lụt ở Derna, Libya. Ảnh: Reuters
Trong nỗ lực tìm kiếm những người mất tích, nhiều đội cứu hộ từ Ai Cập, Tunisia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar, đã đến hiện trường. Thổ Nhĩ Kỳ cử tàu chở thiết bị tới thành lập 2 bệnh viện dã chiến. Italy đã gửi 3 máy bay tiếp viện và nhân sự, cũng như 2 tàu hải quân đến trợ giúp quốc gia Bắc Phi này. Tuy nhiên, các đội cứu hộ đang gặp khó khăn trong việc dỡ hàng vì cảng Derna đầy mảnh vỡ sau thảm hoạ.
Công tác cứu hộ cũng gặp trở ngại bởi những rạn nứt chính trị ở đất nước 7 triệu dân, nội chiến triền miên và không có chính phủ nào nắm quyền kiểm soát toàn quốc kể từ cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Muammar Gaddafi vào năm 2011.
Những khu vực trên cao của Derna, trung tâm thành phố đông dân cư, giờ đây đã bị san phẳng với những vũng bùn rộng lớn.
Bãi biển ngổn ngang quần áo, đồ chơi, đồ đạc, giày dép và các tài sản khác bị dòng nước cuốn trôi. Đường phố ngập trong bùn sâu, cây cối bật gốc ngổn ngang và hàng trăm ô tô bị hư hỏng, nhiều chiếc bị lật nghiêng hoặc lật nóc. Một chiếc ô tô bị mắc kẹt trên ban công tầng hai của một tòa nhà.
Toàn cảnh thành phố Derna, Lybia. Ảnh: Reuters
Ông Mohamed Mohsen Bujmila, kỹ sư 41 tuổi, cho biết: "Tôi và vợ đã sống sót nhưng tôi đã mất em gái. Em tôi sống ở trung tâm thành phố, nơi xảy ra các vụ lũ quét kinh hoàng. Chúng tôi đã tìm thấy thi thể của chồng và con trai em ấy và chôn cất họ".
Ông Bujmila cũng tìm thấy thi thể của 2 người lạ trong căn hộ của mình.
Một đội tìm kiếm và cứu hộ của Ai Cập gần đó cũng đã vớt được thi thể của người hàng xóm của Bujmila. Ông nói: "Đây là dì Khadija, xin Chúa ban ơn cho dì ấy lên thiên đường".
Thảm hoạ có thể tránh được
Khu dân cư ở Marj, Libya bị ngập lụt hôm 11/9. Ảnh: AP
Liên hợp quốc cho biết hầu hết số người thiệt mạng trong trận lũ quét ở Libya đều có thể "tránh được".
Trong cuộc họp báo ở Geneva ngày 14/9, ông Petteri Taalas, Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), nói: "Nếu có dịch vụ khí tượng hoạt động bình thường, giới chức đã có thể đưa ra các cảnh báo. Việc quản lý khẩn cấp tình huống này sẽ có thể tiến hành sơ tán người dân và chúng ta sẽ tránh được hầu hết thương vong về người. Tất nhiên, chúng ta không thể tránh hoàn toàn những tổn thất kinh tế, nhưng có thể giảm thiểu những tổn thất đó bằng cách cung cấp các dịch vụ phù hợp".
Ông Talaas cho biết WMO đã cố gắng phối hợp với các quan chức Libya để cải thiện các cơ chế này, nhưng vì "tình hình an ninh trong nước quá khó khăn nên các đội cứu hộ khó đến đây".
Thủ tướng Libya Abdul Hamid al-Dbeibeh nói: "Chúng tôi đang gặp vấn đề trong việc trục vớt các thi thể từ biển. Hải quân Libya, thợ lặn và người nhái đang dồn hết sức để trục vớt các thi thể. Chúng tôi đang xem xét toàn diện nguyên nhân của trận lụt lịch sử này. Chúng tôi đã phân bổ 2,5 tỷ Dinar để khởi động công cuộc tái thiết".
Chạy đua tìm người sống sót sau động đất ở Ma Rốc Hãng Reuters ngày 10.9 đưa tin lực lượng cứu hộ tại Ma Rốc đang chạy đua tìm kiếm người sống sót trong trận động đất kinh hoàng khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Bộ Nội vụ Ma Rốc cho hay ít nhất 2.012 người đã thiệt mạng, 2.059 người bị thương, trong đó có 1.404 người trong tình trạng nguy kịch. Trong số...