Đi du lịch mùa hè, mẹ bầu “nằm lòng” 5 lưu ý này để mẹ khỏe, con ngoan
Mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch, nghỉ mát nếu đang có thai kỳ khỏe mạnh, không gặp bất thường gì.
Mùa hè là khoảng thời gian lý tưởng để đi du lịch, nghỉ mát. Nhiều gia đình hiện tại cũng đang rậm rịch lên kế hoạch cho một chuyến đi chơi sau vài tháng phải ở nhà để đề phòng dịch Covid-19. Vậy nếu đang mang bầu, mẹ có nên đi du lịch không và nếu đi thì cần lưu ý điều gì?
Câu trả lời là nếu mẹ có thai kỳ khỏe mạnh thì một chuyến du lịch xả hơi, chuẩn bị tinh thần cho ca “vượt cạn” sắp tới là hoàn toàn tuyệt vời. Vậy nhưng đi du lịch trong thời gian mang thai, mẹ cũng cần nhớ kĩ những lưu ý sau đây.
Một chuyến du lịch cho mẹ bầu xả hơi, lấy tinh thần cho ca “vượt cạn” và chuỗi ngày “ở cữ” không phải ý kiến tồi. (Ảnh minh họa)
1. Đi khám trước khi đi du lịch
Trước khi lên kế hoạch cho một chuyến du lịch xa, mẹ bầu tốt nhất nên đi khám thai, trao đổi và tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình hình sức khỏe của cả mẹ và thai nhi xem có phù hợp cho chuyến đi không và đồng thời đưa ra một vài nhắc nhở cần thiết với mẹ bầu khi đi du lịch.
Ngoài ra, nếu mẹ di chuyển bằng máy bay thì một số hãng hàng không cũng yêu cầu giấy khám sức khỏe có chứng nhận của bác sĩ. Mỗi hãng sẽ có mốc thời gian yêu cầu khác nhau nên mẹ hãy tìm hiểu kĩ trước khi đặt vé.
2. Chọn thời điểm và địa điểm phù hợp
Thời gian đi du lịch tốt nhất cho các bà bầu là từ tuần thứ 20 đến 30 của thai kỳ (thuộc tam cá nguyệt thứ 2). Lúc này, những cơn ốm nghén đã bắt đầu giảm, thai nhi vào vị trí ổn định và mẹ cũng chưa quá nặng nề.
Video đang HOT
Cùng với thời điểm thì địa điểm du lịch cũng cần được mẹ bầu cân nhắc kĩ lưỡng. Mẹ không nên đi những nơi quá xa, yêu cầu thời gian di chuyển trên 6 tiếng hay phải đổi qua nhiều phương tiện sẽ rất bất tiện và mệt mỏi.
Ngoài ra, mẹ bầu nên tránh đến những vùng hẻo lánh, cơ sở y tế không đáp ứng được hay là đang có bệnh dịch. Tốt nhất nên lựa chọn một chuyến du lịch đến vùng khí hậu mát mẻ, thời tiết ổn định cũng khiến em bé trong bụng cảm thấy dễ chịu.
Mẹ bầu cần cân nhắc thời gian, địa điểm và cả phương tiện di chuyển phù hợp. (Ảnh minh họa)
3. Chuẩn bị trang phục phù hợp
Trong thai kỳ, thân nhiệt của mẹ bầu rất hay thay đổi, thêm việc đến một môi trường mới không quen khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và cả thai nhi. Tốt nhất thì chị em nên tìm hiểu kỹ thời tiết điểm du lịch trước khi đến và chuẩn bị tư trang, quần áo thích hợp.
4. Lưu ý trong ăn uống
Trong mỗi chuyến du lịch, thưởng thức ẩm thực là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì không nên thử những món ăn lạ, có nguy cơ gây dị ứng, đau bụng.
Mẹ bầu cũng cần nhớ việc uống đủ nước vì di chuyển vào mùa hè rất dễ bị mất nước. Chú ý tránh xa nước đá mà trung thành với nước đóng chai cho dù trời nắng nóng. Uống nước thường xuyên, tăng năng lượng bằng trái cây, các loại hạt khi di chuyển, dừng lại thường xuyên để nghỉ ngơi.
Khi đi du lịch, mẹ bầu phải nhớ uống đủ nước mỗi ngày. (Ảnh minh họa)
5. Hài hòa giữa nghỉ ngơi và di chuyển
Vận động trong thai kỳ là một yếu tố quan trọng, giúp máu lưu thông, nhưng mẹ bầu tuyệt đối không nên di chuyển quá nhiều. Du lịch trong thai kỳ, mẹ bầu nên chú trọng nghỉ ngơi, an dưỡng. Khi ngồi hay di chuyển, tránh vắt chân quá lâu để giảm bớt nguy cơ đông máu, kê chân cao một chút nhằm tránh chuột rút và sưng chân.
Tóm lại, mẹ bầu hoàn toàn có thể đi du lịch trong những ngày hè này nhưng cần cẩn trọng trong mọi thứ từ di chuyển, ăn uống tới vui chơi, sinh hoạt, nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và em bé trong bụng.
Nắng nóng, lo dịch tay chân miệng bùng phát
Năm nay do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thời gian học của học sinh bị kéo dài đúng vào cao điểm mùa hè nắng nóng do vậy các chuyên gia lo ngại nếu không cẩn trọng các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, ho gà, tiêu chảy, đặc biệt là tay chân miệng... có thể tấn công vào hệ miễn dịch của trẻ nhỏ.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học Lâm sàng Các bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, mùa hè là mùa cao điểm của bệnh tay chân miệng, đặc biệt đây là bệnh có nguy cơ lây lan cao trong trường học.
Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin nên biện pháp phòng chống chủ yếu vẫn là vệ sinh sạch sẽ.
Tính từ đầu năm đến nay Trung tâm ghi nhận hơn 10 ca mắc bệnh tay chân miệng và hầu như đều là ca bệnh nặng.
Hiện tại Trung tâm đang điều trị cho hai bệnh nhân (Bắc Ninh) mắc bệnh tay chân miệng. Ca bệnh thứ nhất là cháu N.Đ.T.S. (2,5 tuổi) biểu hiện ban đầu của cháu là có sốt, chân tay nổi nốt đỏ khi đi khám tư bác sỹ có cho uống thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ. Khi sốt cao không hạ sốt thì gia đình đưa đến khám và được cho nhập viện.
Gia đình cũng cho biết, cháu S. mới được gia đình cho đi học mầm non trở lại được một một thời gian ngắn, nên nguyên nhân có thể lây từ các bạn học trong lớp. Khi cháu đi học, mẹ ở nhà xem qua webcam thì thấy cô giáo đã cho các cháu ăn chung bát, chung thìa nên gia đình cho rằng đó có thể là nguyên nhân lây bệnh.
Ca chân tay miệng thứ 2 đang điều trị tại trung tâm là cháu Q.B. (23 tháng tuổi) phát hiện bệnh từ ngày 24/5, biểu hiện ban đầu là có vài nốt đỏ ở tay và lòng bàn chân. Tuy nhiên, sau đó, bé có biểu hiện sốt cao, run tay chân.
Tại bệnh viện tuyến dưới khám bác sỹ kết luận bị tay chân miệng, và với biểu hiện run chi, trẻ đã được chuyển lên tuyến trên để tránh những biến chứng nguy hiểm như ảnh hưởng não, tim mạch.
Chuyên gia này khuyến cáo, tay chân miệng là bệnh lây qua đường tiêu hóa. Hiện, bệnh chưa có vắc xin tiêm phòng nên các phụ huynh cần phòng tránh bằng cách tăng cường bảo đảm vệ sinh cho trẻ.
Cách phòng bệnh hiệu quả nhất ở gia đình và nhà trường theo TS.BS Lâm là luôn giữ bàn tay sạch, đồ chơi sạch. Ngoài ra, cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, nghỉ ngơi đúng giấc và giữ gìn nhà cửa thông thoáng.
Một số biểu hiện thường gặp của bệnh tay chân miệng đó là sốt, tùy từng bé sẽ có mức độ sốt nặng, nhẹ khác nhau. Nếu như trẻ có biểu hiện sốt cao thì cha mẹ phải đặc biệt chú ý, đây là biểu hiện báo hiệu bệnh khá nghiêm trọng.
Ngoài ra, dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng nhất là da rát đỏ, nhiều mụn nước xuất hiện. Chúng có thể xuất hiện ở họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân hoặc quanh miệng,...
Bên cạnh những dấu hiệu bệnh tay chân miệng đặc trưng kể trên, chuyên gia khuyến cáo các bậc phụ huynh cần quan tâm, để ý một số triệu chứng báo hiệu tình trạng bệnh diễn biến nghiêm trọng.
Dấu hiệu đầu tiên có thể kể đến là tình trạng sốt cao, kéo dài liên tục trong vài ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm. Mặc dù cha mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt nhưng cũng không đạt hiệu quả.
Ngoài ra, tình trạng trên cũng gây ra một vài triệu chứng khác. Ví dụ như trẻ hay bị giật mình khi ngủ hoặc đang chơi bình thường. Đặc biệt, tình trạng này sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn. Quấy khóc nhiều trong ngày cũng là 1 dấu hiệu nặng cần theo dõi.
Trẻ sẽ tăng vọt chiều cao trong ngày hè nếu được quan tâm đến các yếu tố vô cùng quan trọng mà ít người để ý này Thông thường trẻ có chiều cao tăng nhanh chóng vào những ngày hè. Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng nếu như không quan tâm đến những điều này, nhất là các bài tập vận động thì trẻ khó đạt được tốc độ tăng chiều cao tối ưu. Trẻ cao hơn khi được vận động ThS. BS Lê Thị Hải - nguyên Giám...