Di dời trụ sở Bộ ngành: Có đất mới không “nới” đất cũ
Trên thực tế nhiều bộ ngành sau di dời đến trụ sở mới hoành tráng vẫn tiếp tục “ôm” đất trụ sở cũ!
Trụ sở cũ của Bộ TN-MT
Luật Thủ đô và Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đã xác định yêu cầu phải giảm mật độ dân cư trong nội đô lịch sử và phải bàn giao các phần đất trụ sở bộ ngành sau di dời cho thành phố để xây dựng các công trình công cộng, cây xanh. Tuy nhiên, thực tế nhiều bộ ngành sau di dời đến trụ sở mới hoành tráng vẫn tiếp tục “ôm” đất trụ sở cũ!
Trụ sở to gấp 4 lần vẫn… thiếu
Bộ TN&MT chuyển sang trụ sở mới tọa lạc tại số 10, Tôn Thất Thuyết (quận Cầu Giấy) từ tháng 5/2012. Trụ sở này có quy mô 1,3ha gấp gần bốn lần so với trụ sở cũ ở số 83 Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa). Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 10/2/2009 với kinh phí đầu tư trên 350 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo ông Bùi Tăng Cường, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT, trụ sở mới vẫn không đáp ứng được nhu cầu chỗ làm việc cho cán bộ, nhân viên của ngành. Trụ sở được thiết kế với công năng cho 600 cán bộ, nhân viên nhưng hiện nay có tới hơn 1.000 người làm việc tại đây. “Do trụ sở mới không đáp ứng được yêu cầu nên Bộ TN&MT vẫn tiếp tục sử dụng trụ sở cũ tại 83 Nguyễn Chí Thanh, dùng làm trụ sở của Tổng cục Biển và Hải đảo…”, đại diện Bộ TN&MT nói.
Giải thích cho việc “không đáp ứng được nhu cầu”, ông Cường cho biết do sự “phình” của bộ máy hành chính. Theo ông Cường, do số lượng cán bộ nhân viên quá lớn, Bộ TN&MT phải chuyển một số đơn vị như Tổng cục Biển và Hải đảo về trụ sở cũ ở 83 Nguyễn Chí Thanh. “Cùng với sự lớn lên của ngành TNMT, đội ngũ cán bộ, lao động trong ngành, chúng tôi phải rà soát, sắp xếp như vậy, hiện nay chốt lại là vẫn phải giữ trụ sở cũ”, ông Cường khẳng định.
Nằm tại địa chỉ 113 Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), trụ sở mới của Bộ Khoa học & Công nghệ (KH-CN) là một tòa nhà cao 13 tầng, được xây dựng trên khu đất có tổng diện tích 1,8ha. Đến cuối năm 2011 công trình này được hoàn thành và đưa vào sử dụng. So với trụ sở cũ tại số 39 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm) chỉ có quỹ đất 0,15ha, quy mô 4 tầng thì trụ sở mới có diện tích đất gấp 12 lần chỗ cũ. Đó là chưa kể số tầng gấp 3 lần trụ sở cũ lên 13 tầng.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo đại diện Bộ KH-CN, chừng đó diện tích sử dụng vẫn là chưa đủ! Theo lý giải thì thiết kế trụ sở mới chỉ đáp ứng được chỗ làm việc cho khoảng 400 người, theo định mức diện tích phòng làm việc của cán bộ, công chức thì vẫn thiếu nhiều . “Dự án xây dựng trụ sở mới của Bộ bắt đầu triển khai từ những năm 2000 nhưng đến tận cuối năm 2011 mới đưa vào sử dụng. Trong thời gian đó, bộ máy nhân sự của các đơn vị đã phát triển thêm”, đại diện Bộ KH-CN cho biết.
Đại diện Thanh tra Chính phủ cho biết, trong thời gian chưa xây dựng được khu chung cư cao tầng tại trụ sở cũ 220 Đội Cấn quận Ba Đình thì Thanh tra Chính phủ giao cho một số cơ quan trực thuộc quản lý sử dụng. Sắp tới khi xây dựng lại trụ sở của Ban tiếp công dân Trung ương thì cũng sẽ sử dụng trụ sở cũ để bố trí tạm cho cơ quan này làm việc.
Trao đổi với Tiền Phong đại diện Bộ Nội vụ cho biết, sau khi di dời ra trụ sở mới toàn bộ quỹ nhà đất tại trụ sở cũ 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được Bộ giao cho 2 đơn vị sự nghiệp quản lý sử dụng là Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và Viện Khoa học tổ chức Nhà nước. PV đặt câu hỏi: “Sắp tới Bộ có lộ trình bàn giao cho thành phố Hà Nội không?”, “Việc này chúng tôi chưa có thông tin. Trước mắt Bộ vẫn sử dụng”, đại diện Bộ Nội vụ cho hay.
Cao ốc thế chân trụ sở cũ
Trao đổi với PV Tiền Phong, KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội quy hoạch và phát triển đô thị Hà Nội khẳng định: Di dời đến trụ sở mới nhưng không bàn giao trụ sở cũ, thậm chí lại biến thành khu căn hộ cao tầng thì không đúng với Luật Thủ đô và không theo Quy hoạch chung do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Luật Thủ đô xác định: Di dời trụ sở một số bộ ngành, các cơ sở sản xuất công nghiệp không phù hợp và các cơ sở y tế để xây dựng các công trình công cộng và không gian xanh. Nếu không làm đúng như vậy là đã trái với Luật Thủ đô và cũng cho thấy trong việc di dời trụ sở bộ ngành đã thiếu sự giám sát, chỉ đạo của Nhà nước trong thực hiện Luật Thủ đô và Quy hoạch chung. “Tôi được biết đến nay Chính phủ vẫn chưa có quyết định về việc bộ ngành phải di dời khỏi trụ sở cũ và bàn giao nhà đất cho thành phố”, ông Nghiêm nói.
Đối với trường hợp như Thanh tra Chính phủ lập dự án xây nhà chung cư tại trụ sở cũ trên đường Đội Cấn, theo ông Đào Ngọc Nghiêm là việc hoàn toàn không phù hợp. Trong khi quận Ba Đình đang phải giảm dân số thì việc xây dựng khu chung cư tại đây lại đi ngược chủ trương này. Hạ tầng khu vực đang rất chật hẹp. Tuyến đường Đội Cấn quá nhỏ và cực kỳ ách tắc. “Nếu cần giải quyết nhu cầu về nhà ở cho cán bộ nhân viên ngành Thanh tra thì hoàn toàn có thể đưa ra quỹ đất khu vực bên ngoài, không nhất thiết phải dùng quỹ đất cũ”, ông Nghiêm kiến nghị.
Trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10/2014, UBND thành phố Hà Nội khẳng định: Hiện nay trên địa bàn thành phố có nhiều trụ sở của các bộ ngành trung ương đóng trên địa bàn đang thực hiện sắp xếp, di dời theo Quyết định 09 của Thủ tướng Chính phủ. Các diện tích đất sau khi di dời vừa qua phần lớn được đầu tư các công trình nhà ở, trung tâm thương mại, do đó ảnh hưởng rất lớn đến Quy hoạch chung Thủ đô. Nguồn thu tiền sử dụng đất các dự án này được dùng để đầu tư trở lại cho các bộ ngành là chưa phù hợp với quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Điều 15 Luật Thủ đô!
“Quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này và quỹ đất sau khi di dời cơ quan, đơn vị quy định tại điểm b khoản 3 Điều này được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng, công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật; không được sử dụng để xây dựng chung cư cao tầng sai quy hoạch”, Khoản 4 Điều 15, Luật Thủ đô.
Theo Nhóm PV Thời sự
Tiền phong
Di dời khẩn cấp 50 người dân ra khỏi vùng núi sụt lún
Cho rằng hố sụt lún cùng với mạch nước ngầm tuôn chảy như suối xuất hiện sau mưa lớn là bất thường, chính quyền huyện vùng cao Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã di dời khẩn cấp 14 hộ dân.
Trước nhà bà Kiều xuất hiện điểm sụt lún sâu hơn 2 m. Ảnh: Trí Tín.
Mưa lớn suốt 3 ngày qua gây ra điểm sụt lún bất thường trước sân nhà bà Hồ Thị Kiều ở giữa thôn Nước Nia, xã Trà Bùi. Hố sụt sâu hơn 2 m, rộng khoảng 1,5 m. "Ngủ dậy thấy đất sụt trước sân nhà, tôi sợ quá nhờ bà con dân làng đến giúp di dời nhà cửa và đồ đạc đi nơi khác để bảo toàn tính mạng", bà Kiều kể.
Sau sự việc, sáng 2/11 Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Trà Bồng lập đoàn công tác về kiểm tra phát hiện ngoài hố sâu sụt lún trước nhà bà Kiều, cách đó khoảng 10 m dưới ngọn đồi phát lộ mạch nước ngầm tuôn chảy mạnh như suối.
Mới đầu mùa mưa lũ đã xuất hiện sụt lún, mạch nước ngầm tuôn chảy bất thường ngay giữa làng nên người dân thôn Nước Nia rất lo sợ. "Lo nhất là những ngày mưa lớn sắp tới điểm sụt lún lan rộng, dễ xảy ra lũ quét vùi lấp nhà cửa, nguy hiểm đến tính mạng", ông Hồ Văn Anh nói.
Dân làng thôn Nước Nia, xã Trà Bùi, di dời khẩn cấp ra khỏi vùng sụt lún. Ảnh: Trí Tín.
Ông Hồ Văn Thịnh, Phó chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, cho biết từ trước đến nay, vùng cao Trà Bồng từng xảy ra nhiều điểm nứt núi gây sạt lở tắc đường, vùi lấp nhà cửa, người đi đường chứ chưa thấy hiện tượng đất đồi sụt lún sâu, phát lộ mạch nước ngầm tuôn chảy ở gần sát khu dân cư thế này.
Trước tình hình này, huyện Trà Bồng huy động thanh niên, dân quân địa phương giúp 14 hộ dân với 50 nhân khẩu chủ động di dời khẩn cấp đến nơi ở mới; đồng thời cấp phát gạo, mì tôm đảm bảo lương thực những ngày mưa lũ.
"Chúng tôi đang lập danh sách kiến nghị tỉnh để bố trí đất, kinh phí xây dựng khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở có cuộc sống ổn định, lâu dài", ông Thịnh nói.
Trí Tín
Theo VNE
Di dời khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam Việc chuyển đổi công năng khu công nghiệp Biên Hòa 1 với kinh phí hơn 11.000 tỷ đồng sẽ được hoàn thành vào năm 2025 nhằm hạn chế ô nhiễm lên sông Đồng Nai. Ngày 30/10, trong buổi làm việc giữa UBND tỉnh Đồng Nai và Ban chỉ đạo dự án chuyển đổi công năng khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1, Tổng...