Di dời trụ sở 13 bộ ngành ra khỏi nội đô: 17.000 tỷ đồng
Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đưa ra 3 phương án để di dời trụ sở 13 bộ, ngành khỏi nội thành Hà Nội. Trong đó, phương án thấp nhất tốn gần 12.000 tỷ đồng, cao nhất tốn khoảng 17.000 tỷ đồng.
Phương án di dời 13 trụ sở bộ, ngành ra khỏi nội thành Hà Nội (ảnh minh họa)
Việc di dời trụ sở bộ ngành khỏi nội thành Hà Nội nhằm giảm tải tình trạng quá tải tại một số quận nội thành trung tâm thành phố, đồng thời giải quyết bài toán về nơi làm việc dành cho cán bộ, công chức viên chức đang công tác tại một số bộ, ban ngành hiện nay.
Rất nhiều phương án để di dời trụ sở 13 bộ, ngành đã được đưa ra. Trong đó có đề xuất quy hoạch xây dựng hệ thống trụ sở làm việc các bộ, ngành trung ương của VIUP với 3 phương án:
Phương án 1 là di chuyển trụ sở các bộ, ngành về khu vực Tây Hồ Tây, Mễ Trì Hạ hoặc cả hai khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì Hạ. Khu vực Tây Hồ Tây theo phương án 1 sẽ gồm trụ sở 12 bộ, ngành:
Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tư pháp, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Riêng Bảo hiểm xã hội Việt Nam đang xây dựng tại Mễ Trì Hạ.
Với tổng chi phí tài chính dự kiến khoảng 11.897 tỷ đồng. Nguồn vốn được huy động từ chuyển đổi 50ha đất tại khu vực Mễ Trì thu về 10.000 tỷ đồng, vốn chuyển đổi đất trụ sở cũ khoảng 1.897 tỷ đồng.
Video đang HOT
Phạm vi quy hoạch là 35ha, bình quân mỗi cơ quan từ 1,5-2ha. Tổng số người làm việc khoảng 14.000 người; số người làm việc bình quân từ 1.000-1.500 người/cơ quan; tầng cao bình quân dự kiến 15-20 tầng/cơ quan; tầng ngầm 3-4 tầng/cơ quan.
Với phương án 2, VIUP đề xuất chuyển 12 trụ sở bộ, ngành và Bảo hiểm xã hội Việt Nam về khu vực Mễ Trì Hạ. Phạm vi quy hoạch 55ha, bao gồm toàn bộ khu đất Mễ Trì Hạ, bình quân mỗi cơ quan từ 1,8-3ha; diện tích còn lại bố trí hồ điều hòa, nhà khách, nhà công vụ, công viên cảnh quan.
Tổng số người làm việc ở 13 cơ quan dự kiến khoảng 15.000 người, số người làm việc bình quân từ 1.000-1.500 người/cơ quan. Nhu cầu tài chính cho phương án này khoảng 14.326 tỷ đồng, nguồn vốn chuyển đổi 20ha đất khu vực Tây Hồ Tây khoảng 8.000 tỷ đồng, vốn chuyển đổi cơ sở cũ 6.326 tỷ đồng.
Riêng phương án 3, VIUP đề xuất sẽ bố trí 13 cơ quan tại 2 khu vực Tây Hồ Tây và Mễ Trì Hạ; trong đó, 20ha tại Tây Hồ Tây bố trí 6 bộ, ngành, bình quân 2-3 ha/cơ quan, tầng cao 9-12 tầng; khu vực Mễ Trì Hạ diện tích 55ha sẽ bố trí 7 cơ quan, diện tích 3-4 ha/cơ quan, tầng cao trung bình 12-15 tầng.
Việc chuyển đổi 13 cơ quan theo phương án 3 này cần nhu cầu tài chính 17.000 tỷ đồng; trong đó, vốn chuyển đổi cơ sở cũ 12.000 tỷ đồng, vốn ngân sách nhà nước 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, theo VIUP, cả 3 phương án quy hoạch hiện chưa có chi tiết tính toán, phân tích, đánh giá về tác động giao thông tại các khu vực lập quy hoạch.
VIUP đề xuất, vấn đề xác định nguồn lực đầu tư cần giao cho bộ chuyên ngành tài chính, kết hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng thành phố Hà Nội xác định phương án cụ thể, trên cơ sở cân đối các nguồn lực nhà nước, khai thác cơ sở cũ cũng như những nguồn vốn huy động hợp pháp khác nhằm lập giải pháp phù hợp.
Thu Thùy
Theo thoidai.com.vn
"Đất vàng" 23 Lê Duẩn Tp. Hồ Minh đã về tay Techcombank?
Khu đất 23 Lê Duẩn từng thu hút sự chú ý của dư luận khi Tân Hoàng Minh đấu giá được hồi đầu năm 2017 với số tiền 1.430 tỷ đồng.
Sáng ngày 13/4/2019, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank đã thông tin tới cổ đông một số vấn đề khá quan trọng. Một trong số đó là liên quan đến việc xây dựng thêm trụ sở mới.
Cụ thể, cổ đông hỏi lãnh đạo ngân hàng rằng, có phải Techcombank đang xây dựng một trụ sở mới cạnh trụ sở cũ ở 191 Bà Triệu (Hà Nội) hay không? Ông Hồ Hùng Anh cho biết do giá trị đầu tư trụ sở mới không quá lớn và do không thuộc thẩm quyền đại hội cổ đông nên HĐQT không đưa vào nội dung của đại hội lần này.
Song ông Hùng Anh cũng cho biết, đúng là Techcombank đang có 2 trụ sở dự kiến đưa vào xây dựng và triển khai năm 2019, sẽ khánh thành năm 2021, trong đó một là toà nhà Media bên cạnh trụ sở hiện tại ở Hà Nội, và thứ 2 là ở 23 Lê Duẩn trong Tp. Hồ Chí Minh. Hiện ngân hàng đang thuê công ty tư vấn thiết kế số 1 thế giới thực hiện, đồng thời cũng đang trong quá trình xin phép các cơ quan chức năng.
Chủ tịch Techcombank nói thêm ông không thể tiết lộ nhiều, song tin chắc rằng khi 2 toà nhà mới được đưa vào vận hành sẽ là biểu tượng mới của kiến trúc toà nhà văn phòng ở Việt Nam.
Nói đến dự án 23 Lê Duẩn Tp. Hồ Chí Minh, giới bất động sản không còn lạ khi năm 2017 cái tên được nhắc đến nhiều hơn cả là Tân Hoàng Minh. Khi ấy, Tân Hoàng Minh cho biết đã hoàn thành việc nộp hơn 1.693 tỷ đồng tiền mua khu đất từ hồi giữa tháng 4/2017, số tiền này bao gồm tiền trúng đấu giá 1.430 tỷ đồng và tiền chậm nộp hơn 264 tỷ đồng. Tân Hoàng Minh lúc đó cũng nói rằng đang gấp rút thực hiện các thủ tục để phát triển dự án 23 Lê Duẩn thành một khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp.
Khu đất 23 Lê Duẩn TP.HCM khi về tay Tân Hoàng Minh năm 2017
Khu đất 23 Lê Duẩn có vị trí đắc địa, 2 mặt tiền đường Lê Duẩn và Nguyễn Du, được quy hoạch xây dựng công trình có chiều cao tối đa 100 m, khu đất này đã thu hút được 13 doanh nghiệp có tiềm lực mạnh tham gia đấu giá từ năm 2015. Giá khởi điểm của khu đất khá này là 558 tỷ đồng và công ty Tân Hoàng Minh đã trúng giá 1.430 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm.
Khu đất 23 Lê Duẩn không được nhắc đến nhiều kể từ đó, cho đến nay khi Techcombank nói rằng họ sẽ xây dựng trụ sở ở đúng địa chỉ này rõ ràng làm tăng thêm tò mò của dư luận.
Trong các thông tin chính thức của Techcombank không thấy đề cập tới nội dung chuyển nhượng nào, nhưng có một khoản mục đáng chú ý tại báo cáo tài chính kiểm toán 2018 đó là tiền cho việc tạm ứng mua tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang tại thời điểm cuối năm 2018 tăng vọt lên 3.458 tỷ đồng, so với mức 943 tỷ cuối năm 2017. Theo thuyết minh của ngân hàng thì đây là khoản tạm ứng mua tài sản cố định và xây dựng trụ sở văn phòng làm việc của Techcombank ở Tp. Hồ Chí Minh, và ngày 16/1/2019 ngân hàng đã hoàn thành việc chuyển giao tài sản nói trên và hạch toán tăng tài sản cố định tương ứng.
Với số tiền Techcombank đã bỏ ra cũng xấp xỉ số mà Tân Hoàng Minh đã chi để có được khu đất vàng cách đây 2 năm, rất có thể hai bên đã thực hiện chuyển giao cho nhau và nay 23 Lê Duẩn đã thuộc về Techcombank.
Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ
Khoản nợ hơn 280 tỷ đồng của một công ty bia đang bị rao bán VAMC đang rao bán khoản nợ hơn 280 tỷ đồng của Công ty Bia Eresson, đơn vị chuyên chế tạo và cung cấp dây chuyền sản xuất cho những thương hiệu bia lớn. Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) mới đây đã có thông báo về việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản...