Đi đòi lương Tết cho công nhân, một giám đốc bị đối tác chĩa súng?
Đi đòi lương dịp gần tết cho công nhân làm vệ sinh, một giám đốc bị giám đốc công ty đối tác chĩa súng vào người.
Sự việc diễn ra vào trưa 2/2 ở số 189B Cống Quỳnh, Q.1 (TP.HCM). Gương mặt vẫn còn thất thần sau khi sự việc xảy ra, ông Nguyễn Thanh Bình – Giám đốc Công ty dịch vụ Nano Clean, cho biết Nano Clean và Công ty cổ phần thương mại T.Đ.K ở địa chỉ 189B Cống Quỳnh là đối tác với nhau.
Gần đây, công ty T.Đ.K thuê Nano Clean vệ sinh toàn bộ công trình cao tầng ở số 922 Nguyễn Trãi, Q.5 với giá trị đơn hàng hơn 550 triệu đồng. Hợp đồng ghi rõ thanh toán đợt cuối cùng trong vòng 15 ngày sau nhận đủ hồ sơ thanh toán.
Hình ảnh ghi qua clip cho thấy khi xô xát xảy ra, một người đàn ông ra ô tô lấy khẩu súng đưa cho ông Hùng – Ảnh chụp lại clip
Tuy nhiên, theo ông Bình, Nano Clean thực hiện xong công trình và gửi hồ sơ thanh toán nhưng phía đối tác không chịu trả đợt thanh toán cuối cùng hơn 160 triệu đồng.
Gần tết, gần 50 công nhân vệ sinh nghèo thực hiện công trình trên cần tiền lương ăn tết gây áp lực với ông Bình. Trước tình hình này, trưa 2/2 ông Bình cùng với 1 số công nhân lên trụ sở công ty T.Đ.K đòi nợ.
Video đang HOT
“Tôi và công nhân lên đòi nhưng bên đó không trả. Hai bên có một số mâu thuẫn. Bất ngờ một thanh niên ra xe hơi cầm khẩu súng đưa cho ông Hùng (ông Phạm Quốc Hùng, Giám đốc Công ty T.Đ.K – PV) để ông này kéo tôi vào nhà chĩa súng vào người”, ông Bình kể.
Bà Nguyễn Thị Hường – một công nhân chứng kiến sự việc – cho biết khẩu súng ông Hùng cầm súng ngắn. Khi thấy ông Hùng túm cổ ông Bình kéo vào nhà 189B Cống Quỳnh, mọi người kêu to “có súng, có súng” đồng thời tính xông vào giải cứu ông Bình. Khi thấy đông công nhân sáp lại trước cửa, ông Hùng mới thả ông Bình ra. Thấy tập trung đông người, kẹt xe nên một lát sau công an đến giải tán đám đông.
Phóng viên đã liên hệ với đại diện UBND phường và Công an phường Nguyễn Cư Trinh để làm rõ sự việc. Hai nơi này xác nhận thời điểm đó có nghe tin báo có xô xát nhưng khi cơ quan chức năng xuống thì sự việc đã lắng xuống. Do tới muộn nên hai nơi này cũng không có bằng chứng ông Hùng cầm súng dí vào người dọa ông Bình ngoài phản ánh của công nhân.
Để khẳng định việc ông Hùng có dùng súng hay không, một công nhân đã dùng điện thoại ghi lại sự việc. Nhìn trong clip, có thể thấy khi ông Bình và một số công nhân đang đứng trước địa chỉ 189B Cống Quỳnh thì một người đàn ông ra xe hơi 4 chỗ gần đó, mở cửa cầm khẩu súng đưa cho ông Hùng. Ông Hùng cầm khẩu súng tiến lại phía ông Bình. Ngay lập tức một số công nhân sáp lại.
Trao đổi với PV qua điện thoại sáng 4/2, ông Phạm Quốc Hùng xác nhận trưa 2/2 hai bên có xảy ra xô xát nhưng lại phủ nhận chuyện rút súng dọa ông Bình: “Tôi khẳng định là không có chuyện dùng súng. Nếu có các anh cứ đăng báo thoải mái”.
Khi PV đề nghị gặp để hỏi rõ sự việc, ông Hùng cho hay do đang ở tỉnh nên không gặp được./.
Giám đốc gây tai nạn còn rút súng dọa bắn người
Công an huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) vừa xử phạt hành chính gần 20 triệu đồng đối với ông Lê Văn Hồng (33 tuổi, ngụ phường Nam Hồng, thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Theo Trung Hiếu
Theo_VOV
Nhập máy y tế cũ, đổ tại đối tác gửi... nhầm
Buôn lậu bị phát giác, Hồng Anh lập tức cầu cứu đối tác gửi thư điện tử cáo lỗi với nội dung gửi nhầm hàng. Tuy nhiên, hành động "chữa cháy" ấy không được các cơ quan bảo vệ pháp luật chấp nhận.
Bị cáo Phạm Hồng Anh tại phiên tòa
Tại phiên tòa sơ thẩm mới đây, Phạm Hồng Anh (SN 1973, trú ở phường Tương Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) bị đưa ra xét xử về tội "Buôn lậu", theo khoản 2, Điều 153-BLHS. Thời điểm bị bắt, Phạm Hồng Anh là Giám đốc Công ty Thương mại và kinh doanh thiết bị y tế A.N.N.A, trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội (gọi tắt là Công ty A.N.N.A).
Quá trình xét xử làm rõ, công ty của Phạm Hồng Anh được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu trang thiết bị y tế từ năm 2007 đến năm 2013. Cuối năm 2013, với tư cách Giám đốc Công ty A.N.N.A, Hồng Anh ký hợp đồng ủy thác với một doanh nghiệp để nhập khẩu 1 máy phân tích sinh hóa hiệu Hitachi 917, thiết bị chuyên dụng trong khám chữa bệnh. Theo thỏa thuận, Công ty A.N.N.A có trách nhiệm nhập khẩu máy sinh hóa mới 100% và phải "nguyên đai, nguyên kiện".
Ký được hợp đồng với đối tác, Hồng Anh nhanh chóng liên hệ và đặt mua 1 máy sinh hóa với nhãn hiệu nêu trên từ Công ty Fameco của nước Pháp. Trong quá trình thương thảo và đặt mua thiết bị y tế từ doanh nghiệp nước ngoài, Giám đốc Công ty A.N.N.A biết rõ hãng Hitachi đã ngừng sản xuất máy phân tích sinh hóa từ năm 2009 và chiếc máy Hitachi 917 là hàng đã qua sử dụng. Tuy nhiên khi xin phép cơ quan chức năng, công ty của Hồng Anh vẫn cam kết sẽ nhập khẩu máy sinh hóa mới 100% và được sản xuất trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến 2013.
Nhận được thông báo hàng đã về đến sân bay Nội Bài, ngày 12-12-2013, Hồng Anh nhờ nhân viên của một doanh nghiệp mở tờ khai điện tử nhập khẩu máy phân tích sinh hóa. Hồ sơ hải quan nhập khẩu hoàn tất, ngày 18-12-2013, khi chiếc máy được đưa đến khu vực kiểm hóa tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài thì bị Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) phát hiện. Qua kiểm hóa thực tế và đối chiếu với tờ khai hải quan, cơ quan chống buôn lậu nhận thấy các thông số trên chiếc máy mà Công ty A.N.N.A nhập khẩu không trùng khớp với các thông tin trong hồ sơ thông quan.
Tại giai đoạn điều tra, cơ quan công an đã trưng cầu giám định đối với chiếc máy sinh hóa Hitachi 917 bị thu giữ. Kết quả cho thấy, chiếc máy này đã qua sử dụng, hiện chỉ còn lại 80% giá trị. Về giá trị tài sản buôn lậu, hội đồng định giá xác định là gần 400 triệu đồng. Sau khi hàng bị tạm giữ và nhận thấy nguy cơ phải đối mặt với tội "Buôn lậu", Hồng Anh tức tốc nhờ Công ty Fameco "giải cứu" bằng một thư điện tử. Theo đó, ngày 19-12-2013, cơ quan chức năng nhận được thông báo từ doanh nghiệp ở Pháp với nội dung: Công ty Fameco đã gửi nhầm hàng là chiếc máy sinh hóa Hitachi 917 cho Công ty thiết bị Y tế của Phạm Hồng Anh.
Tương tự ở giai đoạn điều tra, tại phiên tòa, bị cáo Hồng Anh tiếp tục trình bày là Công ty Fameco đã có sự nhầm lẫn trong việc mua bán và chuyển trả hàng hóa và thực tế bị cáo không buôn lậu. Thế nhưng căn cứ vào hồ sơ vụ án, đặc biệt là các quy định về nhập khẩu hàng hóa, HĐXX sơ thẩm TAND TP Hà Nội khẳng định, những lời nại ra của bị cáo là không có cơ sở chấp nhận. Bởi lẽ, theo quy định tại khoản 3, Điều 7, Nghị định số 97/2007/NĐ-CP, ngày 7-6-2007 của Chính phủ thì: "Việc gửi nhầm hàng phải được thông báo bằng văn bản với cơ quan hải quan vào trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa". Trên cơ sở đó, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt Phạm Hồng Anh 24 tháng tù giam, theo đúng tội danh bị đưa ra xét xử.
Theo_An ninh thủ đô
Nguyên giám đốc Halico tiếp tay cho doanh nghiệp trốn thuế hàng chục tỷ đồng Nguyên giám đốc Halico Hồ Văn Hải đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, tiếp tay cho nhóm doanh nghiệp đem rượu xuất khẩu bán trong nước, trốn thuế hàng chục tỉ đồng. Nguồn tin trên báo Công an nhân dân cho biết, bị cáo Hồ Văn Hải (59 tuổi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), nguyên Giám đốc Công ty cổ phần...