Di dời hàng nghìn dân sau mưa lớn
Trong khi huyện Ba Tơ di dời khẩn cấp hơn 200 người dân ở làng Mâm, xã Ba Bích ra khỏi vùng nứt núi thì các huyện Tây Trà, Trà Bồng (Quảng Ngãi) cũng lên phương án đưa hàng nghìn người khỏi khu vực nguy hiểm.
Trao đổi với VnExpress.net sáng nay, ông Huỳnh Thương, Phó chủ tịch UBND huyện Ba Tơ (Quảng Ngãi) cho biết, do mưa lớn liên tục trong những ngày qua, vết nứt trên đỉnh đồi Prây kéo dài thêm hàng trăm mét, hở hàm ếch, treo lơ lửng, uy hiếp 46 hộ dân với hơn 200 nhân khẩu ở làng Mâm, xã Ba Bích.
Mưa lớn kéo dài gây sạt lở nặng trên tuyến đường về huyện miền núi Ba Tơ. Ảnh: Trí Tín.
“Trước tình hình này, hai ngày qua, chúng tôi đã huy động đoàn viên, lực lượng công an, xã đội giúp các hộ dân khẩn cấp di dời đến nơi ở mới an toàn. Chính quyền địa phương hỗ trợ mỗi hộ dân 12 triệu đồng tạm ổn định cuộc sống trong mùa mưa bão năm nay”, ông Thương nói.
Do mưa lớn liên tục, tuyến quốc lộ 24 nối Quảng Ngãi – Kon Tum đi qua địa phận xã Ba Tiêu, huyện Ba Tơ cũng xuất hiện nhiều điểm sạt lở nghiêm trọng. Những mảng đất, đá lớn đổ xuống gây mất an toàn cho người đi đường, tắc nghẽn giao thông. Ngành giao thông vận tải Quảng Ngãi đã huy động 10 máy đào, máy xúc cùng nhân lực khắc phục các sự cố; đồng thời phân công cán bộ hướng dẫn kèm theo gắn biển cảnh báo lở núi nguy hiểm cho người dân đề phòng mỗi khi đi qua khu vực này.
Trong khi đó, huyện miền núi Tây Trà cũng lập phương án di dời khẩn cấp 135 hộ dân với hơn 630 nhân khẩu ra khỏi 16 điểm sạt lở núi ở các xã Trà Quân, Trà Thanh, Trà Khê và Trà Lãnh trong mùa mưa bão năm nay.
“Do chưa được bố trí kinh phí di dời tái định cư, trước mắt, chúng tôi di dời dân lánh nạn tạm trong lều kèm theo hỗ trợ mỗi hộ 13 kg gạo và tấm bạt rộng 60 m2 dựng tạm để ở”, ông Phan Văn Hiền, Phó Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn huyện Tây Trà chia sẻ.
Video đang HOT
Vào mỗi mùa mưa bão, điều khó khăn nhất đối với các địa phương miền núi là không thể đoán trước được núi đồi sạt lở lúc nào để thông báo đến người dân phòng tránh, sợ nhất là núi đổ ập xuống khu dân cư giữa đêm khuya thì khó thể nào chạy thoát.
Tại huyện Trà Bồng hiện có 10 điểm sạt lở núi uy hiếp các khu dân cư ở các xã Trà Lâm, Trà Sơn, Trà Giang, Trà Bùi và Trà Hiệp. Ông Hồ Văn Khanh ở xã Trà Sơn cho biết, cứ trời mưa lớn kéo dài hai ngày là người dân ở thôn Tây lại phập phồng lo. “Hiện dãy núi Ca Nhia phía sau khu dân cư xuất hiện vết nứt dài hơn 120 m, bề rộng gần 0,5 m. Cứ mưa lớn là nghe như núi đồi cựa quậy, phát ra tiếng đùng đùng khiến hàng trăm người dân trong thôn sống trong sợ hãi”, ông Thanh nói.
Ông Nguyễn Xuân Bắc – Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết thêm, có 173 hộvới 820 nhân khẩu cần di dời ra khỏi vùng nguy cơ sạt lở, nứt núi. Ngoài ra, có gần 60 hộ dân ở các xã Trà Bình, Trà Phú sống dọc ở dòng sông Trà Bồng có nguy cơ bị lũ quét uy hiếp.
Trí Tín
Theo VNE
Mùa thu hoạch quế vùng cao Quảng Ngãi
Tháng 4 nắng hạn là thời gian cao điểm hàng nghìn người dân ở vùng cao huyện Tây Trà và Trà Bồng (Quảng Ngãi) tất bật thu hoạch, chế biến sản phẩm quế đưa đi tiêu thụ khắp thị trường trong, ngoài nước.
Huyện vùng cao Trà Bồng và Tây Trà hiện có gần 5.000 ha quế. Thời điểm quế mang lại lượng tinh dầu cao nhất vào mùa nắng trong năm, từ cuối tháng 3 đến tháng 6. Cây quế Trà Bồng có lượng tinh dầu cao và mùi hương đặc biệt. Các tài liệu khoa học chứng minh giá trị y học rất cao của quế Trà Bồng.
Khác với các loại cây keo lai, bạch đàn, thời gian thu hoạch quế kéo dài từ 5 đến 40 tuổi. Cây quế 5 tuổi có thể thu hoạch mỗi mùa trong năm khoảng 10 kg. Mỗi hộ đồng bào ở hai địa phương này trồng trong vườn, đất rẫy từ vài trăm đến hàng chục nghìn cây quế. Theo giá cả thị trường hiện nay, mỗi ký vỏ quế tươi người dân thu hoạch bán cho thương lái có giá từ 20.000 đến 25.000 đồng.
Trẻ em vùng cao Tây Trà phụ giúp gia đình phơi vỏ quế.
Tháng 6/2009, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và công nghệ) cấp chứng nhận thương hiệu quế Trà Bồng và Tây Trà. Nhờ thương hiệu ngày càng vang xa, cuộc sống người dân trồng quế nơi đây càng khá giả hơn. Anh Hồ Văn Anh ở xã Trà Lãnh, huyện Tây Trà bộc bạch, mùa thu hoạch năm nay nhờ giá quế cao hơn năm ngoái hơn 3.000 đồng mỗi ký nên người dân có thu nhập cao, chi tiêu gia đình được thoải mái hơn. Riêng vườn quế của gia đình tôi thu hoạch bán cho thương lái thu về hơn 10 triệu đồng.
Vỏ quế được buộc thành mỗi bó khoảng 20 kg để thuận tiện đưa lên xe vận chuyển đưa đi tiêu thụ.
Từ các nguồn vốn hỗ trợ, thời gian gần đây, huyện hỗ trợ mỗi năm 2 đến 3 triệu cây quế giống cho hộ nghèo trồng ở vườn nhà, trên rẫy. "Có vốn, người dân có thể hạn chế việc thu hoạch quế non để tăng chất lượng, cũng như có nguồn hoa quế dồi dào nhằm thu được sản phẩm mật ong", ông Hồ Văn Thế, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết.
Riêng huyện Trà Bồng, trung bình mỗi năm xuất ra thị trường khoảng hơn 1000 tấn, với giá cả từ 22.000 đến 25.000 đồng thì mỗi năm doanh thu của nông dân huyện này có thể lên đến hàng chục tỷ đồng.
Quế sử dụng làm gia vị, hương liệu hoặc chiết xuất để lấy tinh dầu, dùng trong nhiều bài thuốc đông y. Đặc biệt có thể sử dụng cả vỏ quế, gỗ quế và lá quế làm nên các sản phẩm được thị trường ưa chuộng như đồ mỹ nghệ, bình, chén, hộp đựng trà, đựng tăm, nhang quế hương thơm dịu nhẹ...Xe hàng tiếp nhận, vận chuyển sản phẩm quế Trà Bồng, Tây Trà chủ yếu xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.
Ngoài việc xuất khẩu vỏ quế thô, một số doanh nghiệp tư nhân bắt đầu chế tác vỏ quế thành sản phẩm mỹ nghệ như: Bộ bình ly, ché, thạp...dùng trang trí nội thất. Mỗi bộ bình ly có giá khoảng 150.000 đồng, riêng sản phẩm thạp, ché có giá từ 350.000 đến 5000.000 đồng mỗi sản phẩm.
Theo VNE
Khởi công xây nhà tình nghĩa cho cha con "người rừng" Ngày 11-9, Công ty Xi măng Xuân Thành phối hợp với UBND huyện Tây Trà, Quảng Ngãi tổ chức lễ khởi công xây dựng nhà mới cho cha con ông Hồ Văn Thanh ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà Ngôi nhà được xây dựng kiên cố, quy mô cấp 4, tổng giá trị gần 130 triệu đồng, do Công...