Di dời 10 cảng trên sông Sài Gòn: Bến Nhà Rồng sẽ quy hoạch thế nào?
Bộ giao thông vận tải (GTVT) vừa có báo cáo tổng kết 4 năm gửi Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả quản lý khai thác cảng biến nhóm 5 và các bến cảng khu vực Cái Mép – Thị Vải. Đáng chú ý, Bộ GTVT đặt mục tiêu hết 2018 phải hoàn thành di dời toàn bộ các cảng trên sông Sài Gòn, không tạo áp lực lên giao thông đô thị khu vực TP. Hồ Chí Minh.
Bến Nhà Rồng sẽ thành khu phức hợp
Trong văn bản số 5208/BGTVT-KHĐT của Bộ GTVT gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ nêu rõ: Sau quy hoạch, nhóm cảng biển Đông Nam Bộ có 4 cảng biển gồm cảng TP. HCM, cảng Đồng Nai, cảng Vũng Tàu (bao gồm Côn Đảo) và cảng Bình Dương.
Trong đó, nhóm cảng TP. HCM được xác định là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực, gồm khu bến trên sông Sài Gòn, khu bến Cát Lái trên sông Đồng Nai, khu bến trên sông Nhà Bè, khu bến Hiệp Phước trên sông Soài Rạp.
Trao đổi với VietnamFinance, Cục trưởng Cục hàng hải Việt Nam (HHVN) Nguyễn Xuân Sang cho biết để thực hiện mục tiêu di dời, kể từ năm 2013 đến nay, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu đã phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT không thoả thuận, cấp phép đầu tư xây dựng mới, đầu tư mở rộng các bến cảng container cũng như các bến cảng tổng hợp…
Điều này cũng hạn chế cạnh tranh không lành mạnh đối với dịch vụ hỗ trợ container tại khu vực Cái Mép – Thị Vải đồng thời đẩy mạnh di dời 10 bến cảng trên sông Sài Gòn và nhà máy đóng tàu Ba Son.
Video đang HOT
Về tiến độ di dời, ông Nguyễn Xuân Sang cho biết bến cảng Tân Cảng Sài Gòn đã hoàn thành di dời toàn bộ sang Cát Lái từ năm 2014. Riêng cảng Sài Gòn đã hoàn tất các hạng mục cơ bản của dự án cảng Sài Gòn – Hiệp Phước để có thể tiếp nhận tàu và hàng hoá di dời từ cảng Nhà Rồng – Khánh Hội. Đến nay, các hoạt động khai thác cảng đã chuyển xuống khu cảng Sài Gòn – Hiệp Phước, trong quý III/2018 hoàn tất công tác di dời.
Nút thắt khó khăn nhất là dự án cảng Nhà Rồng – Khánh Hội, tuy nhiên hiện UBND TP. HCM đã yêu cầu phải bàn giao mặt bằng trước ngày 31/12/2018. Sau khi di dời xong, mặt bằng sẽ được giao cho Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị Ngọc Viễn Đông thực hiện dự án Khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội.
Theo quy hoạch, dự án Khu phức hợp Nhà Rồng – Khánh Hội là nhà cao tầng chức năng hỗn hợp, gồm trung tâm thương mại dịch vụ, 3.116 căn hộ, 32 căn biệt thự , trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trạm y tế và cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo phê duyệt của UBND TP. HCM về việc phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 của tiểu khu cảng quận 4.
Địa điểm thực hiện dự án tại khu cảng Nhà Rồng – Khánh Hội là phường 12, 13 và 18 của quận 4, TP. HCM với diện tích mặt đất, mặt nước sử dụng khoảng 31,5 ha.
Theo Bộ GTVT, những bến cảng chưa di dời tiếp tục hoạt động theo hiện trạng, không cải tạo nâng cấp, mở rộng và nghiên cứu di dời sau năm 2020, hoặc chấm dứt hoạt động khi hết thời hạn.
Đối với Xí nghiệp Liên hợp Ba Son, hiện đã bàn giao toàn bộ mặt bằng và hệ thống cầu cảng cho nhà đầu tư và thực hiện di chuyển toàn bộ cơ sở vật chất, nhà xưởng xuống khu chuyển tiếp là Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, huyện Tân Thành, Bà Rịa – Vũng Tàu; dự kiến hoàn thành công tác di dời trong năm 2018.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công, Ban chỉ đạo thực hiện Quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và Nhà máy đóng tàu Ba Son đã hoạt động hiệu quả, thực hiện đầy đủ các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để giải quyết kịp thời kiến nghị các doanh nghiệp cảng theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi chính đáng cho doanh nghiệp và người lao động. Đến nay, các doanh nghiệp đã cơ bản hoàn thành giai đoạn khó khăn nhất trong việc thực hiện quy hoạch di dời.
“Như vậy, có thể nói việc di dời các bến cảng từ khu vực sông Sài Gòn ra bến cảng Hiệp Phước đã góp phần phân loại cỡ tàu và phân bố hợp lý luồng hàng hoá, nhằm giảm tải lưu lượng giao thông, ùn tắc tại TP. Hồ Chí Minh, từng bước đạt mục tiêu bố trí hợp lý các nhóm cảng biển”, Thứ trưởng Công đánh giá.
Trí Anh
Theo VNE
Đất 'vàng' trường học nhường chỗ cho khu phức hợp 40 tầng
UBND tỉnh Khánh Hòa vừa giao cho Hội Kiến trúc sư- Quy hoạch tỉnh này tiến hành việc góp ý, lựa chọn phương án quy hoạch cho Dự án Khu phức hợp trung tâm thương mại tại số 84 Quang Trung (TP Nha Trang). Khu đất "vàng" nằm ở khu vực đông dân cư và chỉ cách biển khoảng 2km này hiện đang là trường Cao đằng Y tế Khánh Hòa.
Theo hồ sơ thiết kế của Công ty TNHH Xây dựng và đầu tư- chủ đầu tư gửi cho Hội kiến trúc sư tỉnh, dự án bao gồm tổ hợp chung cư, thương mại và căn hộ. Diện tích 4200m2, cao 40 tầng với sức chứa 2000 người và 576 căn hộ, 4 tầng hầm để xe.
Đại diện Hội KTS cũng cho biết, vị trí này không bị khống chế gắt gao như mặt tiền đường Trần Phú, tuy nhiên, mật độ xây dựng dự án lại quá cao với 67%. "Chúng tôi đang xem xét để giảm lại mật độ xây dựng. Đối với một thành phố du lịch như Nha Trang, thì mật độ xây dựng như vậy là quá cao"- ông Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa cho biết.
Cũng theo ông Lộc, lâu nay, tại thành phố Nha Trang, các nhà đầu tư đều có xu hướng xây vượt quá với quy chuẩn cho phép của mật độ xây dựng, trong khi với cơ sở hạ tầng hiện có của thành phố thì nên giảm mật độ xuống so với quy chuẩn.
Vị trí khu đất "vàng" hiện tại của trường Cao đẳng Y tế số 84 Quang Trung, TP Nha Trang sẽ nhường chỗ cho khu phức hợp nhà ở cao 40 tầng.
Hiện tại trường Cao đằng Y tế vẫn tiếp tục học tại cơ sở cũ ( số 84 Quang Trung). Cơ sở mới nằm tại khu vực thôn Hòn Nghê, xã Vĩnh Ngọc, Thành phố Nha Trang. Hiện nay, ở đây đã xây dựng xong khu kí túc xá để phục vụ sinh viên khi trường chuyển về. Khu vực này nằm rất xa trung tâm thành phố, cách vị trí trường hiện tại 7km; xa khu dân cư và thiếu thốn dịch vụ.
Kí túc xá sinh viên vừa xây dựng, đồng thời cũng là khu vực mà trường Cao đẳng Y tế sẽ chuyển về để nhường đất cho khu phức hợp nhà ở cao 40 tầng ở đất "vàng" số 84 Quang Trung.
Nhiều sinh viên đã bày tỏ nỗi lo lắng khi phải chuyển đến học ở một nơi xa và có phần "hẻo lánh" như vậy. Thậm chí, sau thời điểm hoàn thành khoảng 2 năm, đại diện trường Cao đẳng Y tế cho biết, không có sinh viên nào đăng kí ở khu kí túc xá.
Đây không phải lần đầu tiên một cơ sở giáo dục bị chuyển đi ra khỏi trung tâm thành phố. Trước đó, trường THPT Chuyên Lê Qúy Đôn cũng được di dời ra khu vực Đồng Bò, ngoại ô thành phố Nha Trang đã gây nhiều ý kiến phản ứng. Bên cạnh đấy, nhiều khu đất "vàng" trung tâm thành phố Nha Trang, đặc biệt dọc trục đường Trần Phú hiện đang là các cơ sở, trường học của tỉnh này cũng đang lên kế hoạch di dời, nhường đất cho các dự án bất động sản.
Theo Trí thức trẻ
Lâm Chiêu Tranh
Ảnh: Chóng mặt với tòa tháp cao nhất châu Âu sắp hoàn thành tại Nga Trung tâm Lakhta sắp sửa hoàn thành ở St. Petersburg, Nga, cao 462m với 87 tầng là một trong những tòa nhà "xoắn" cao nhất thế giới. Hình vẽ của họa sỹ về Trung tâm Lakhta. Đây là tòa nhà "siêu cao" (những tòa nhà trên 300m trên thế giới) đầu tiên của St. Petersburg, nằm cách trung tâm thành phố chỉ vài...