Đi dọc sông Hồng tìm xác chị Lê Thị Thanh Huyền dù mưa bão
Dù thời tiết chịu ảnh hưởng mưa bão nhưng trong sáng nay, gia đình vẫn tích cực đi dọc sông Hồng tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân vụ ném xác…
Gia đình chị Huyền vẫn miệt mài tìm kiếm
Dù đã hơn ba tuần trôi qua, rất nhiều phương án đã được các cơ quan chức năng, gia đình áp dụng, tiến hành nhưng việc tìm kiếm thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền, nạn nhân bị Nguyễn Mạnh Tường, GĐ thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác phi tang xuống sông Hồng vẫn chưa có kết quả.
Trao đổi với chúng tôi vào chiều ngày 11/11, ông Phạm Đức Quang (cậu của chồng chị Huyền) cho biết, dù sáng nay, Hà Nội vẫn còn chịu ảnh hưởng của siêu bão Haiyan nhưng do trời chỉ có gió và mưa nhỏ nên gia đình vẫn tiến hành tìm kiếm.
“Sáng nay, dù bão Hải Yến ảnh hưởng vào Hà Nội nhưng trời chỉ mưa nhỏ nên gia đình vẫn thuê thuyền tìm kiếm, men dọc sông Hồng và đi trên bờ hỏi han người dân xem có thông tin mới gì không.
Video đang HOT
Vì trời mưa cộng thêm nước từ trên thượng nguồn đổ về nhiều sẽ giúp khả năng thi thể cháu tôi nổi lên được cao hơn nên gia đình vẫn đang tích cực tìm kiếm”, ông Quang chia sẻ.
Ông Quang (đứng ngoài cùng, bên phải) cùng một số thành viên trong gia đình.
Cũng theo ông Quang, khả năng thi thể chị Lê Thị Thanh Huyền bị trôi ra biển là rất khó xảy ra.
“Gia đình cũng đã tiến hành tìm kiếm mấy ngày liền ở khu vực cửa biển Ba Lạt nhưng không có manh mối gì. Tôi cũng đã đi dọc sông ra đến biển chứng kiến cảnh đăng, lưới của dân chài họ chăng kín ở nhiều quãng sông, kể cả khu vực cửa biển như vậy thì xác nếu trôi sẽ bị mắc lại, việc trôi ra biển là rất khó xảy ra”, ông Quang nói.
Trước đó, trao đổi với chúng tôi, một số người thân của chị Huyền cũng bày tỏ mong muốn, các cơ quan chức năng cần xem xét việc lấy lại một lần nữa lời khai của đối tượng Tường, Khánh.
“Thời gian gia đình chúng tôi tìm kiếm đã hơn ba tuần rồi, từ dọc sông đến tận cửa biển mà không có một tung tích nào. Các thành viên ai cũng rất lo lắng, mệt mỏi. Giờ gia đình cũng chỉ mong nhất là nếu đúng như lời khai của đối tượng Tường thì vài ngày tới, thi thể của cháu Huyền sẽ có thể nổi lên được trên mặt sông.
Nhưng đồng thời chúng tôi cũng mong, cơ quan điều tra, hãy một lần nữa lấy lại lời khai của các đối tượng Tường, Khánh, để xem chúng có thực sự phi tang thi thể xuống sông Hồng hay thủ tiêu ở đâu hay chặt thi thể cháu tôi rồi nhét đá vào…”, bà H, bác họ của nạn nhân bày tỏ.
Theo Xahoi
Vụ vỡ đập thủy điện: Chủ đầu tư chối bay
Ông Mai Xuân Huế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy điện Trường Sơn khẳng định chô vỡ chỉ là môt bức tường dựng tạm.
Trưa 16/10, đại diên UBND xã Tà Long, huyện Đakrông - Quảng Trị phải thông báo với 13 hộ dân thôn La Hy viêc hoãn cuộc họp với Công ty CP Thủy điện Trường Sơn - chủ đâu tư công trình thủy điên Đakrông 3.
Bât hợp tác
Ông Lê Xuân Tang, Phó Chủ tịch UBND xã Tà Long, cho biết trước đó vài ngày, xã đã gửi giấy mời lãnh đạo Công ty CP Thủy điện Trường Sơn tới dự cuộc họp bàn đền bù cho 13 hô dân trong lòng hồ thủy điện Đakrông 3 vào chiều 16/10. "Họ bảo là phải làm việc với Sở Công thương nên không thể tham dự cuộc họp. Họ không muốn hợp tác với chúng tôi để giải quyết vấn đề" - ông Tang bức xúc. Trong khi đó, phóng viên xác minh qua Sở Công Thương tỉnh Quảng Trị thì được biết không có cuộc họp nào với Công ty CP Thủy điện Trường Sơn vào chiều 16/10.
Chủ đầu tư khẳng định đập thủy điện Đakrông 3 không hê bị vỡ
Liên quan đến 13 hộ dân, vào tháng 4/2010, UBND huyện Đakrông đã có quyết định phê duyệt đền bù hoa màu, đất đai với số tiền hơn 561 triệu đồng. "Chủ đầu tư thống nhất giá đền bù từ năm 2009 nhưng không chi tiền nên dân rất bức xúc" - ông Tang cho biết.
Theo ông Tang, ngoài 13 hộ dân trên còn có 2 hộ khác ở thôn La Hy sống trong khu vực lòng hồ nhưng không thuộc diện di dời, giải tỏa. Nếu lũ dâng cao thì chắc chắn nước trong lòng hồ thủy điện Đakrông 3 sẽ nhấn chìm nhà dân. "Chúng tôi luôn sông trong sợ hãi vì công trình bị vỡ thì chẳng thể chạy thoát" - ông Hồ Văn Khanh, ngụ thôn La Hy, lo lắng.
Xã Tà Long có 607 hộ dân với 3.149 nhân khẩu, sống bằng nghề nương rẫy và trồng lúa. Diện tích canh tác của họ chủ yếu ở khu vực lòng hồ thủy điện Đakrông 3 mà giờ đây nước đã nhấn chìm. "Việc người dân mất đất sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đói nghèo và nạn phá rừng trầm trọng" - ông Tang nhân định.
Sự cô rât nghiêm trọng!
Đập thủy điện Đakrông 3 được thiết kế theo kiểu tràn tự do, không có cửa xả đáy, dài 200 m và cao 22 m.
Ngày 16/10, trao đôi với phóng viên môt sô cơ quan báo chí, ông Mai Xuân Huế, Chủ tịch HĐQT Công ty CP thủy điện Trường Sơn, khẳng định đâp thủy điên Đakrông 3 không hê bị vỡ mà đang rât an toàn(?). "Nơi bị vỡ là phần tường được dựng tạm lên ở vị trí chưa thi công xong để tích nước vận hành máy theo kế hoạch nhằm kiểm tra thử đập có bị rò rỉ hay không. Sau khi vận hành thử xong, ngày 5/10, chúng tôi đã cho phá bỏ bức tường này" - ông Huê phân trân.
Trong khi đó, ông Trần Anh Tuấn, Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, quả quyêt rằng đây là sự cố vỡ đập thủy điện Đakrông 3 rất nghiêm trọng. "UBND tỉnh Quảng Trị không thể độc lập kiểm tra chất lượng công trình vì trách nhiệm này thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ tham gia kiểm tra với vai trò là trung gian để bảo đảm khách quan" - ông Tuân nhân mạnh.
Phải có đơn vị kiểm định
Ông Nguyễn Văn Cảnh, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Quảng Trị, cho biết đơn vị này chỉ có vai trò quản lý và kiểm tra về mặt hành chính việc xây dựng công trình thủy điện, vấn đề chuyên môn thuộc ngành công thương. Đôi với viêc kiểm định chất lượng công trình, ông Cảnh cho rằng phải có một cơ quan kiểm định chuyên môn chứ Sở Xây dựng không thể tiến hành vì sai chức năng. "Thủy điện là công trình xây dựng cơ bản nên mọi vật liệu đều do đơn vị tư vấn đặt ra và đơn vị giám sát sẽ giám sát chất lượng. Ngoài ra, không có cơ quan chức năng nào quy định quy chuẩn vật liệu này phải lấy từ đâu, chất lượng như thế nào" - ông Cảnh khẳng định.
Theo 24h
Hàng chục người bị bắt lao động khổ sai Chiều 16/10, ông Nay Y Blý, Chủ tịch UBND xã Ea Bia, huyện Sông Hinh - Phú Yên, cho biết đã đề nghị Công an huyện Sông Hinh điều tra và giải cứu những người còn lại trong môt vụ lừa đảo lao động ở xã này. Theo ông Nay Y Blý, đầu tháng 10/2012, một người có tên là Ma Meo (ngụ...