Đi dọc miền Trung thưởng thức món ngon vùng biển
Có thể nói, khi nhắc đến miền Trung, du khách thập phương không khỏi ngỡ ngàng về một nền ẩm thực đa dạng với vô vàn món ăn ngon, đặc sắc cả về hương vị lẫn cách bài trí, chế biến.
Không phong phú bằng lối ẩm thực Bắc hay phồn vinh và sôi nổi như ẩm thực miền Nam, ẩm thực miền Trung khoác lên mình nét thanh tao, sang trọng nhưng vẫn thoảng chút mộc mạc gần gũi.
CÁ HỐ KHO NGỌT, QUẢNG NGÃI
Hè về là thời điểm các ngư dân vùng biển Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) bắt được khá nhiều cá hố. Có con to gần bằng bàn tay, dài cả thước, da trắng ngời, sáng lóa.
Vào dịp cúng giỗ, tiệc tùng hay nhà có khách, đĩa cá hố chiên thường chễm chệ trên bàn. Lát cá to bè, vàng sậm trông rất sang trở thành “điểm sáng” của mâm cơm. Cá hố chiên có đủ ba yếu tố của sự ngon: lớp ngoài cùng giòn giòn beo béo, lớp kế tiếp dai dai ngòn ngọt, và lớp sau cùng là những thớ thịt trắng nõn nà thơm phức.
Cá hố “dễ thương” ở chỗ chế biến kiểu gì cũng ngon, kiểu gì cũng lấy đi từ nồi cơm những hạt cuối cùng. Muốn “chớp nhoáng” thì đem cá kho ngọt với vài quả cà điểm tí hành ngò. Cá hố trong món này thịt mềm mại, nước canh dìu dịu thanh thanh, thoảng thơm mùi cà chua chín làm cái nắng nóng của trưa hè như “chùng” xuống.
Với các bạn ngư dân trẻ, có vẻ như bếp nhà không… thiêng. Các anh hay vác chiếu ra bãi trải dưới gốc dừa rồi xoay trần nướng cá. Cá hố khi đã bén lửa thì thơm từng mi li mét. Một góc bãi như được ướp bằng mùi thơm của cá hố nướng.
CÁ HỐ BÓP CHANH, QUẢNG NAM
Ở Cù Lao Chàm (Quảng Nam), ngư dân thường xuyên đi câu và bắt được những chú cá to, có con dài trên 1m. những chú cá to như vầy chế biến món gỏi hay bóp chanh thì ôi thôi, chưa ăn đã phải tấm tắc khen ngon.
Để làm gỏi là những con cá tươi mới bắt được, cắt lấy phần thịt cá dọc hai bên xương sống, sau đó cắt bỏ hết phần xương dăm và da thì ta còn lại phần thịt nguyên trắng tươi rửa sạch và ngâm vào nước chanh cho cá thấm đều và chín tái. Cứ thế, để có đĩa gỏi đẹp mắt và ngon, người chế biến phải bóp phần cá tương ứng với nước mắm, đường chanh cùng các loại rau thơm như tía tô, húng, ngò gai, ngò thơm, đậu phụng rang, hành tây xắt nhỏ, xoài băm, khế, kèm vài cái bánh tráng nướng cùng một chén mắm ngon.
Theo đánh giá của những người ở biển thì cá rựa bóp chanh ngon hơn nhiều so với gỏi cá hố, cá trích, cá cơm… bởi thịt của nó vừa dai vừa ngọt mềm.
ỐC CỪ, ĐẢO LÝ SƠN
Video đang HOT
Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo, cứng như xà cừ. Ốc cừ được bắt từ biển, nơi nào có sóng lớn thì ốc càng ngon. Ra khỏi đầu ngọn sóng là đã có ốc cừ. Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ, nhưng chỉ là ốc nhỏ. Muốn có ốc to phải ra biển thật sâu.
Ốc cừ ở biển ngang Quảng Ngãi ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Nhiều hàng quán khi thiếu ốc cừ, đã mang từ nơi khác về bán nhưng người ghiền ốc cừ nhận ra ngay. Ốc cừ ở nơi khác không mặn mà thấm thía như ốc cừ ở đảo Lý Sơn. Bởi vậy giá ốc cừ Lý Sơn cao hơn những nơi khác nhưng khách vẫn chọn ở đảo quốc tỏi này.
Ốc cừ vỏ vào mùa chừng 20 ngàn còn ốc ruột khoảng 120 ngàn đồng một ký. Ban đêm dạo loanh quanh trên huyện đảo bạn sẽ bắt gặp những chị em đập vỏ ốc cừ để sáng mai mang ra chợ bán. Bạn sẽ dễ dàng mua một vài ký về hấp gừng ăn chơi. Hoặc bạn ghé vào quán ở gần chùa Hang, sẽ có ngay dĩa ốc thơm ngon, giá cả phải chăng.
Ốc cừ dễ chế biến nhất là mang ra hấp với chút gừng và muối. Nếu là ốc ruột, chỉ tầm khoảng hơn 5 phút là có thể vớt ra. Ốc cừ ăn kèm với rau húng quế và củ tỏi tươi Lý Sơn mới ngon. Dùng tăm tre nhọn trụi ốc (cắm vào miệng ốc), gỡ bỏ vảy. Đặt những vảy ốc xuống bàn giống như đang bày các quân cờ cho một ván cờ vây. Chấm ruột ốc với muối tiêu chanh. Nên nhớ dùng muối tiêu chanh sẽ ngon hơn dùng với nước mắm.
Cũng là ốc cừ nhưng hấp để vỏ gọi là ốc gõ. Cái tên thật ngộ. Có lẽ người dân Lý Sơn gọi theo cách ăn ốc. Muốn ăn ốc gõ phải dùng muỗng cứng hay gõ ốc vào mặt bàn cho vỏ ốc vỡ ra.
Ra biển đảo Lý Sơn, ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, ngồi nhâm nhi ốc cừ hấp gừng trong gió lộng nhìn sóng biển rạt rào không gì thú bằng. Ốc cừ dai dai sần sật, thấm thía đến từng kẽ răng, thơm ngon hết ý.
BÁNH CANH NAM PHỔ, HUẾ
Không nổi tiếng và được bán nhiều như bún bò hay cơm hến, nhưng món bánh canh cua của người làng Nam Phổ vẫn được nhiều du khách tìm đến thưởng thức mỗi khi có dịp về đất Cố đô. Không quán ăn, không tên tuổi, món bánh canh của người Nam Phổ thường được bán trên quán lề đường hay những gánh hàng rong trong các con hẻm nhỏ vào mỗi buổi chiều tối.
Không cầu kỳ trong thành phần món ăn với sợi bánh canh, tôm, cua, chả… nhưng lại rất tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên món bánh canh cua ở đây mang những nét đặc trưng riêng biệt so với các món bánh canh khác của người miền Trung. Bát bánh canh Nam Phổ có màu đỏ đặc trưng của hạt điều, nước dùng sánh ẩn hiện bên trong là thịt cua và tôm, thêm vài lát ớt xắt, vài cọng ngò cho dậy mùi thơm. Trong những buổi xế chiều, bát bánh canh cua Nam Phổ dù không cao sang nhưng đủ để thực khách phải tấm tắc khen ngon khi thưởng thức.
LẨU THẢ, MŨI NÉ
Với nhiều du khách đến Mũi Né – Phan Thiết, lẩu thả là một món khoái khẩu mà họ không thể bỏ qua. Món lẩu này là sự hòa quyện của các nguyên liệu: thịt heo luộc, trứng chiên cắt sợi, các loại rau quả. Phần chính của món ăn là cá mai được lóc xương thành phi lê rồi tái nước cốt chanh cho vừa tới và ướp với tỏi ớt, gia vị. Ngoài ra, nước lẩu còn được nấu công phu hơn với thành phần chính là xương, tôm nõn xay nhuyễn để tạo vị ngọt và cà chua chín để tạo màu đỏ bắt mắt cho nước dùng.
Lẩu thả khác với những món lẩu khác, người ăn sẽ cho bún và tất cả các nguyên liệu vào bát rồi chan nước sốt vào để thưởng thức trọn vẹn vị ngọt thanh của các loại hải sản vùng biển.
Trần Thị Cẩm Nhi
Khác biệt của bún bò ở Huế và Hà Nội
Nhiều người quen ăn bún bò Huế ở Hà Nội ngạc nhiên khi thấy ở vùng đất cố đô, loại sợi thường dùng cho món này nhỏ hơn một nửa.
Nếu lần đầu đến khu ẩm thực Thành Công, bạn sẽ thấy loạt hàng quán với những món ăn hấp dẫn như bún, cháo, phở, miến trộn, nộm, tào phớ, bánh tôm, bánh giò... Nhưng ở đây chỉ có một hàng bún bò Huế, thơm nức mùi sả, mắm ruốc mà khách đứng từ xa cũng có thể cảm nhận được.
Đi tìm "vị Huế" trong bát bún bò
Ở Huế, món ăn này được gọi là "bún bò" hoặc "bún bò giò heo", còn ở Hà Nội hay các địa phương khác thường gọi là "bún bò Huế" để chỉ xuất xứ của nó. Là một người Huế xa quê, đôi khi tôi thèm hương vị của bát bún bò giò heo truyền thống. Dù ở nhà thỉnh thoảng mẹ cũng nấu, thú thật tôi chưa tìm được "vị Huế" như trong bát bún bò của các o, các dì ở Huế.
Bát bún đầy đủ ở Thành Công có giá 35.000 đồng, gồm thịt bò, bò viên, giò heo, tiết heo cùng nước dùng ngọt đậm đà mang màu đỏ cam đặc trưng. Thực khách có thể ăn kèm với bắp chuối sống, giá và rau thơm nếu muốn. Miếng giò heo khoanh tròn được ninh kỹ, mềm sần sật khi ăn.
Bà chủ là người Huế, sau khi lấy chồng thì chuyển ra Bắc theo nhà chồng. Lúc ông bà đến tuổi nghỉ hưu, con cái gợi ý mở hàng bún để nối nghiệp ông bà ngoại, tính tới nay đã hơn 10 năm. Khách quen thường gọi bà là "dì" - tương đương với từ "cô" ở miền Bắc.
"Khách ăn thấy ngon rồi tự đăng lên mạng hoặc giới thiệu cho bạn bè chứ quán không quảng cáo gì cả. Khẩu vị nhiều người rất tinh, ăn ở đâu ngon họ sẽ quay lại, dở thì họ chỉ ăn một lần thôi, nên điều quan trọng nằm ở chất lượng bát bún", ông chủ cho biết.
Bát bún bò Huế đầy đặn với giò heo, tiết heo. Ảnh: Bảo Ngân.
Điểm khác giữa bún bò ở Huế và ở Hà Nội
Chủ hàng chia sẻ: "Hồi xưa ba mẹ dì cũng bán bún ở Huế, nhưng giờ chỉ có mỗi mình dì nối nghiệp thôi. Cái nghề này rất vất vả, nếu ai không có đam mê thì không theo được. Gia vị chính để tạo ra hương vị Huế như mắm ruốc, hạt nêm... dì đều đặt hàng ở Huế. Thịt heo, rau sống mua ở đây, sáng nào dì cũng dậy sớm đi chợ để tự tay lựa chọn được đồ tươi nhất".
Với người con xứ Huế như tôi, bún bò ở đây đạt mức 7/10 vì nước dùng còn hơi thiếu vị cay, thiếu mùi thơm của sả và mắm ruốc. Tôi từng đọc ở đâu đó rằng, một nồi bún ngon theo "chuẩn" của người Huế cần có: "Nước dùng trong, mang vị ngọt của xương thịt hầm và mùi thơm dịu của sả cùng một vị rất đặc trưng của ruốc".
Ngoài ra, bún ở đây cũng không dùng chả cua thơm ngọt như ở Huế mà thay bằng bò viên. "Dì làm bún bò Huế nhưng làm theo kiểu Bắc để phù hợp với khẩu vị của người Hà Nội. Ngoài này họ chuộng bò hơn, còn chả cua họ không thích bằng", bà chủ nói.
Một khách quen ở đây cho biết: "Mình đã thử ăn bún bò ở Huế nhưng không ngon bằng ở đây. Bát bún ở Huế hơi ít, không được đầy đặn và đậm đà như ở Hà Nội. Thứ hai là ở Huế cay quá mình không ăn được".
Quán nhỏ nhưng thường đông khách. Ảnh: Bảo Ngân.
Nước dùng đã được gia giảm nhiều để hợp khẩu vị người Bắc. Quán dùng xương, gân bò để lấy vị ngọt, còn người Huế dùng ruốc và giò heo. Vì vậy, vị của bún bò Huế truyền thống thường ngọt thanh và có vị mặn, cay nồng hơn. Bát bún ở Huế thường nhỏ bằng 1/2 những bát bún thường thấy ở Hà Nội. Nguyên liệu ăn kèm như chả cua, tiết... cũng đều nhỏ, kể cả sợi bún.
Khó có câu trả lời chính xác cho câu hỏi "Bún bò Huế ở Huế hay ở Hà Nội ngon hơn?", bởi điều này phụ thuộc vào khẩu vị của từng người và từng vùng miền. Tuy nhiên nếu bạn có cơ hội đến cố đô, hãy sà ngay vào một gánh bún bò bên đường để thưởng thức "vị Huế" đúng chất.
Bảo Ngân
Công thức nấu bún bò Huế cho bữa sáng tại nhà vừa sạch, vừa ngon Bạn có thể đãi gia đình món bún bò Huế vừa ngon vừa sạch với công thức chi tiết sau đây. Món này sẽ không quá khó làm nếu bạn tuân thủ các bước hướng dẫn. Công thức nấu bún bò Huế Bún bò Huế. (Ảnh: @occomestibles) Nguyên liệu - Bún sợi to - Sa tế - Nước dùng - Xương bò: 1...