Đi dạo trên bãi biển, cô gái sửng sốt phát hiện hàng loạt sinh vật lạ bám kín tảng đá
Những sinh vật to với súc tu dài bám dày đặc trên những tảng đá khiến ai nhìn thấy cũng nổi da gà.
Những sinh vật lạ trông kỳ dị và đáng sợ đột nhiên xuất hiện trên bãi biển đã thu hút sự chú ý và tò mò của người dân, bởi lẽ họ chưa từng được nhìn thấy loài nào như thế này.
Cảnh tượng cả đám hàng trăm con bám chặt vào tảng đá khiến nhiều người nổi da gà.
Theo trang Express, khi nữ nhiếp ảnh gia Lara Clarke-Wardle cùng gia đình đang đi dạo trên bãi biển Hartland Abbey ở North Devon (Anh) thì bắt gặp những sinh vật với vẻ ngoài gớm ghiếc này.
Ban đầu, cô còn tưởng đó là ruột của con vật nào đó đã chết, trôi dạt vào đây. Thế nhưng, sau khi quan sát kỹ cô mới rùng mình nhận ra đó là sinh vật sống, với những súc tu dài như giun đất đang bám chặt trên những tảng đá.
Những con vật lạ này chưa từng xuất hiện trên bờ biển Anh.
Video đang HOT
Cô Clarke-Wardle khi đó còn thoáng nghĩ rằng mình đã tìm thấy một loài mới. Nhưng có lẽ đó chỉ là một lời nhắc nhở rằng hành tinh này còn rất nhiều “kẻ lạ mặt” hơn chúng ta tưởng.
Clarke-Wardle kể lại: “Tôi và mẹ tôi đã hét lên kinh ngạc vì thực sự chúng tôi chưa bao giờ nhìn thấy con vật nào như thế này. Chúng trông như thể những sinh vật đến từ hành tinh khác vậy”.
Cận cảnh thân hình “thiếu thiện cảm” của nhưng con vật lạ.
Ngay sau đó, Lara lập tức chụp lại những bức ảnh về sinh vật lạ này và đăng tải lên mạng xã hội để tìm câu trả lời. Tất nhiên, sự tò mò của của cô cũng đã có lời giải đáp.
Đây thực chất là những con hàu cổ ngỗng, có thể chúng tách ra từ một con tàu cũ bị đắm dưới đáy biển. Điều khiến người ta ngạc nhiên nữa là loài sinh vật này chỉ sinh sống ở những vùng biển xa xôi, hẻo lánh và chưa từng hiện diện ở bờ biển Anh.
Thân của những con hàu này có thể ăn được và thậm chí chúng còn có giá trị cao ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Minh Hân / Theo Trí Thức Trẻ
Không thể tin nổi: Cả "thành phố khổng lồ của kiến" sâu 8m, rộng 46m2 dưới lòng đất
Nếu bạn tò mò về sự đồ sộ và phức tạp của "thành phố ngầm" mà hàng triệu con kiến đã tạo ra, thì đây chính là câu trả lời.
Loài kiến cắn lá đôi khi còn được gọi là loài côn trùng có xã hội phức tạp thứ nhì thế giới (sau con người), có khả năng tạo ra một "thế giới kiến" dưới lòng đất cực kì hoành tráng. Nói như vậy không hề "ngoa" chút nào bởi các nhà khoa học đã tìm ra được bằng chứng về một thành phố ngầm đồ sộ đến khó tin của loài kiến này.
Một nhóm nhà khoa học dẫn đầu bởi Tiến sĩ Bert Hlldobler đến từ Đại học Bang Arizona và Luiz C. Forti của Đại học Bang Sao Paulo, đã tìm thấy một tổ kiến khổng lồ của kiến cắn lá tại Brazil và thành công trong việc lưu lại tỉ mỉ công trình đồ sộ này.
Thành phố kiến tại Brazil đã khiến các nhà khoa học sững sờ vì quy mô quá khủng của nó.
Trong vòng ba ngày, các nhà khoa học đã đổ 10 tấn xi-măng vào một tổ kiến bỏ không qua những lỗ thông khí trên mặt đất để làm cứng khối kiến trúc ẩn trong lòng đất. Sau đó việc khai quật đã được diễn ra trong nhiều tuần trời, dù có sử dụng những thiết bị chuyên dụng, và cuối cùng để lộ ra một khu phức hợp khổng lồ với diện tích lên tới 46 m2, chiều sâu 7,9m.
Phải mất 10 tấn xi-măng mới đông cứng được tổ kiến bỏ hoang rộng đến 46 m2 này.
Quá trình khám phá công trình tầm cỡ "Vạn lý trường thành" của loài kiến này đã được chiếu qua một bộ phim tài liệu mang tên "Kiến: Sức mạnh bí mật của thiên nhiên" (Ants: Nature's Secret Power). Những đường hầm dài và vô số khoang của cộng đồng kiến này tương đương những con đường và tòa nhà của con người chúng ta. Nhưng đây không phải là sản phẩm của một kĩ sư nào - đó là công trình của "ý chí tập hợp của cả bầy kiến".
Các khoang và đường hầm chính là các "con đường" và "tòa nhà" của loài kiến.
Cuộc khai quật diễn ra trong nhiều tuần trời mới làm hiện ra cả công trình kiến trúc ấn tượng.
Bên cạnh tổng số khoảng 1.900 khoang chính, nhóm các nhà khoa học còn tìm thấy những ngõ ngách nhỏ dẫn ra đến những cái hốc chứa rác thải và thậm chí vườn nuôi nấm, thứ được nuôi trồng nhờ những rau lá mà kiến thu thập được. Người ta ước tính số lượng kiến từng sống tại đây có thể lên đến hàng triệu con, nhưng thời điểm và lí do vì sao chúng lại bỏ đi thì không ai biết cả.
Kiến cắn lá là loài côn trùng có sức khỏe tựa Héc-quyn, một con kiến thợ có thể mang vác khối lượng lớn gấp 20 lần trọng lượng cơ thể của chính mình. Để có thể xây dựng công trình mang kích cỡ khủng như vậy, chúng đã phải đào bới khoảng 40 tấn đất. Ngoài việc xây dựng, kiến thợ còn có nhiệm vụ đem những chất thải tích tụ ra ngoài và nuôi trồng nấm để thu hoạch, lấy làm thức ăn cho ấu trùng kiến.
Phía trên mặt đất, chỉ có những lỗ thông hơi như thế này là để lộ ra.
Công trình vĩ đại này được xây dựng nhờ đàn kiến thợ khỏe như đô lực sĩ.
Những con kiến lớn hơn, hay là kiến cấp cao, sẽ phải đuổi kẻ thù và xây dựng đội quân kiến bảo vệ cả đàn, nhưng thỉnh thoảng cũng sẽ giúp đào hầm xây nhà. Chúng có thể nâng khối lượng nặng gấp 50 lần trong lượng của mình.
Một con kiến chúa sẽ cần thu thập 300 triệu tinh trùng từ các con đực để có thể chuẩn bị tạo ra một đàn kiến của riêng mình. Tuy nhiên, chỉ có 2.5% cơ hội số trứng thụ tinh mới sinh ra một đàn kiến khỏe mạnh và sống qua nhiều năm trời.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Hành trình kỳ lạ của chiếc váy cưới, từ nhà kho, bị bán đấu giá, đến tiệm đồ cũ để về lại với chủ Một thứ tưởng chừng như đã mất không còn dấu tích nữa, cuối cùng lại được hội ngộ với chủ nhân theo một cách không ai ngờ tới. Trong một lần tình cờ, người phụ nữ có tên Jane Fine Foster đang đi loanh quanh trong khu phố mình sinh sống ở Grand Junction, Colorado. Lúc đi ngang một tiệm bán đồ cũ,...