Đi dạo biển thấy con bạch tuộc xanh đẹp mắt, người phụ nữ hãi hùng khi biết sự thật
Người phụ nữ không hề biết con bạch tuộc đang nằm trên tay cô sở hữu nọc độc chết người, kinh khủng hơn rắn hổ mang.
Một người phụ nữ đến từ Australia đã tự đặt mạng sống của mình vào tình thế nguy hiểm vì nâng niu trên tay một trong những con vật chết chóc nhất thế giới.
Đi dạo biển thấy con bạch tuộc xanh đẹp mắt, người phụ nữ hãi hùng khi biết sự thật
Người phụ nữ giấu tên giải thích rằng cô ấy đang đi dạo trên biển thì phát hiện một con bạch tuộc có đốm màu xanh rất đẹp. Con vật nhỏ xíu có ngoại hình dễ thương đã thu hút người phụ nữ và cô không ngần ngại nhặt nó lên đặt vào lòng bàn tay rồi thản nhiên quay lại video.
Video mà người phụ nữ chia sẻ trên mạng xã hội ngay lập tức thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Một số người bị sốc, lo lắng khi xem lại đoạn video người phụ nữ thoải mái để con bạch tuộc độc di chuyển trong lòng bàn tay.
Video đang HOT
Đi dạo biển thấy con bạch tuộc xanh đẹp mắt, người phụ nữ hãi hùng khi biết sự thật
“Tôi đã bị sốc, tại sao bạn lại làm như vậy?”, “Bạn thật may mắn khi giữ được tính mạng sau khi tiếp xúc lâu với bạch tuộc đốm xanh. Đây là loài sinh vật không dễ bắt gặp nhưng nếu trông thấy thì tốt nhất là tránh càng xa càng tốt”, “Đề nghị bạn không bao giờ chạm vào loài bạch tuộc này nữa”, “Tôi thực sự đã nín thở khi xem video”, “Bạn vẫn còn sống đã là một kỳ tích” … cư dân mạng bình luận.
Loài động vật có nguồn gốc Thái Bình Dương, bạch tuộc đốm xanh có đủ chất độc để giết chết người trong vòng vài phút. Bạch tuộc đốm xanh và rắn hổ mang chúa đều là những sinh vật sở hữu nọc độc nguy hiểm nhất hành tinh. Nếu so sánh về độc tố, một vết cắn của nó đủ để giết 25 người trong vòng vài phút, mạnh hơn nhiều nọc độc rắn hổ mang (vết cắn có thể gây ra cái chết của một người trưởng thành khỏe mạnh trong 15-30 phút).
Theo Bảo tàng Australia, khi bạch tuộc đốm xanh cảm nhận được nguy hiểm, nó sẽ tiết ra hai loại nọc độc chống lại con mồi và kẻ thù.
Một trong những nọc độc sử dụng để săn cua, tôm và loại nọc độc khác là tetrodotoxin có khả năng gây tê liệt những kẻ săn mồi. Nó cực kỳ độc hại nếu con người tiếp xúc phải.
Đối với con người, ban đầu bạn có thể không cảm thấy vết cắn nhưng một số triệu chứng sẽ phát sinh trong vài phút nếu trúng nọc độc như tê môi, lưỡi, khó thở và sau đó là tê liệt hoàn toàn các cơ thở.
Phát hiện bạch tuộc chăn hiếm thấy ở rạn san hô Great Barrier
Một con bạch tuộc chăn cực kỳ hiếm đã được phát hiện đang 'nhảy múa' ở rạn san hô Great Barrier.
Nhà sinh vật biển phát hiện một trong những cư dân hiếm hoi nhất của đại dương đang 'nhảy múa' trong làn nước phía trên Rặng san hô Great Barrier. Đó là một con bạch tuộc chăn nhiều màu sắc, số lần phát hiện trong tự nhiên rất ít.
Phát hiện bạch tuộc chăn hiếm thấy ở rạn san hô Great Barrier
Jacinta Shackleton, hướng dẫn viên rạn san hô và nhà sinh vật biển, làm việc ngoài khơi đảo Lady Elliot ở rạn san hô Great Barrier đã phát hiện ra sinh vật quý hiếm trong một lần đi khảo sát biển.
Jacinta Shackleton cho biết: "Lần đầu tiên nhìn thấy nó, tôi nghĩ đó có thể là một con cá non có vây dài. Nhưng khi đến gần hơn, tôi nhận ra đó là một con bạch tuộc chăn rất hiếm gặp trong tự nhiên. Tôi cảm giác vui sướng và phấn khích tột độ. Tôi đã hét lên qua ống thở của mình".
Shackleton đã đăng hình ảnh và video về con bạch tuộc trên tay cầm trên Instagram của cô ấy. Màu sắc trên 'tấm áo choàng' của bạch tuộc chăn thật đáng kinh ngạc và thật hấp dẫn khi xem cách nó di chuyển trong nước.
Bạch tuộc chăn di chuyển trong nước
"Đối với tôi, chắc chắn đây là cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra một lần trong đời, tôi cảm thấy rất biết ơn", nhà sinh vật biển chia sẻ.
Theo Jacinta Shackleton, trước khi cô nhìn thấy bạch tuộc chăn, chỉ có ba lần loài sinh vật này xuất hiện ở khu vực có người.
Bạch tuộc chăn dành phần lớn thời gian vòng đời của mình trong đại dương rộng lớn nên đó là một điều bất thường khi nhìn thấy loài sinh vật này trên rạn san hô.
Trong khi những con bạch tuộc cái có thể dài tới 2 mét thì những con đực chỉ dài tới 2,4 cm. Điều thú vị là những con đực cũng không phát triển 'tấm chăn' sặc sỡ, óng ánh như tên gọi của sinh vật này.
Bạch tuộc chăn sở hữu 2 chiếc tua dài và gắn liền bằng màng. Ngoài ra, nó cũng có những chiếc tua bình thường khác. Khi bị đe dọa, chúng sẽ xòe cái màng để tự vệ và đo độ lớn với đối thủ.
Con cái có 'chiếc chăn' rông, có khả năng trùm chăn như một cách để lẩn tránh những kẻ săn mồi. Jacinta Shackleton mô tả lần đầu nhìn thấy bạch tuộc chăn di chuyển trong nước giống như thể nó đang nhảy múa trên mặt nước với một chiếc áo choàng. Màu sắc rực rỡ thật đáng kinh ngạc khiến người ta không thể rời mắt.
Shackleton nói thêm, "Nhìn thấy một con trong cuộc sống thực là không thể diễn tả được, tôi đã bị thu hút bởi những chuyển động của nó, như thể nó đang nhảy múa trên mặt nước với một chiếc áo choàng đang chảy. Màu sắc rực rỡ thật đáng kinh ngạc, bạn không thể rời mắt tắt nó đi. Tôi thực sự chưa bao giờ nhìn thấy bất cứ điều gì giống như vậy trước đây và không nghĩ rằng tôi sẽ có lần nữa trong đời. "
Bạch tuộc chăn siêu hiếm xuất hiện ngoài khơi Australia Một thợ lặn đã ghi lại cảnh con bạch tuộc chăn quý hiếm nhảy múa trong nước biển ở rạn san hô Great Barrier, ngoài khơi Queensland, Australia.