Đi Đà Lạt muốn mòn mấy con dốc nhưng vẫn ít ai biết nguồn gốc cái tên đó và đoạn clip lý giải này đang nhận loạt tranh luận từ dân mạng
Bạn đã biết điều này chưa?
Dù có bao nhiêu địa điểm du lịch nổi lên như một hiện tượng mới đi chăng nữa thì Đà Lạt đã và luôn là cái tên số 1 trong lòng hàng ngàn người trẻ. Vui đi Đà Lạt, buồn đi Đà Lạt, mùa hè muốn trốn nóng lên Đà Lạt, mùa lạnh muốn… lạnh tê tái thì cũng lên Đà Lạt nốt.
Mới đây trên TikTok đã đăng tải một clip ý nghĩa của cái tên Đà Lạt. Cụ thể người đàn ông trong clip cho rằng: “Cái tên Đà Lạt, khi người Pháp đặt tên D-A-L-A-T là từ một câu thơ của André Morval “DAT ALLIIS LAETITIUM ALLIIS TEMPERRIEM”. Câu đó nghĩa là: Nơi đây cho người này niềm vui, người kia sự tươi mát”.
Người đàn ông lí giải tại sao lại đặt tên là Đà Lạt?
Video nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Ở phần bình luận nhiều ý kiến tranh luận được đưa ra, nhiều người cho rằng nguồn gốc cái tên Đà Lạt không xuất phát từ câu thơ trên.
- Đà Lạt tên thật là Đạ Lạch, nghĩa là nước suối của người Lạch.
- Cần tìm hiểu kĩ thông tin. Cách chú ấy giải thích là cách người Pháp gọi khi bác sĩ Yersin tìm ra cao nguyên thôi chứ không phải câu thơ gì hết.
- Cái này thì kiểu thi vị hóa, lãng mạn hóa thì được chứ thông tin chính thống vẫn là từ tiếng dân tộc và nhiều địa danh ở Đà Lạt cũng từ tiếng dân tộc.
Bên cạnh đó cũng có ý kiến khác cho rằng:
- Đúng là Đạ Lạch. Nhưng ý chú nói về việc tại sao không viết nó theo kí tự latinh là Đạ Lạc hay Đạ Lạch đó, các bạn hiểu cho xong.
- 1 địa danh thi thoảng có nhiều nguồn tên gọi khác nhau, đây là truyền miệng, không có quy chuẩn ngoài thông tin chính thống vẫn rất nhiều dị bản.
Theo nhiều nhà nghiên cứu dân tộc học thì tên Đà Lạt có từ gốc là Đạ Lạch phát âm theo tiếng của người Lạch. Đây là một trong 3 chi phái thuộc hệ K’ho cùng chia nhau sống tại các vùng phía Bắc tỉnh Lâm Đồng. Riêng người Lạch sống từ chân núi LangBiang tới thành phố Đà Lạt, ở xung quanh vùng Hồ Xuân Hương nơi có con suối nhỏ chảy qua.
Theo ngôn ngữ K’ho, Đa, Đạ hay Đăk có nghĩa là nước, là sông, là suối, Lạch (Lạt) là tên bộ tộc của dân tộc K’ho. Như vậy Đà Lạch là con suối của người Lạch. Trong hơn 100 năm qua tên Đà Lạt mang nhiều cách hiểu và nhiều ý nghĩa khác nhau.
Xôn xao hình ảnh dốc Nhà Bò nổi tiếng Đà Lạt được tu sửa, netizen vừa mừng vừa tiếc: Vậy là hết cảm giác mạnh rồi!
Là địa điểm nổi tiếng bậc nhất Đà Lạt về độ nguy hiểm, dốc Nhà Bò cuối cùng cũng được sửa sang lại.
Trong "đặc sản" những con dốc Đà Lạt thì không thể không nhắc đến dốc Nhà Bò, nằm ở cuối đường Đào Duy Từ. Kể từ khi xuất hiện chớp nhoáng trong bộ phim Tháng Năm Rực Rỡ đình đám, dốc Nhà Bò trở thành địa điểm check-in nổi tiếng với giới trẻ. Dù chỉ dài khoảng 480m nhưng khung cảnh dốc thoai thoải, bậc thang rêu phong cùng hàng rào cây xung quanh trở thành background chụp ảnh lãng mạn đậm chất Đà Lạt.
Tuy nhiên mới đây trên MXH đang lan truyền hình ảnh con dốc nổi tiếng này được sửa sang lại. Nhóm công nhân đang trát lại bề mặt dốc bằng xi măng, đồng thời tạo những đường rãnh đều nhau dọc theo thân dốc. Được biết, biện pháp này nhằm giảm độ trơn trượt của con dốc, đồng thời tăng độ bám cho bánh xe các phương tiện.
Nhóm công nhân tu sửa lại con dốc khét tiếng
Dù thay đổi một phần diện mạo dốc Nhà Bò nhưng với phương pháp này sẽ giảm thiểu được tai nạn, nhất là khi Đà Lạt đang trong mùa mưa
Ngay khi xuất hiện những hình ảnh này đã thu hút sự chú ý lớn trong các hội nhóm Đà Lạt, netizen mừng rỡ vì từ nay được an tâm hơn, có người lại vẫn... tiếc nuối vì mất đi cảm giác mạo hiểm khi đi trên dốc. Tuy nhiên vì sự an toàn chung của người dân Đà Lạt và du khách, tu sửa con dốc Nhà Bò vẫn nhận được đồng tình từ số đông. Dù vậy, một số người vẫn khẳng định sẽ không dám vượt dốc hay xuống dốc Nhà Bò vì vẫn thấy nguy hiểm.
Dốc Nhà Bò đã trở thành một trong những biểu tượng của Đà Lạt những năm trở lại đây (Ảnh @mvcthinh, @my12r, @i.am.green, @hoanglinhha)
Dù có khung cảnh đẹp nhưng trên thực tế, dốc Nhà Bò là địa điểm cực kỳ nguy hiểm: độ dốc cao, nhìn từ dưới gần như thẳng đứng, đường đi trơn trượt, không có đường bám... Dốc Nhà Bò thực sự không dành cho người có tay lái yếu. Đã có nhiều vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra tại đây dù là chiều lên dốc hay xuống dốc.
Tháng 4/2019, dốc Nhà Bò từng treo biển cấm quay phim, chụp hình để hạn chế xảy ra tai nạn. Tuy nhiên một thời gian ngắn sau, biển cấm bị gỡ và địa điểm này lại tiếp tục hút du khách. Người dân xung quanh đã quá quen thuộc với cảnh du khách tụ tập đông đúc ở khu vực này
Nguồn: Ngô Anh Tuấn/ Đà Lạt, Đi và Trải Nghiệm
Đi zipline gặp trúng trời mưa, du khách bị kẹt giữa rừng 20 phút Mới đây, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ghi lại cảnh một người đang bị treo lơ lửng giữa rừng khi trời mưa tầm tã khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Tuy nhiên khi biết được sự thật sau đó thì dân tình cũng nhẹ nhõm phần nào. Cụ thể, chủ bài đăng chia sẻ, địa điểm trong clip nằm trong...