Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung

Theo dõi VGT trên

Sau những cuộc thảo luận không mấy dễ dàng trong thời gian dài, Liên minh châu Âu (EU) đã tìm được hướng đi “đoàn kết và trách nhiệm” để tháo gỡ bài toán khó di cư, một vấn đề nan giải lâu nay khi hàng triệu người, từ Trung Đông, châu Phi và châu Á tìm về nơi mà họ cho là “miền đất hứa” để tránh bạo lực, xung đột, bất ổn chính trị, khủng hoảng kinh tế và nghèo đói, bất chấp chặng đường rủi ro, và thậm chí là cả nguy cơ không được tiếp nhận.

“Đoàn kết và trách nhiệm”

Tinh thần toát lên trong Hiệp ước mới về Tị nạn và Di trú là điều được dư luận đánh giá cao, bởi dù ít dù nhiều, khu vực cũng đã có nhận thức và nền tảng quan trọng nhằm chia sẻ gánh nặng trong vấn đề tiếp nhận người di cư. Hiệp ước mới, thay thế chính sách tị nạn chung hiện nay của châu Âu (được gọi là Quy chế Dublin – luôn bị xem là gánh nặng cho các nước tuyến đầu như Italy, Tây Ban NhaHy Lạp) gồm 4 nhóm giải pháp chính là đẩy nhanh quá trình sàng lọc, kiểm tra những người nhập cư trái phép; thành lập các trung tâm giam giữ ở biên giới EU; tăng tốc quy trình trục xuất những người bị từ chối quy chế tị nạn; và thiết lập cơ chế đoàn kết để giảm áp lực đối với các quốc gia “tuyến đầu” phía Nam Âu.

Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung - Hình 1
Người di cư, gánh nặng hay nguồn lao động mới.

Trong hiệp ước, một số quy định mới đặc biệt đáng chú ý như yêu cầu rõ ràng về sàng lọc trước khi nhập cảnh, công nhận tình trạng người tị nạn hoặc tình trạng cần được bảo vệ bổ sung; đồng thời làm mới các tiêu chuẩn liên quan đến vấn đề nhà ở, giáo dục và chăm sóc sức khỏe của người xin tị nạn. Sau sàng lọc, các đơn xin tị nạn sẽ phải trải qua quá trình xét duyệt được rút ngắn xuống còn tối đa 6 tháng, và người xin tị nạn buộc phải hồi hương hoặc quay lại điểm trung chuyển trong thời gian ngắn nhất nếu bị từ chối. Bên cạnh đó còn là các quy định về cập nhật cơ sở dữ liệu quy mô lớn về lưu trữ sinh trắc học được thu thập trong quá trình sàng lọc, căn cứ thông tin cá nhân thay vì số đầu đơn để tránh tình trạng trùng lặp người gửi đơn. Theo các quy định mới, sẽ có 2 hướng thủ tục tị nạn – truyền thống và biên giới nhanh, áp dụng đối với những người di cư có nguy cơ gây rủi ro cho an ninh quốc gia và những người đến từ các quốc gia có tỷ lệ công nhận thấp.

Với một hệ thống theo kiểu “đoàn kết bắt buộc”, các quốc gia thành viên có 3 lựa chọn để quản lý dòng người di cư: Tiếp nhận và tái phân bổ một số lượng người xin tị nạn nhất định; Hỗ trợ bồi hoàn cho mỗi trường hợp mà họ từ chối di dời hoặc cung cấp nguồn lực phục vụ hoạt động di trú. 30.000 đơn xin tị nạn mỗi năm cho các thành viên còn lại là cách để liên minh chia sẻ trách nhiệm với các nước tuyến đầu.

Hiệp ước mới còn bao gồm cả những dự trù và phương án dự phòng cho những tình huống khẩn cấp, chẳng hạn như sự xuất hiện đột ngột và ồ ạt của những người tị nạn, điều từng thấy trong cơn “sóng thần tị nạn” năm 2015 – 2016, hoặc những tình huống bất khả kháng như đại dịch COVID-19. Tất nhiên, trong những hoàn cảnh đặc biệt, các quốc gia được phép áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, bao gồm cả gia hạn thời gian giam giữ.

Điều chỉnh để thích nghi

Video đang HOT

Luật Darmanin (Luật Nhập cư mới được Pháp thông qua cuối tháng 12/2023) có hiệu lực đầu năm nay. Luật Darmanin, được chính phủ ban hành vì mục đích đảm bảo sự hội nhập tốt hơn của người nước ngoài nhờ những quy định chặt chẽ hơn, ngăn chặn hành vi lạm dụng người nhập cư và tăng cường kiểm soát biên giới, đơn giản hóa các thủ tục tố tụng liên quan đến việc nhập cảnh, lưu trú, trục xuất người nước ngoài. Luật cũng bổ sung các điều khoản như thiết lập hạn ngạch di cư; thắt chặt các điều kiện đoàn tụ gia đình, các điều kiện tiếp cận giấy phép cư trú vì lý do gia đình; cho phép từ chối cấp hoặc thu hồi giấy phép cư trú, đặc biệt trong các trường hợp gian lận giấy tờ hoặc tội phạm và hành vi phạm tội đối với các nghị sỹ, người thi hành công vụ và người nhà nước.

Các quy định về giấy phép ngắn hạn, dài hạn, nhập quốc tịch, hai quốc tịch… đều được bổ sung, tăng cường hoặc siết chặt. Ngược lại, các thủ tục khiếu nại, kiện tụng, tranh chấp liên quan đến nhập cảnh, lưu trú và trục xuất được đơn giản hóa, cho phép giải quyết nhanh các trường hợp vi phạm vốn tồn đọng rất nhiều tại Pháp trong những năm qua.

Di cư: Thách thức chung cần giải pháp chung - Hình 2
Châu Âu không muốn tái diễn cuộc khủng hoảng năm 2015.

Tất nhiên, điều gì cũng có giá của nó. “Bước ngoặt trong nhiệm kỳ 5 năm” của Tổng thống Emmanuel Macron không tránh khỏi sự phản đối của một số bộ phận trong xã hội Pháp, trong đó có giới chủ, người lao động không hợp pháp, các trường đại học, ngành tòa án, ngành y tế và nhiều hiệp hội, lo ngại rằng một số quy định cứng nhắc sẽ gây khó cho việc tuyển dụng lao động trong ngắn hạn và ảnh hưởng tới lực lượng lao động của đất nước trong lâu dài. Trong khi đó, dư luận đang đề cập việc Đức sẽ đối mặt với áp lực phải thi hành những biện pháp cứng rắn hơn, đặc biệt là liên quan những điều khoản giúp giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia trên tuyến đầu ứng phó với dòng người di cư khi hiệp ước mới có hiệu lực.

Theo ước tính, Đức sẽ phải tiếp nhận khoảng 6.600 người tị nạn/ năm, tuy nhiên có thể được khấu trừ số lượt đến của năm trước. Đức vẫn chưa hoàn thành những điều chỉnh về mặt pháp lý, thực tiễn, kỹ thuật và các điều chỉnh khác. Một phần nguyên nhân này là bởi những điều chỉnh pháp lý có thể sẽ ảnh hưởng đến Đạo luật Tị nạn và Đạo luật Cư trú, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành, và các bang.

Thực tế Đức là một quốc gia phụ thuộc vào lượng nhập cư, ước tính khoảng 400.000 người/ năm, để duy trì sự phồn vinh của nền kinh tế. Các ước đoán cho rằng khi thế hệ người Đức sinh ra sau chiến tranh nghỉ hưu ồ ạt vào đầu những năm 2030, con số này có thể tăng lên tới 700.000 người/ năm.

Theo số liệu của Chính phủ Đức, hiện nay cứ 4 người lớn và 2 trẻ em dưới 10 tuổi thì có một người có nguồn gốc nhập cư, và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng. Trong số hơn 640.000 việc làm có đóng góp an sinh xã hội trong năm 2023, gần 70% là thuộc về các lao động có nguồn gốc nhập cư. Thực tế, người nhập cư đã trở thành một phần không thể thiếu trong xã hội Đức từ nhiều thập kỷ qua. Thị trường lao động Đức sẽ có những khoảng trống lớn nếu không có nguồn lao động này. Xét cho cùng việc thực hiện các chính sách đúng cách, hợp lý và tính đến các lợi ích của các nhóm xã hội, nhập cư có thể trở thành động lực tăng trưởng của xã hội Đức trong tương lai. Đã đến lúc nước Đức cần một khế ước xã hội mới, đảm bảo cơ hội và đối thoại trên cơ sở bình đẳng và hiệu quả.

Quyết liệt và đồng bộ

Ở tuyến đầu, Italy đã có những sáng kiến và nỗ lực để cùng EU giải quyết tình hình dù khó khăn đặt ra là không ít. Dòng người di cư đổ về Italy vẫn đang là vấn đề nhức nhối đối với chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni. Theo các số liệu chính thức, khoảng 157.600 người di cư bằng thuyền đã đến Italy trong năm 2023, gấp đôi so với năm 2022 và là mức cao nhất kể từ năm 2016.

Ý thức rõ ràng rằng vấn đề di cư không phải là bài toán một nước có thể tự giải quyết, Thủ tướng Meloni là một trong những nhà lãnh đạo mạnh mẽ kêu gọi EU có động thái đồng bộ để ngăn người di cư vượt Địa Trung Hải từ Bắc Phi, đề nghị các nước châu Âu khác tiếp nhận và phân loại để hồi hương những người không đủ điều kiện tị nạn. Chính phủ Italy kỳ vọng có thể giải quyết từ gốc vấn đề di cư bằng các thỏa thuận hỗ trợ các nước xuất phát di cư, thông qua việc cải thiện đời sống người dân bản địa, ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp và hỗ trợ lực lượng tuần duyên địa phương ngăn cản tàu thuyền chở người tị nạn ra khơi, cùng các biện pháp đồng bộ trong EU.

Một trong những cam kết bầu cử của Thủ tướng Giorgia Meloni là ngăn chặn dòng người nhập cư bất hợp pháp đến Italy. Để hiện thực hóa các cam kết và thể hiện tầm nhìn đoàn kết với EU trong việc ngăn chặn cũng như xử lý bài toán di cư, chính phủ Itala đã có những biện pháp quyết liệt.

Thứ nhất, Italy thể hiện đường lối cứng rắn đối với các tổ chức vướng cáo buộc hợp tác với những kẻ buôn người và khuyến khích người di cư. Nhiều điều luật mới được ban hành để quản trị dòng người tị nạn được tàu cứu hộ đưa vào từ Địa Trung Hải. Thứ hai, Chính phủ Italy kéo dài thời gian giam giữ người di cư chờ hồi hương lên 18 tháng, từ mức chỉ 3 tháng trước đây, song song với việc xây thêm các trung tâm giam giữ ở các khu vực cách ly.

Thứ ba, không xoay xở một mình, Italy đã tìm đến các nước thứ ba để giảm tải việc xử lý dòng người di cư được giải cứu ở Địa Trung Hải. Phải kể đến thỏa thuận với Albania nhằm xây dựng 2 trung tâm do Italy điều hành trên lãnh thổ Albania để tiếp nhận và xử lý tới 3.000 trường hợp người di cư và người tị nạn mỗi tháng. Đây cũng là kết quả đánh dấu lần đầu tiên một quốc gia không phải thành viên EU thay mặt cho quốc gia nội khối tiếp nhận người di cư. Nỗ lực này được kỳ vọng có thể sớm trở thành mô hình học tập và nhân rộng trong tương lai.

Thứ tư, Chính phủ Italy đã thông qua “Kế hoạch Mattei”, với cam kết đầu tư lên tới 5,5 tỷ euro cho châu Phi, một trong những nguồn di cư lớn nhất thế giới. Đây cũng là nhận thức xác đáng khi châu Âu cần xác định rõ mục tiêu và kế hoạch để giải quyết vấn đề người di cư từ gốc bằng việc giúp các nước châu Phi và cả Trung Đông trở nên ổn định và an toàn hơn. Xung đột và bất ổn tràn lan vẫn sẽ là ngòi châm những làn sóng di cư, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho sinh mạng của con người trong hành trình lênh đênh trên biển và đe dọa hàng loạt vấn đề lâu dài cho các quốc gia đích đến.

Châu Âu tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng người di cư

Liên minh châu Âu (EU) đạt thỏa thuận quan trọng nhằm chia sẻ gánh nặng trong vấn đề tiếp nhận người di cư, động thái được kì vọng có thể giúp các quốc gia thành viên chấm dứt các cuộc tranh cãi kéo dài nhiều năm qua.

Sau hơn 3 năm đàm phán căng thẳng với một loạt thỏa hiệp, các nước thành viên EU ngày 20/12 đã kí kết Hiệp ước mới về di cư và tị nạn của EU nhằm cải tổ chính sách tiếp nhận người di cư, trong bối cảnh số lượng những "vị khách không mời" đến từ Trung Đông và châu Phi đổ biên giới EU đang gia tăng nhanh chóng. Theo Reuters, thỏa thuận mới gồm 4 nhóm giải pháp chính là: đẩy nhanh quá trình sàng lọc, kiểm tra những người di cư trái phép; thành lập các trung tâm giam giữ ở biên giới EU; tăng tốc quy trình trục xuất những người bị từ chối quy chế tị nạn; và thiết lập cơ chế đoàn kết để giảm áp lực lên các quốc gia "tuyến đầu" phía Nam Âu.

Châu Âu tìm lối thoát cho cuộc khủng hoảng người di cư - Hình 1

Các điều khoản nêu trên được thống nhất dựa trên đề xuất cơ bản do Ủy ban châu Âu (EC) đưa ra, theo đó giữ nguyên nguyên tắc hiện hành là quốc gia EU đầu tiên mà người xin tị nạn nhập cảnh sẽ chịu trách nhiệm về việc có cho phép họ vào EU hay không. Để hỗ trợ các quốc gia "tuyến đầu" ở Nam Âu phải đối mặt với lượng lớn người di cư tiếp cận biên giới qua Địa Trung Hải (Tây Ban Nha, Italia, Hy Lạp, Cộng hòa Síp và Malta), các nước EU còn lại có nghĩa vụ tiếp nhận một lượng nhất định người di cư hoặc đóng góp tài chính nếu họ không muốn tiếp nhận.

Tuy nhiên, theo New York Times, thỏa thuận mới của EU chưa nêu được chi tiết về việc họ sẽ trục xuất người không đủ điều kiện xin tị nạn ra sao. EU thiếu các thỏa thuận trao trả người tị nạn với nhiều quốc gia và từng rất vất vả để thuyết phục một số quốc gia ở Trung Đông, châu Phi tiếp nhận người tị nạn bị trục xuất.

Vấn đề di cư từ lâu là nguồn gốc của các cuộc tranh cãi nảy lửa giữa các quốc gia EU. Các nước Nam Âu ven Địa Trung Hải lâu nay phàn nàn họ phải chịu gánh nặng lớn về chi phí và ổn định xã hội do họ là đích đến của làn sóng người di cư đến từ các nước Trung Đông, châu Phi bất ổn. Từ năm ngoái, EU đối mặt với số lượng người di cư trái phép và xin tị nạn ngày càng tăng. Từ đầu năm 2023, cơ quan biên giới Frontex của EU đã ghi nhận hơn 355.000 trường hợp vượt biên trái phép vào khối, tăng 17% so với cùng kỳ. Chỉ riêng Italia, theo Reuters, hơn 152.000 người di cư đã tiến qua biên giới nước này trong 11 tháng đầu năm 2023, tăng mạnh so với con số 94.000 người cùng kỳ năm 2022, bất chấp việc chính phủ của Thủ tướng Giorgia Meloni nhiều lần tuyên bố áp dụng biện pháp mạnh tay ngăn người di cư.

Sau khi thỏa thuận mới được thông qua, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nhấn mạnh: "Di cư là một thách thức chung của châu Âu và quyết định ngày hôm nay sẽ cho phép chúng ta cùng nhau giải quyết vấn đề đó". Bộ trưởng Nội vụ Italy, ông Matteo Piantedosi đánh giá, "việc hiệp ước ra đời là một thành công lớn đối với Châu Âu và Italy, quốc gia luôn nỗ lực tìm một giải pháp cân bằng để các nước biên giới EU, đặc biệt phải chịu áp lực di cư, không còn cảm thấy cô đơn". Đức cũng hoan nghênh thỏa thuận mới, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đánh giá văn kiện "sẽ giảm bớt gánh nặng cho các quốc gia bị ảnh hưởng đặc biệt, bao gồm cả Đức".

Tuy nhiên, vẫn có nước tỏ ra không hài lòng với văn kiện. Theo Euronews, Hungary một lần nữa phản đối việc họ buộc phải tiếp nhận người di cư theo định mức mà EU đưa ra. "Chúng tôi từ chối hiệp ước di cư này theo những điều kiện mạnh mẽ nhất có thể", Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto phát biểu. "Chúng tôi sẽ không tiếp nhận bất cứ ai trái với ý muốn của mình. Không ai từ Brussels hay bất cứ nơi nào khác có quyền yêu cầu chúng tôi rằng chúng tôi phải chào đón người nào đó".

Để chính thức có hiệu lực, thỏa thuận sẽ cần được phê duyệt bởi Hội đồng châu Âu và Nghị viện châu Âu. Các nhà đàm phán trông đợi văn kiện sẽ được chấp thuận trước khi nhiệm kỳ của Nghị viện châu Âu kết thúc tháng 6/2024.

Giới chuyên gia đánh giá, bên cạnh các gói biện pháp từ bên trong đường biên giới EU, các nước châu Âu cũng cần tính toán đến việc tăng cường hợp tác với các quốc gia bên ngoài khối để kiểm soát dòng người di cư.

Cách đây vài tuần, quan chức phụ trách đối ngoại của EU Josep Borrell khẳng định, các nước EU cần đóng vai trò lớn hơn trong nỗ lực trợ giúp khu vực châu Phi và Trung Đông phát triển kinh tế-xã hội ổn định, khôi phục niềm tin vào cuộc sống ở quê nhà. Chừng nào xung đột và bất ổn còn tràn lan, hàng trăm ngàn người sẽ vẫn cố gắng vượt Địa Trung Hải để đến châu Âu với hi vọng có tương lai tốt hơn. Bên cạnh nguy cơ không được tiếp nhận, người di cư còn đối mặt khả năng thiệt mạng bất cứ lúc nào trong hành trình lênh đênh trên biển. Dữ liệu từ Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) chỉ ra rằng có 2.511 người đã được báo cáo mất tích ở Địa Trung Hải trong năm nay, hầu hết là người di cư

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứtÔng Trump: Xung đột Nga - Ukraine phải chấm dứt
22:07:53 17/12/2024
Khai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hônKhai "lố" tuổi để lấy vợ, 28 năm sau người chồng ra tòa yêu cầu hủy hôn
09:47:50 18/12/2024
Dùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kgDùng xe tải 5 tấn và 20 người hỗ trợ chôn cất người đàn ông nặng 420kg
07:40:48 18/12/2024
Mỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của NgaMỹ sắp trừng phạt mạnh tay đội tàu "dầu bóng tối" của Nga
12:51:45 17/12/2024
Bitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống TrumpBitcoin tiến sát kỷ lục 108.000 USD sau phát biểu của Tổng thống Trump
07:20:30 18/12/2024
Nữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học MỹNữ sinh 15 tuổi nổ súng sát hại 2 người tại trường học Mỹ
11:07:52 18/12/2024
Máy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấpMáy bay chở lợn hôi thối nồng nặc, 295 người phải hạ cánh khẩn cấp
10:46:53 18/12/2024
Ông Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinhÔng Trump xem xét đề xuất ngừng bắn giữa Nga, Ukraine vào Giáng sinh
08:45:23 17/12/2024

Tin đang nóng

Nhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 thángNhật Kim Anh lên tiếng trả lời "bố đứa bé là ai?" sau khi công bố mang bầu gần 9 tháng
13:32:18 18/12/2024
Diễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú MỹDiễn biến mới nhất vụ ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng kiện tỉ phú Mỹ
16:45:19 18/12/2024
Vợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiểnVợ cũ 1 sao Vbiz nhận "bão" chỉ trích khi tiếp tục đăng ảnh Hoa hậu Khánh Vân kèm lời lẽ thô thiển
16:47:57 18/12/2024
Em trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tênEm trai Sơn Tùng và Thiều Bảo Trâm "đụng mặt", chỉ nói đúng 1 câu khiến Hải Tú ngay lập tức bị réo tên
15:05:10 18/12/2024
Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?Camera tóm dính màn hình điện thoại của Hoa hậu Thiên Ân, để ảnh gì mà fan Kỳ Duyên rần rần?
16:54:57 18/12/2024
Hot nhất MXH: Paparazzi lần đầu tung clip "full HD" tóm Lưu Diệc Phi hẹn hò Song Seung HunHot nhất MXH: Paparazzi lần đầu tung clip "full HD" tóm Lưu Diệc Phi hẹn hò Song Seung Hun
13:21:08 18/12/2024
Giữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữGiữa đêm, 1 sao nam Vbiz bất ngờ lên tiếng về thông tin sinh con với sao nữ
13:13:37 18/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024

Tin mới nhất

Chính phủ Đức sụp đổ: Cú sốc chính trị đe dọa tương lai châu Âu

Chính phủ Đức sụp đổ: Cú sốc chính trị đe dọa tương lai châu Âu

19:12:50 18/12/2024
Và họ đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống mới của ông Trump, người đã đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh thương mại và chấm dứt cam kết của Mỹ với NATO, liên minh quân sự đã đảm bảo an ninh cho châu Âu trong 75 năm qua.
Nhìn lại thế giới 2024: Hành động bắt buộc

Nhìn lại thế giới 2024: Hành động bắt buộc

19:11:01 18/12/2024
Dù không phải tất cả các hiện tượng thời tiết cực đoan đều có thể được quy cho biến đổi khí hậu, nhưng theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu rõ ràng đang làm gia tăng tần suất và mức độ của các hiện tượng này.
Cơ quan an ninh Ukraine tuyên bố triệt phá mạng lưới điệp viên lớn chưa từng có

Cơ quan an ninh Ukraine tuyên bố triệt phá mạng lưới điệp viên lớn chưa từng có

19:08:06 18/12/2024
Theo thông báo trên ứng dụng nhắn tin Telegram, Cơ quan An ninh Ukraine cho rằng đây là mạng lưới điệp viên lớn nhất của Liên bang Nga hoạt động ở miền Bắc và miền Nam Ukraine bị bóc gỡ.
Hàn Quốc: Tranh cãi về vai trò của Quyền Tổng thống Han Duck Soo

Hàn Quốc: Tranh cãi về vai trò của Quyền Tổng thống Han Duck Soo

19:04:27 18/12/2024
Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ triệu tập cuộc họp Nội các bất thường vào cuối tuần này để đưa ra quyết định cuối cùng về cách xử lý sáu dự luật do đảng DP đơn phương thông qua tại Quốc hội.
Mexico ủng hộ mở rộng hiệp định USMCA với các nước Mỹ Latinh

Mexico ủng hộ mở rộng hiệp định USMCA với các nước Mỹ Latinh

18:25:08 18/12/2024
USMCA hiện là động lực chính cho nền kinh tế khu vực, song Tổng thống Sheinbaum cho rằng vẫn còn nhiều tiềm năng lớn chưa được khai thác nếu tìm cách hội nhập sâu hơn với các nước Mỹ Latinh.
Nhật Bản đẩy mạnh tuyển dụng nhân viên chăm sóc sức khỏe từ Đông Nam Á

Nhật Bản đẩy mạnh tuyển dụng nhân viên chăm sóc sức khỏe từ Đông Nam Á

18:19:57 18/12/2024
Từ năm tài khóa 2025, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ đẩy mạnh chiến lược tuyển dụng nhân viên chăm sóc từ các nước Đông Nam Á để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động trầm trọng trong ngành này.
Rượu sake của Nhật Bản sẽ được sản xuất trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

Rượu sake của Nhật Bản sẽ được sản xuất trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

17:27:20 18/12/2024
Nhà sản xuất rượu sake đặt trụ sở tại thành phố Iwakuni này đang hợp tác với Mitsubishi Heavy Industries Ltd. và Trung tâm khoa học công nghệ Aichi để biến tham vọng thành hiện thực.
Châu Âu đoàn kết khi quan hệ Ba Lan - Ukraine khởi sắc

Châu Âu đoàn kết khi quan hệ Ba Lan - Ukraine khởi sắc

16:47:55 18/12/2024
Bối cảnh chính trị quốc tế phức tạp, đặc biệt là sự chuyển giao quyền lực sắp tới tại Mỹ, đã buộc các nước châu Âu phải đẩy mạnh hợp tác để củng cố an ninh tập thể và hỗ trợ Ukraine.
EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

EU siết chặt quy định về chống ô nhiễm vi nhựa

15:20:21 18/12/2024
Các quốc gia thành viên có thể sử dụng hệ thống cấp phép quốc gia để giám sát việc tuân thủ. Thông tin liên quan đến xử lý hạt nhựa phải được công khai miễn phí.
Báo Ukraine: Lữ đoàn tinh nhuệ của Kiev rối loạn vì 1.000 binh sĩ đào ngũ

Báo Ukraine: Lữ đoàn tinh nhuệ của Kiev rối loạn vì 1.000 binh sĩ đào ngũ

15:09:37 18/12/2024
Truyền thông Ukraine tiết lộ về tình trạng đào ngũ ở Lữ đoàn cơ giới 155, đơn vị được huấn luyện ở Pháp và được trang bị hàng loạt vũ khí mạnh.
Nga không đóng băng xung đột, nêu điều kiện đàm phán hòa bình

Nga không đóng băng xung đột, nêu điều kiện đàm phán hòa bình

15:02:33 18/12/2024
Đầu tháng này, ông Trump, ông Zelensky và ông Macron đã gặp nhau tại Paris, nơi 3 nhà lãnh đạo đã tổ chức hội đàm về cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ukraine ra luật cho phép đa tịch

Ukraine ra luật cho phép đa tịch

14:58:49 18/12/2024
Chế độ đa tịch này sẽ không được áp dụng đối với những người có quốc tịch Nga hoặc quốc tịch của nước không công nhận toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của Nhật Kim Anh và chồng cũ sau 5 năm ly hôn

Cuộc sống của Nhật Kim Anh và chồng cũ sau 5 năm ly hôn

Sao việt

19:03:50 18/12/2024
Sau cuộc hôn nhân đổ vỡ, Nhật Kim Anh tâp trung phát triển sự nghiệp và thành công ở nhiều lĩnh vực giải trí. Bên cạnh đó, cô cũng là một doanh nhân thành đạt với chuỗi sản phẩm ăn nên làm ra .
Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tuổi với gương mặt sưng phù ngồi gào khóc trước cửa thẩm mỹ viện ở Nghệ An, nguồn cơn ra sao?

Netizen

18:33:05 18/12/2024
Ngay sau khi hình ảnh một người phụ nữ liên tục ngồi gào khóc trước cửa một thẩm mỹ viện ở Nghệ An được chia sẻ lên mạng xã hội, đại diện cơ sở thẩm mỹ đã nhanh chóng lên tiếng giải thích rõ sự việc.
Quang Hải hút 2 triệu view với hành động lễ phép khi gặp bố vợ, rạng rỡ nắm tay Chu Thanh Huyền trên khán đài

Quang Hải hút 2 triệu view với hành động lễ phép khi gặp bố vợ, rạng rỡ nắm tay Chu Thanh Huyền trên khán đài

Sao thể thao

18:26:37 18/12/2024
Màn tương tác của Quang Hải và người thân trong gia đình gây sốt mạng xã hội. Tiền vệ Nguyễn Quang Hải hiện đang là cái tên sáng giá nhất trong đội hình ĐT Việt Nam tham dự AFF Cup 2024.
Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Người Trung Quốc tạo ra 'Cân đẩu vân', sản xuất máy bay siêu thanh chở khách

Lạ vui

18:20:55 18/12/2024
Động cơ Cân đẩu vân được đặt theo tên đám mây Tôn Ngộ Không sử dụng trong Tây Du Ký, giúp máy bay chở khách Trung Quốc đạt tốc độ Mach 4 ở độ cao hơn 20.000 m.
Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Chae Rim rơi nước mắt thừa nhận con trai đầu lòng chào đời là nhờ IVF

Sao châu á

18:06:11 18/12/2024
Trong tập mới phát sóng của chương trình Vì tôi độc thân , Chae Rim cùng các khách mời đã có những chia sẻ về câu chuyện làm mẹ đơn thân và có con bằng phương pháp IVF (thụ tinh ống nghiệm).
Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Cộng đồng Tiktok đang "sốt" vì bài hát chủ đề của game Thần ma Loạn Vũ - Vplay

Mọt game

16:43:24 18/12/2024
Ca khúc Làm Như Mình Hay Ho do Miu Lê hợp tác cùng Huỳnh James và Pjnboys đang gây sốt trên TikTok, trở thành một hiện tượng âm nhạc mới thu hút hàng ngàn video sáng tạo từ cộng đồng người dùng.
Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Hôm nay nấu gì: Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc

Ẩm thực

16:41:40 18/12/2024
Cơm tối 4 món cực ngon, ai khó tính cũng phải khen tấm tắc. Hương vị dân dã nhưng thơm ngon, hấp dẫn của những món ăn này khiến cả nhà thích thú ăn hết sạch.
Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Bí mật đằng sau sự nổi tiếng ngày càng tăng của "When The Phone Rings"

Hậu trường phim

16:39:10 18/12/2024
Cốt truyện nhanh, kết hợp với sự pha trộn độc đáo giữa các yếu tố lãng mạn và ly kỳ, đã thúc đẩy sự nổi tiếng ngày càng tăng của When The Phone Rings .
Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Vĩnh Long truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc

Pháp luật

15:13:27 18/12/2024
Công an tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tấn công, trấn áp, truy quét mạnh các tụ điểm cờ bạc trên địa bàn các huyện Bình Tân, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn và thị xã Bình Minh.