Đi công tác mẹ chồng giúp tôi trông con, về thấy đồ chơi mới trên tay con trai, tôi đòi ly hôn
Thấy món đồ chơi mới trên tay con trai, hỏi ra tôi mới biết là do em dâu mua cho thằng bé.
Dưới chồng tôi có một em trai, chú không có tài cán gì nhưng luôn muốn làm ông chủ, cứ nghe ai rủ rê hoặc nghĩ ra cái gì là lại xin tiền bố mẹ để đầu tư kinh doanh mà chẳng cần có kế hoạch lâu dài, bài bản. Chính vì như thế mà tiền trong nhà cứ đội nón ra đi.
Sau đó mẹ nhờ người xin việc cho chú, nhưng được dăm ba hôm chú lại bỏ ngang vì mệt. Mẹ chồng tôi tức lắm, không biết nên làm thế nào để đứa con trời đánh này sớm trưởng thành, biết nghĩ một chút.
Cách đây không lâu, vợ chồng tôi tới thăm nhà bố mẹ, vừa đến nhà đã nghe tiếng mẹ chồng quát mắng chú. Vừa nhìn thấy tôi, mẹ liền khóc lớn nói rằng chú sắp lấy vợ. Tôi tươi cười hỏi:
- Chú lấy vợ chẳng phải là chuyện tốt sao mẹ? Như vậy sẽ có người quản chú, chắc chú sẽ trưởng thành và có trách nhiệm hơn. Chuyện tốt như vậy cớ sao mẹ lại khóc, lại mắng chú chứ?
- Con bé kia mang thai rồi, nhà gái thách cưới 100 triệu nhưng mẹ làm gì có nhiều tiền như vậy. Trước được đồng nào thằng giời đánh kia mang đi đốt hết rồi còn đâu. Ấy vậy mà nó dám vỗ ngực đảm bảo với nhà gái sẽ lo được 150 triệu tiền sính lễ. Không hiểu nó đào đâu ra tiền, lấy đâu ra tự tin mà nói vậy nữa.
Vừa thấy vợ chồng tôi đến, mẹ chồng đã khóc nấc lên kể lể. (Ảnh minh họa)
Tôi nhìn chú mà ngán ngẩm, không biết nên nói gì. Vì chuyện của chú mà chúng tôi phải họp gia đình để bàn bạc, ai cũng lo lắng còn chú thì thờ ơ như chuyện chẳng dính dáng gì đến mình. Cuối cùng nhà chúng tôi bảo chú hẹn bạn gái và mẹ cô ấy nói chuyện riêng, bàn lại khoản sính lễ và đám cưới.
Tuy nhiên khi gặp rồi, nhà gái lại chẳng chịu nhượng bộ.
Video đang HOT
- 100 triệu đâu có nhiều. Nhà ông bà rước được cả trâu lẫn nghé, như thế là quá hời rồi còn gì. Nếu không phải tại con trai ông bà làm con gái tôi có bầu thì giờ nó vẫn đang học đại học, có tương lai rộng mở hơn rồi. Ông bà nói 100 triệu này có đáng không, như thế là còn ít đấy.
Nhà gái không chịu nhượng bộ, nhà tôi cũng không thể làm chuyện thất đức không cưới con gái nhà người ta được. Cuối cùng hai vợ chồng bàn bạc góp cho chú 50 triệu, số còn lại bố mẹ đi vay mượn, sau này chú phải có trách nhiệm trả dần.
Sau khi cưới, vợ chồng chú sống với bố mẹ chồng tôi. Vì chú không có công ăn việc làm, em dâu đang bụng mang dạ chửa nên mẹ lại tìm việc cho chú chứ hai vợ chồng ngồi nhà nhìn nhau thì lấy gì mà ăn. Chú cũng chịu đi làm nhưng bản chất lười biếng, ngại khó ngại khổ nên bữa đi bữa nghỉ, lương lậu chẳng được bao nhiêu. Thành ra, bố mẹ chồng vẫn phải gồng gánh cả đôi vợ chồng.
Chú cứ chơi bời mãi, tôi khuyên nhiều lần không được. (Ảnh minh họa)
Chớp mắt đã tới ngày em dâu sinh nở, cả nhà ai cũng mừng, nghĩ rằng có con chú sẽ có trách nhiệm hơn. Nào ngờ khi đứa trẻ được mấy tháng, không hiểu sao em dâu lại làm loạn lên đòi mua nhà ra riêng, nếu không sẽ ly hôn.
Mẹ chồng hết cách đành tới hỏi vay vợ chồng tôi ít tiền mua nhà cho chú, nhưng tôi nhất quyết từ chối. Hết mẹ chồng lại đến chú thím săn đón, tôi tuyên bố thẳng:
- Anh chỉ chẳng dư dả gì. Vợ chồng chú thím muốn mua nhà ra riêng thì tự kiếm tiền mà mua, anh chị không giúp được. Ngày cưới anh chị đã giúp chú 50 triệu rồi, không thể giúp thêm hay cho vay được nữa vì anh chị còn có con nhỏ cần phải lo.
Cũng từ đó, không thấy vợ chồng chú thím hay bố mẹ chồng nhắc đến chuyện mua nhà cho em ra riêng nữa.
Chú tới vay tiền, tôi từ chối thẳng mặt. (Ảnh minh họa)
Cách đây mấy hôm, tôi được công ty cử đi công tác 3 ngày. Để chồng chăm con một mình tôi không yên tâm nên nhờ mẹ chồng qua ở cùng vài ngày để tiện chăm cháu.
Hôm đi công tác về, mẹ chồng đang ở trong bếp nấu ăn, chồng tôi đi làm chưa về còn con trai 4 tuổi đang cầm một chiếc xe ô tô đồ chơi mới trên tay.
- Ai mua ô tô mới cho con vậy?
- Thím mua cho con đấy mẹ ạ. Thím mua ô tô cho con, còn bố cho thím một chiếc thẻ.
Câu nói bâng quơ của con trai khiến tôi sửng sốt. Chiếc thẻ gì ở đây? Đợi chồng về, tôi gặng hỏi thì anh mới nói đã cho vợ chồng chú thím vay 500 triệu để mua nhà.
- 500 triệu chứ không phải 5 triệu hay 50 triệu đâu. Đó là toàn bộ tiền tiết kiệm của hai vợ chồng mình đấy. Sao anh lại thoải mái cho chú vay như vậy, anh thừa biết chú là người như thế nào mà? Nói là cho vay nhưng khác gì cho không đâu. Em đã nói rõ ràng với anh từ trước rồi, sao anh vẫn làm như vậy? Anh có coi em là vợ không?
Tức tối, tôi đề nghị ly hôn rồi ôm con về nhà ngoại luôn. Chồng và bố mẹ chồng cứ cưng chiều chú hết lần này đến lần khác, tôi thực sự không thể chịu nổi nữa rồi. Nếu vợ chồng chú thím không chịu trả lại tiền, tôi sẽ ly hôn, ai muốn nói gì thì nói.
Đón mẹ chồng lên trông cháu, được 1 tuần con dâu đã đau đầu muốn mẹ chồng về quê ngay
Từ lúc mẹ chồng lên, tôi bất lực trước sự can thiệp của bà khiến gia đình tôi bất ổn mỗi ngày.
Dịp hè, vợ chồng tôi lại đau đầu vì hai con nghỉ học ở nhà, để con ở nhà thì không đành vì sợ con nghịch dại dễ bị tai nạn... Vậy là đành phải về quê nói ngon ngọt để mẹ chồng lên trông cháu giúp vợ chồng tôi. Được mẹ chồng lên trông cháu, tôi như nhẹ cả người, yên tâm để dồn sức cho công việc vì hai vợ chồng tôi cũng rất bận.
Thế nhưng, vài ngày là tôi đã bắt đầu thấy những sự bất ổn. Nghe mấy chị hàng xóm thật thà kể lại, mẹ chồng tôi ở nhà trông cháu nhưng để kệ cháu muốn làm gì thì làm, còn bà đi chơi la cà khắp các nhà trong xóm. Gặp ai bà cũng khoe khoang con trai tài giỏi, nhưng lại đi lấy vợ không tương xứng. Mẹ chồng kể xấu con dâu vụng về, lười nhác, ghê gớm nạt nộ chồng con.
Chưa hết, mẹ chồng vừa lên đã đòi kiểm soát cả gia đình tôi, nhất là chuyện tiền bạc. Tôi đưa cho mẹ chồng tiền tiêu vặt thoải mái để bà muốn mua gì thì mua, còn đồ ăn thức uống hàng này tôi đều mua đủ. Nhưng mẹ chồng luôn kêu thiếu tiền, đòi hỏi con dâu phải đưa thêm.
Mẹ chồng còn dò xét lương, thưởng của con trai và con dâu, bà muốn chúng tôi nộp hết cho bà vì sợ con dâu ăn tiêu phung phí, mang tiền về cho nhà ngoại. Chồng tôi không đồng tình nhưng cũng không dám phản kháng, đành an ủi vợ: "Thôi bà lên trông cháu mấy tháng là về, cho bà thoải mái đi. Vợ chồng mình cũng có tiền tiết kiệm, cùng lắm là lấy ra tiêu dịp này".
Mẹ chồng can thiệp vào chuyện vợ chồng, dạy con khiến con dâu khổ tâm. Ảnh minh họa
Hai con tôi bình thường ngoan, lễ phép nhưng vì được bà nội chiều chuộng nên bắt đầu lười nhác không muốn làm gì. Tôi sai con làm việc gì đó cũng bị mẹ chồng cấm cản: "Có mấy việc nhỏ xíu mà bắt con làm, lười nhác quen thân không làm nổi à mà ép cháu tôi làm. Tụi nó tuổi ăn tuổi học chứ có phải người ở đâu mà bắt làm cái này, sai vặt cái kia. Cô đừng có mà hành hạ cháu tôi, quá đáng quá là tôi dắt hai đứa về quê nuôi đấy".
Hai con tôi từ chỗ người nhỏ gọn, sau ít ngày được bà nội mua đủ loại bánh kẹo ăn suốt ngày đã có dấu hiệu béo phì. Bình thường buổi chiều hai con đi ra sân chung chơi đá bóng với mấy bạn cùng xóm, nhưng giờ mẹ chồng tôi không cho đi. Bà sợ cháu ra ngoài đường chơi đùa bị thương do đá bóng, thậm chí sợ cháu bị tai nạn, bắt cóc.
Cả ngày ở nhà, hai con tôi cứ cắm mặt vào xem tivi, lo cho con bị cận tôi nhắc nhở thì bị mẹ chồng mắng: "Xem tivi chứ có gì đâu mà quan trọng hóa vấn đề, tôi ngày nào cũng xem có sao đâu".
Đau đầu nhất là chuyện hơi chút gì đó không vừa lòng với con dâu là mẹ chồng lôi con trai ra trách móc, đổ lỗi. Tôi còn nghe rõ lời mẹ chồng khuyên nhủ con trai: "Vợ nó hỗn cứ cho nó một trận, chứ cứ chiều quá nó lại nhờn, khó bảo. Đàn ông có học thức, đẹp trai, kiếm được tiền, lấy bao nhiêu vợ cũng được".
Gia đình tôi từ chỗ yên ổn giờ đây rối ren, đảo lộn hết mọi thứ. Tôi vui mừng lúc đón mẹ chồng lên nhưng rồi sớm nhận ngay thất vọng. Tôi hàng ngày đi làm hết giờ không muốn trở về nhà, tôi sợ bị mẹ chồng xét nét, các con xem điện thoại, tivi mà bất lực không làm gì để ngăn được. Tôi lại muốn trở lại cuộc sống như trước, nhưng xem ra rất khó xử vì mẹ chồng có ý định ở lâu dài ở nhà con trai.
Lâm vào tình cảnh khó xử, tôi phải làm gì để mẹ chồng tôn trọng con dâu, không can thiệp vào chuyện dạy dỗ các con của tôi? Tôi có nên nói với chồng để anh ấy đưa mẹ chồng trở về nhà của bà không?
Bật khóc khi thấy bọc vàng trong tủ quần áo của mẹ chồng Khi dọn dẹp tủ quần áo của mẹ chồng, chúng tôi tìm mãi mà chẳng tìm ra được một bộ quần áo mới nào. Ảnh minh họa Mẹ chồng tôi có tính tiết kiệm, ăn chẳng dám ăn, xài chẳng dám xài. Bà buôn bán lặt vặt ở chợ, bao nhiêu tiền gom góp được thì đều cất dành rồi sắm vàng. Trong...