Di chúc có hiệu lực từ khi nào?
Hiệu lực của di chúc sẽ được xác định kể từ thời điểm mở thừa kế. Đó là thời điểm người để lại di sản chết hoặc tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết.
Kính gửi: Báo Đời Sống & Pháp Luật!
Me tôi năm nay 82 tuôi, lâp di chuc đê lai ngôi nha hiên tai ba đang sông cho chau nôi năm nay 12 tuôi (di chuc đa đươc công chưng ). Trong di chuc viêt, đên năm cháu 18 tuôi thi mơi đươc đưng tên ngôi nha đo.
Vây tôi muôn hoi, nêu me tôi mât trươc khi chau 18 tuôi thi ban di chuc co hiêu lưc hay không? Va nêu co hiêu lưc thi trong qua trinh sang tên co cân chư ky cua cac anh, chi, em tôi hay không?
Phương Nguyễn
Di chúc có hiệu lực từ khi nào?
Xin được tư vấn cho bạn:
Điều 197 Bộ luật Dân sự quy định: Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Căn cứ quy định đó, cha, mẹ của bạn có quyền lập di chúc để thừa kế tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
Trong các hình thức di chúc bằng văn bản, có loại di chúc bằng văn bản có chứng thực do người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng thực.
Quy định về di chúc hợp pháp
Video đang HOT
Theo quy định tại Điều 658 và Điều 659 Bộ luật Dân sự, việc lập di chúc tại UBND xã, phường, thị trấn phải tuân theo thủ tục sau đây:
- Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường, thị trấn. Người có thẩm quyền chứng thực phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn ký vào bản di chúc;
– Trong trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, phường, thị trấn chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.
- Người có thẩm quyền của UBND xã, phường, thị trấn không được chứng thực đối với di chúc, nếu họ là: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có cha, mẹ, vợ hoặc chồng, con là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Trở lại vấn đề bạn hỏi, căn cứ các quy định nêu trên, di chúc của cha, mẹ bạn được coi là hợp pháp khi có đủ điều kiện sau: Trong khi lập di chúc cha, mẹ bà minh mẫn, sáng suốt; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép. Tài sản được cha, mẹ bà định đoạt trong di chúc thuộc quyền sở hữu của cha, mẹ bà. Việc lập di chúc tại UBND phường phải tuân theo thủ tục pháp luật quy định. Người có thẩm quyền chứng thực của UBND phường không phải là người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cha, mẹ bà Hương, không phải là người có quyền, nghĩa vụ về tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
Theo khoản 1, Điều 667, Điều 668 Bộ luật Dân sự, di chúc có hiệu lực pháp luật từ thời điểm mở thừa kế (tức là thời điểm người để thừa kế chết). Di chúc chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm người sau cùng chết hoặc tại thời điểm vợ, chồng cùng chết.
Nếu di chúc không hợp pháp thì, khi người để lại di chúc chết, có thể anh, em bạn sẽ khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên hủy di chúc để chia thừa kế theo pháp luật đối với phần tài sản của người cha, mẹ để lại khi chết.
Nếu di chúc hợp pháp, vào thời điểm di chúc có hiệu lực mà anh, chị, em bạn có người chưa thành niên, hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, thì mặc dù họ không được người mẹ lập di chúc cho hưởng di sản, nhưng theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự, người con đó vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản của người cha được chia theo pháp luật.
Vì vậy, để tránh tranh chấp, để có được di chúc hợp pháp, việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp có người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự thì, người được chỉ định hưởng di sản theo di chúc cần đảm bảo quyền lợi cho người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc để tránh việc tranh chấp.
Về việc mẹ bạn mất trước khi cháu nội 18 tuổi thì bản di chúc này vẫn có hiệu lực. Đến khi ngườii cháu 18 tuổi, người cháu có quyền đứng tên căn nhà mà bà nội để lại. Việc sang tên này không cân có chư ky cua cac anh, chi, em bạn.
Luật gia Đồng Xuân Thuận
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Uất nghẹn kỳ án tìm đứa con "khai tử" bố mẹ đang sống khỏe mạnh
Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 đang đến gần, bên quán trà nóng gần TAND TP.Hà Nội, mấy anh em luật sư (LS) bàn tán sôi nổi về các vụ án con cái đối xử tệ bạc với cha mẹ xảy ra trong những năm gần đây.
LS Trần Chí Thanh- Văn phòng LS Tâm Đức (đoàn LS TP.Hà Nội) kể luôn câu chuyện về một đôi vợ chồng già 83 tuổi, đang sống khỏe mạnh ở phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội bỗng dưng phát hiện từ năm 2006 đã bị đứa con bất hiếu khai trên giấy tờ là đã chết. Ông cụ uất nghẹn trong lòng, huyết áp lên cao, suýt chút nữa thì ảnh hưởng đến tính mạng.
Truy tìm đứa con bất hiếu
"Trải qua 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, vợ chồng ông Đỗ Văn Hợp và bà Nguyễn Thị An (đều SN 1932, trú tại phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội) được ông bà tổ tiên phù hộ, độ trì cho sống khỏe mạnh đến ngày hôm nay", LS. Thanh mở đầu câu chuyện của mình.
Dù ở tuổi 83, ông bà Hợp vẫn khỏe mạnh, tự lo cho mình chuyện sinh hoạt cá nhân, không cần sự trợ giúp nhiều của con cháu. Hơn 50 thập kỷ làm bạn với nhau, bà An đã sinh cho chồng 7 đứa con (đủ cả nếp lẫn tẻ), đến nay đã thành gia thất, con cháu đề huề.
Mặc dù gia đình đông con, song ông bà Hợp một đời lao động vất vả, đủ lực chia của hồi môn (đất đai) cho các con, tổng diện tích trên dưới cả nghìn mét vuông đất có địa thế vàng quanh khu vực quận Tây Hồ.
Duy chỉ có anh con trai trưởng Đỗ Mạnh Tiến được chia mảnh đất rộng khoảng 185m2 ngay sát cạnh ông bà, vừa tiện việc phụng dưỡng cha mẹ, lại là nơi thờ cúng tổ tiên của gia đình. Ngờ đâu, hạnh phúc được hưởng chưa tày gang, anh Tiến mắc bệnh hiểm nghèo, mất cách đây hơn chục năm (ngày 8/1/2005).
Ngày tiễn đưa con về nơi an nghỉ dưới suối vàng, ông bà Hợp và người thân trong gia đình đã khóc cạn nước mắt vì thương nhớ con trai trưởng đoản mệnh. Vậy là toàn bộ diện tích đất bố mẹ chia cho, cộng thêm trên dưới 50m2 đất vợ chồng anh Tiến mua của hàng xóm sát cạnh nhà được giao cho chị Vũ Thị Viễn (SN 1956) và 2 cô con gáiquản lý, sử dụng. Trong một thời gian dài, con gái Đỗ Thị Mai ở cùng với mẹ, còn cô út Đỗ Thị Thanh Hoa đi lấy chồng và ở riêng chỗ khác.
LS Thanh phân tích: "Cách đây hơn 2 tuần, có người đến gặp gia đình ông bà Hợp, nói rằng đã mua nhà đất nói trên của vợ chồng anh Tiến. Quá trình thu thập giấy tờ liên quan, vợ chồng ông Hợp "chết đứng" khi đọc tờ thông báo khai nhận di sản do phòng Công chứng số 3 TP.Hà Nội lập ngày 4/7/2006, gửi UBND phường Nhật Tân ghi nội dung: "Cha, mẹ đẻ của ông Đỗ Mạnh Tiến đã chết".
Điều này đồng nghĩa với việc xác định vợ chồng ông Hợp không còn sống trên đời, trong khi thực tế ông bà vẫn sống khỏe mạnh, đều đều vẫn ra UBND phường lĩnh tiền trợ cấp hàng tháng của Nhà nước cho mỗi ông bà 350.1 đồng/tháng.
Theo LS. Thanh, hiện nay gia đình ông bà Hợp đang bức xúc tột cùng, đã có đơn tố cáo cô con dâu Vũ Thị Viễn lên cơ quan báo chí.
Một diễn biến khác, ông Nguyễn Văn Thành-nguyên cán bộ tư pháp phường Nhật Tân vào thời kỳ đó, hiện giữ chức Phó Chủ tịch HĐND phường sở tại đã khẳng định: "Tôi có đọc tờ thông báo của phòng Công chứng số 3, TP.Hà Nội, nhưng không đi xác minh nội dung. Trách nhiệm của phường là niêm yết, nếu có đơn khiếu nại của công dân, chúng tôi sẽ xem xét, còn không thì thôi".
Chính vì làm việc tắc trách, UBND phường Nhật Tân vào hùa với hành vi sai bằng nhận xét: "Thông báo này đã được niêm yết tại trụ sở UBND phường từ ngày 4/7/2006 đến 4/8/2006. Trong thời gian niêm yết, UBND phường không nhận được bất kỳ đơn thư, khiếu nại nào liên quan".
Ông Thành đổ hết tội cho người đi kê khai phải chịu trách nhiệm về nội dung kê khai và thừa nhận việc khai tử vợ chồng ông Hợp chắc chắn sai trái. Còn ông Vũ Việt Hoàn- Trưởng phòng Công chứng số 3 cho hay: "Xác nhận một người chết phải có giấy chứng tử. Trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về người kê khai".
Luật sư Thanh cho biết tin tức, ngày 11/5/2015, ông Đỗ Văn Hợp đã làm đơn gửi UBND phường Nhật Tân xin xác nhận vợ chồng ông là bố mẹ đẻ của anh Đỗ Mạnh Tiến đã chết vào ngày 8/1/2005. Chính quyền phường Nhật Tân đã công nhận điều này, mặc nhiên thừa nhận vợ chồng ông Hợp vẫn còn sống đến ngày hôm nay.
Vợ chồng ông bà Hợp kể nỗi búc xúc của gia đình với PV. (Ảnh Thành Long)
Tội đại bất hiếu
Với kinh nghiệm lâu năm trong nghề "thầy cãi", LS. Trần Chí Thanh nhận định: Căn cứ vào đơn thư tố cáo của vợ chồng ông Hợp, không sớm thì muộn, các cơ quan bảo vệ pháp luật sẽ tìm ra thủ phạm khai tử vợ chồng ông Hợp với phòng Công chứng số 3, động cơ, mục đích của chúng là gì?
Theo phân tích của LS. Thanh, phòng Công chứng số 3 TP.Hà Nội ra thông báo về việc khai nhận di sản nói trên, có nội dung khai tử vợ chồng ông Hợp, trong khi ông bà vẫn còn sống khoẻ mạnh là sai phạm đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền được sống của công dân được pháp luật bảo vệ. Vẫn biết rằng, người kê khai phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, nhưng nhìn rộng ra, công chứng viên cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Nếu có căn cứ chứng minh, giữa người kê khai và công chứng viên có sự móc ngoặc, nhằm trục lợi cá nhân, thì tuỳ theo mức độ thiệt hại mà bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật.
Kế tiếp đến là sự vô trách nhiệm, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm của UBND phường Nhật Tân. Theo đó, trước khi dán một văn bản lên bảng tin tại trụ sở uỷ ban, cán bộ được giao nhiệm vụ phải đọc kỹ xem nội dung trong đó đúng hay sai. Nếu phát hiện có sai sót, cần yêu cầu đơn vị ra văn bản chỉnh sửa cho đúng với thực tế khách quan. Đằng này, cán bộ phường lại đổ lỗi cho người kê khai, làm việc quan liêu theo kiểu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", công dân cư trú tại địa bàn phường còn sống hay đã chết lại không tỏ tường, hạ bút xác nhận theo kiểu tào lao, gây thiệt hại cho công dân.
LS. Thanh đồng tình với quan điểm của nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng: Ông bà Hợp thuộc diện người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc liên quan đến khối tài sản nhà đất của gia đình anh con trai trưởng Đỗ Mạnh Tiến. LS. Thanh nhấn mạnh: "Tuy nhiên, để đi đến tận cùng sự việc vợ chồng ông Hợp có được hưởng di sản thừa kế của con trai Đỗ Mạnh Tiến để lại hay không, chỉ có toà án mới có thẩm quyền ra phán quyết".
Theo LS. Thanh, kẻ nào khai tử ông bà Hợp không đúng sự thật (gian dối), mục đích để chiếm đoạt tài sản, thì hành vi đó có dấu hiệu của tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" được quy định tại Điều 139 Bộ luật Hình sự:
"1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm".
Điều 669 Bộ luật Dân sự quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau: "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này: 1) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; 2) Con đã thành niên mà không có khả năng lao động".
Phan Tuấn
Theo_Người Đưa Tin
Cháu có được hưởng thừa kế đất nông nghiệp của ông bà không? Tình huống pháp luật: Cháu có quyền được hưởng thừa kế đất nông ngiệp của ông bà để lại khi đã mất không? Hỏi: Bố mẹ cháu lấy nhau năm 1993 là thời kỳ sau của cải cách ruộng đất, do đó chị em cháu đều không có đất nông nghiệp.Trong gia đình cháu, các bác và anh chị đều có ruộng rồi....