Đi chợ giúp dân, lập quỹ hỗ trợ F0 ở Sài Gòn
Từ cuối tháng 6, nhóm tình nguyện viên của Đoàn thanh niên P.4, Q.5 (TP.HCM) đã mở điểm tập kết bán hàng hóa mang tên Đi chợ giúp dân với phí ship 0 đồng. Số tiền lãi từ việc này sẽ được góp vào quỹ để hỗ trợ các trường hợp F0.
Hàng hóa sau khi soạn xong sẽ được chất lên xe để giao cho người dân
Mở điểm bán hàng với phí ship 0 đồng
Vào cuối tháng 6, khi thấy người dân trên địa bàn P.4, Q.5 phải xếp hàng ở siêu thị để đợi mua hàng hóa trong thời điểm dịch bệnh dễ dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao, anh Võ Đông Hồ, Phó bí thư Đoàn thanh niên P.4, Q.5 đã triển khai mô hình Đi chợ giúp người dân với phí ship 0 đồng.
Anh Hồ cho biết, ban đầu chỉ mở một điểm bán nhỏ lẻ nhưng lượng đơn người dân đặt ngày càng nhiều nên đã mở rộng mô hình, tập hợp lực lượng tình nguyện viên mở một điểm tập kết hàng hóa lớn. Điểm tập kết này được phường mượn lại mặt bằng của một hộ kinh doanh rửa xe trên đường Trần Phú, P.4, Q.5.
Từ 6 giờ sáng, các bạn tình nguyện viên đã bắt đầu soạn đơn hàng . ĐÀO NGYÊN
Theo khung giờ từ 14 – 20 giờ, người dân sẽ đặt hàng hóa qua điện thoại. Hôm sau, từ 7 – 12 giờ, các bạn tình nguyện viên sẽ chốt đơn và soạn hàng để đi giao cho người dân.
“Trước khi mở điểm tập kết bán hàng hóa, các tình nguyện viên đã đi khảo sát, gửi bảng giá các mặt hàng đến từng hộ dân ở phường và được người dân thống nhất về giá tiền. Mỗi ngày giá cả hàng hóa được niêm yết và treo bảng công khai. Về nguồn hàng hóa sẽ có một bạn tình nguyện viên đến lấy rau tại các nhà vườn ở H.Hóc Môn (TP.HCM) và vựa trái cây ở các tỉnh miền Tây và chở lên tại điểm tập kết hàng hóa trước 6 giờ sáng mỗi ngày”, anh Hồ chia sẻ.
Cứ 6 giờ sáng mỗi ngày, tại điểm tập kết hàng hóa nằm trên đường Trần Phú, P.4, Q.5 các tình nguyện viên bắt đầu soạn các đơn hàng gồm rau củ, thịt, cá… Số lượng đơn hàng hơn mỗi ngày hơn 200 đơn, nên các tình nguyên viên làm không ngơi tay, từ việc soạn hàng hóa, xuất hóa đơn, rồi xác nhận lại thông tin đơn hàng, đi giao cho người dân.
Video đang HOT
Mặt bằng tiệm rửa xe được Đoàn phường 4, Q.5 mượn tạm để cho nhóm tình nguyện viên làm bãi tập kết hàng hóa . ĐÀO NGUYÊN
Chị Lê Thị Ngọc Diễm (49 tuổi) cho biết, chị cùng con gái đến điểm tập kết để phụ giúp xếp trái cây vào các thùng hàng. “Con gái tôi đang làm tình nguyện viên tại đây, hôm qua nghe con nói ở ngoài điểm tập kết mọi người đang giải cứu nhãn từ dưới nhà vườn ở Vũng Tàu, nhưng số lượng nhiều quá không có người lựa, sợ bị hư hết. Trước dịch tôi làm huấn luyện viên bơi lội, nhưng giờ dịch nên chỉ ở nhà cũng không bận việc gì nên ra phụ giúp một tay”, chị Diễm nói.
Tạo công việc cho người khó khăn
Trước dịch, bà Cao Thị Lệ (46 tuổi) làm nghề tự do, nhưng từ khi dịch bùng phát, bà Lệ rơi vào cảnh thất nghiệp. “Tôi vào Sài Gòn ở hơn 20 năm rồi nhưng chưa thấy năm nào “te tua” đến vậy. Tôi bị bệnh mấy tháng trước mới mổ xong nên giờ cũng không có tiền. Phường thấy tôi khó khăn, nên đã nhắn tôi ra phụ soạn đơn hàng và hỗ trợ 200.000 đồng mỗi ngày. Vừa giúp được mọi người, vừa có tiền trang trải sinh hoạt nên tôi mừng lắm”, bà Lệ nói rồi vội soạn rau để giao cho khách.
Khi chở hàng đến nhà người dân, tình nguyện viên sẽ gọi điện thoại cho người dân ra lấy hàng . SONG MAI
Ở khu vực bày thực phẩm tươi sống, anh Lê Minh Long (46 tuổi) đang cầm xấp đơn hàng để soạn các phần thịt cho vào túi. Hơn 2 tháng nay, tiệm rửa xe của anh đã đóng cửa vì dịch Covid-19, anh Long mất đi thu nhập chính còn mặt bằng thì để trống. Sau khi phường đề nghị mượn tạm mặt bằng làm điểm tập kết hàng hóa và hỗ trợ anh 200.000 đồng mỗi ngày làm chi phí sinh hoạt nên anh đã đồng ý.
“Cũng không kinh doanh được nên cho phường mượn tạm mặt bằng để bán hàng hóa cho người dân, mà mình cũng có công việc làm để cải thiện thu nhập. Tôi soạn các đơn hàng từ sáng đến giờ luôn, không biết bán sẽ lời bao nhiêu nhưng cũng ráng chứ dịch như vầy người ta đi chợ cũng khó khăn”, anh Long chia sẻ.
Đến khoảng 10 giờ, khi các đơn hàng đã được soạn xong, các tình nguyện viên thay nhau chất hàng hóa lên xe chở giao cho người dân. Sau khi nghe điện thoại của tình nguyện viên, ông Trần Quốc Thông (63 tuổi) vội mở cửa ra lấy hàng, xịt khử khuẩn để mang vào nhà. Do một thành viên trong gia đình nhiễm Covid-19, nên gia đình 8 người của ông Thông buộc phải cách ly tại nhà.
Bà Cao Thị Lệ (46 tuổi, lao động tự do) ra phụ soạn đơn hàng và hỗ trợ 200.000 đồng mỗi ngày . ĐÀO NGUYÊN
“Trước đây tôi gửi người quen mua đồ ở siêu thị mang về, nhưng giờ khó mua hàng quá, mà cả nhà đang cách ly rồi nên không biết làm sao. Các tình nguyện viên không những mua thực phẩm mà còn mua thuốc giúp, nên tôi không phải lo lắng gì cả”, ông Thông nói.
Ngoài việc mở một điểm tập kết hàng hóa, đi chợ giúp người dân với phí ship 0 đồng, anh Hồ cho biết Đoàn phường còn lập một quỹ để hỗ trợ người dân đang là F0, người dân đang trong khu cách ly và những trường hợp gặp khó khăn trong dịch Covid-19 ở địa bàn phường. Mỗi ngày việc đi chợ giúp người dân với phí ship 0 đồng thu được 60 – 70 triệu, sau khi trừ các khoản chi phí, còn lãi từ 1 – 2 triệu đồng sẽ được góp vào quỹ này.
Tình nguyện viên gao hàng hóa được mua từ Quỹ hỗ trợ F0 cho các hộ dân đang cách ly . SONG MAI
Đến khoảng 2 giờ chiều, sau khi các đơn hàng người dân đặt đã được giao, nhóm tình nguyện viên tiếp tục giao các đơn hàng gồm nhu yếu phẩm, thuốc men cho các trường hợp F0 vẫn đang tự cách ly tại nhà đặt hàng. Do phải giao hàng ở khu vực F0 sinh sống, có độ nguy hiểm cao nên các tình nguyện viên sẽ mang theo bình phun khử khuẩn và mặc đồ bảo hộ để vào bên trong giao hàng. Hàng hóa sẽ để trên bàn trước cửa nhà, phun khử khuẩn rồi thông báo để người dân sẽ tự ra lấy hàng.
Chị L.H.A.T (36 tuổi), một trường hợp F0 được chuyển đi điều trị Covid-19 tại bệnh viện dã chiến cho biết, sau khi nhà hàng xóm của chị phát hiện 9 ca dương tính Covid-19, vài ngày sau, thông qua việc lấy mẫu xét nhiệm, cả chị, mẹ chồng và 5 người con đều nhiễm Covid-19.
Người dân nhận hàng hóa được các tình ngyện viên giao đến . ĐÀO NGUYÊN
Chồng chị L.H.A.T hiện đang đi làm ở bên ngoài nên không thể gửi đồ về nhà thường xuyên. Còn chị T. bán đồ ăn online từ lúc dịch đến giờ đã phải tạm ngưng. Trong thời gian tự cách ly tại nhà để chờ nhập viện điều trị, các bạn tình nguyện viên gọi điện thoại thông báo, khi cần gì các bạn sẽ hỗ trợ.
“Mấy hôm cách ly ở nhà, tôi có nhờ các bạn tình nguyện viên mua một ít bánh, kẹo và một ít C sủi, thuốc hạ sốt để phòng hờ. Nhờ có các bạn hỗ trợ mà tôi yên tâm cách ly ở nhà cho đến ngày nhập viện điều trị”, chị T. chia sẻ.
BOT xa lộ Hà Nội thử nghiệm hệ thống thu phí 0 đồng
Tư 22h15 đêm 27-3, tram thu phi tại xa lộ Hà Nội, TP Thủ Đức (TP.HCM) băt đâu vân hanh thư nghiêm bằng hệ thống thu phí 0 đồng đê chuân bi cho kê hoach thu phi chinh thưc tư ngày 1-4.
Ghi nhân của Tuổi Trẻ Online đêm 27-3, trạm thu phí bằng vé có giá 0 đồng tại xa lộ Hà Nội bắt đầu thử nghiệm vận hành từ khoảng 22h15.
Khoảng 15 phút đầu, nhân viên trạm ra hướng dẫn phân làn xe, các thanh chắn (barie) vẫn chưa được hạ xuống để xem xét tình hình ban đầu, tránh việc xe chưa biết vẫn chạy nhanh. Sau khi ổn định mới cho xe dừng và thu phí với giá 0 đồng, đồng thời thông báo việc hoạt động chính thức việc thu phí trong ngày 1-4 tới.
Việc vận hành thu phí 0 đồng chỉ được thử nghiệm với một số làn trong đêm 27-3. Hiện tình hình giao thông qua khu vực vẫn ổn định cả hai hướng từ cầu Sài Gòn đi Suối Tiên và ngược lại. Tuy nhiên việc thu phí trở lại khiến nhiều tài xế bỡ ngỡ, nhiều xe chạy đến gần trạm thu phí mới biết và giảm tốc độ.
Thu phí chính thức sẽ bắt đầu từ 0h ngày 1-4 - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM (CII), việc vận hành nhằm thử nghiệm, kiểm tra hệ thống thu phí trước khi chính thức thu phí kể từ ngày 1-4 theo sự chấp thuận của Thành ủy, UBND TP.
Công ty cổ phần Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP.HCM đa triên khai dư an xây dựng mở rộng xa lộ Hà Nội hơn 10 năm qua, đên nay mơi đươc TP châp thuân đê thu phi hoan vôn cho dư an. Chủ đầu tư cho biết sẽ giảm 50% mức giá đối với xe cư dân hai bên đường không kinh doanh.
Nhân viên trạm hướng dẫn cho các xe đi qua - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo quy mô, dư an nâng cấp và mở rộng xa lộ Hà Nội dài 15,7km cho 12-16 làn xe lưu thông. Trong đó đoạn 1 từ cầu Sài Gòn đến nút giao thông Bình Thái rộng 153,5m, đoạn 2 từ nút giao thông Bình Thái đến nút giao Trạm 2 rộng 113,5m và đoạn 3 từ nút giao Trạm 2 đến nút giao Tân Vạn rộng 113,5m.
Hiện dự án đã hoàn thành 100% trục đường chính. Con đường song hành bên phải hướng từ cầu Sài Gòn ra Thủ Đức hoàn thành 93% và đường song hành bên trái hướng từ Thủ Đức về cầu Sài Gòn hoàn thành 74% giá trị do vướng một số dự án vê sinh môi trương va metro đang thi công.
Dự án có tổng mức đầu tư 2.287,8 tỉ đồng (được UBND TP phê duyệt năm 2009). Quá trinh triên khai, TP bô sung nhiêu hang muc khac đê hoan thiên tuyên đương nên tổng mức đầu tư điêu chinh lên khoang 4.905 tỉ đồng.
Trạm thu phí xa lộ Hà Nội tưng thu phi cho dư an cầu Sài Gòn 2, dự án xây dựng cầu Rạch Chiếc mới. Cuôi năm 2017 đa hoan vôn xong cho dư an câu Rach Chiêc va tam dưng thu phi tư đo tơi nay.
Chàng trai trở lại phố sau ba năm 'về rừng' Chán Sài Gòn, Long lẳng lặng vay tiền mua 3 ha đất ở Quảng Nam, định sống cả đời với nghề trồng cây, nuôi bò. Nhưng cuộc sống ở rừng "không đẹp như mơ". Đầu năm 2021, Nguyễn Tự Long bắt xe từ nhà đến Núi Thành, Quảng Nam để thu hoạch lứa keo đầu sau năm năm. Lần này, anh dự định...