Đi chợ giữa biển Hoàng Sa (Kỳ 2): Những màn phô diễn công nghệ
Đã gắn bó với ngư dân cả chục năm nay, tôi phát hiện được rằng, ngày nay ngoài những kinh nghiệm nhìn trời, nhìn nước để bủa lưới giăng câu, việc đưa máy móc, thiết bị hiện đại, cùng với nâng công suất tàu cá xa bờ giúp ngư dân đỡ vất vả hơn và cũng an toàn hơn khi lênh đênh trên biển.
Hợp tác thắp đèn
Tàu hậu cần ĐNa 90444 của chúng tôi chạy liên tục hai ngày một đêm thì ra tới ngư trường, tính ra quãng đường phải vượt cũng hơn trăm hải lý. Tôi bị những cơn sóng hành mất một ngày, không ăn không ngủ được, đầu đau như búa bổ, nhưng vẫn thấy mình khá hơn người bạn đồng hành là Nguyễn Văn Huy (24 tuổi). Huy kể: “Em làm đầu bếp, phụ trách món Âu ở một khách sạn tại Đà Nẵng, nhưng vô cùng ham mê câu cá”. Huy quen anh Sang – chủ tàu nên xin đi một một chuyến để khám phá nghề câu cá đại dương. Từ khi tàu chạy, Huy chỉ dậy ăn được một bữa cơm, còn nằm nguyên một chỗ vì say sóng, thỉnh thoảng anh em phải vào lay gọi xem sức khỏe của Huy ra sao. Đôi lúc mới thấy Huy ngóc đầu dậy uống nước, vừa uống vừa thều thào: “Em say đủ thứ rồi, nhưng chưa bao giờ thấy khủng khiếp như say sóng thế này”.
Công nghệ thắp đèn nhử cá vào lưới của ngư dân trên biển Hoàng Sa. Ảnh: G.T
Đến đêm thứ 2 trên biển, bắt đầu có lệnh hạ dòm, thả neo của thuyền trưởng Lê Văn Tý. Từ trên cabin anh nói vọng xuống: “Tới nơi rồi, cả nhà dậy chuẩn bị làm việc đi!”. Cả 8 người trên tàu chẳng ai bảo ai, mỗi người vào một việc. Máy phát điện được khởi động, 2 dàn đèn cao áp với 60 bóng 2.000W bật sáng, khiến cho một vùng biển tối có một điểm sáng hơn cả ban ngày.
Đã nhiều lần đi theo ngư dân nhưng tôi vẫn thắc mắc và hỏi anh Tý: Tàu mình không thả lưới vậy thắp đèn làm gì? Anh Tý cười tít mắt nói: “Tàu mình không đánh cá nhưng phải thắp đèn để cho tàu bạn đánh cá”. Chỉ tay về hướng Nam cách đó chừng 3 hải lý cũng thấy một điểm sáng rực như tàu mình, anh Tý nói: “Theo nguyên tắc, tàu thắp đèn dụ cá như thế này, tàu bạn phải chia cho 30% số cá đánh được, nhưng tàu mình chỉ thắp đèn không công, đợi tàu bạn đánh được bao nhiêu thì xin mua hết của họ”.
Thuyền trưởng Mai Đức Huy nói về con tàu hiện đại của mình. Ảnh: G.T
Video đang HOT
Chúng tôi chập chờn ngủ đến 3 giờ sáng thì nghe từ máy Icom của tàu bạn gọi, bảo chuẩn bị tắt đèn đi. Nhìn sang tàu bạn, một chiếc thuyền thúng được hạ xuống, trong đó có một chiếc máy phát điện, kéo theo một chiếc bè thắp điện sáng trưng. Tàu hậu cần chúng tôi ở bên này tắt dàn đèn cao áp. Anh Nhật – một thành viên trên tàu giải thích: “Cả đêm tàu mình thắp đèn, giờ họ hạ bè xuống để gọi cá theo đèn, rồi hạ lưới quây lại. Kiểu này đến khoảng 6 giờ sáng là mình có thể mua được cá của tàu bạn. Từ ngày trên biển gọi nhau thắp đèn chung thế này, tàu bạn đánh được nhiều cá hơn, tàu mình cũng mua được nhiều hàng hơn”.
Máy móc hiện đại
Trước kia những tàu cá vươn khơi chỉ có duy nhất một chiếc máy định vị, và máy bộ đàm Icom, ngư dân phải kéo lưới bằng tay là chủ yếu, đồ ăn thì đa số là thực phẩm khô, với các loại củ. Bây giờ những con tàu cá vươn khơi không chỉ to lớn về công suất và trọng tải mà máy móc trang bị để làm nghề cá cũng hiện đại giống như những ngôi nhà công nghệ trên biển.
Trước kia tàu cá chỉ trang bị các loại máy tầm ngư, đơn giản là dò tìm xem ở dưới biển có đàn cá hay không. Nhưng giờ tàu có thế hệ máy mới giá lên đến nửa tỉ đồng mỗi chiếc, có thể đếm được số lượng cá trong đàn, đo được tốc độ cá bơi, nước chảy, độ sâu của vùng biển…”.
Anh Mai Đức Huy – Thuyền trưởng tàu BT 091258ts
Để được tận mắt thấy sự hiện đại của những con tàu thế hệ ngư dân mới, tranh thủ lúc tàu cập mạn bán cá, tôi sang thăm tàu BT 091258TS do anh Mai Đức Huy (40 tuổi, quê Quảng Bình) làm thuyền trưởng. Anh Huy hồ hởi khoe: “Tàu của tôi được đóng theo chính sách của Nghị định 67 nên trang bị cũng thuộc loại đầy đủ. Trước kia tàu cá chỉ trang bị các loại máy tầm ngư, đơn giản là dò tìm xem ở dưới biển có đàn cá hay không. Nhưng giờ tàu có thế hệ máy mới giá lên đến nửa tỷ đồng mỗi chiếc, có thể đếm được số lượng cá trong đàn, đo được tốc độ cá bơi, nước chảy, độ sâu của vùng biển. Mỗi lần thả lưới mất vài tiếng đồng hồ, tốn rất nhiều công, nếu đàn cá bé quá và số lượng ít thì không nên thả lưới đỡ mất công”.
Nếu như tất cả các loại tàu cá ra khơi đều được trang bị máy tầm ngư để tăng hiệu quả đánh bắt, thì giờ đây những tàu cá mới đã trang bị thêm radar. Anh Huy bật mí: “Radar vô vùng đắt đỏ, đầu tư cả tỷ đồng, nhưng biết sử dụng vô cùng hiệu quả. Mình chỉ cần bật radar lên quét, cứ thấy nhóm tàu bạn ở đâu cùng nhau khoảng 2 ngày là biết nơi đó đang có cá, nên có thể tới tham gia đánh bắt cùng. Nhưng hiện nay, ở Nhật Bản đã chế tạo ra loại radar tìm chim trên biển, nghe có vẻ vô lý nhưng chỉ những người đi biển mới biết”. Ở đâu có chim kiếm ăn ở đó có cá, nên sắp tới anh Huy sẽ nghiên cứu đầu tư thêm radar tìm chim để chủ động trong công tác tìm đàn cá.
Cũng liên quan đến công nghệ trên tàu, hiện nay những tàu thế hệ mới đã trang bị máy tàu với hệ thống kim phun điện tử, tuy đầu tư đắt nhưng lại tiết kiệm được 30% lượng dầu so với những loại máy cũ. Trong những phí tổn đi biển, dầu bao giờ cũng chiếm quá nửa, chỉ cần đầu tư máy mới 1 năm là huề vốn, còn từ năm thứ 2 trở đi là có lãi. Ngoài những thứ máy móc cơ bản ra, hiện nay công nghệ kéo lưới bằng máy cũng được các tàu lưới sử dụng, giải phóng được khá nhiều sức kéo bằng tay cho ngư dân. Tổng kết lại con tàu “67″ được trang bị khá hiện đại của mình, anh Huy chia sẻ: “Năm vừa qua làm biển khá hiệu quả, cuộc sống của ngư dân an toàn và thuận tiện hơn. Năm qua đã trả lãi đúng hạn cho nhà nước với số tiền hơn 203 triệu đồng, và 23 lao động trên tàu thu nhập bình quân 60 triệu đồng/người/năm”.
Theo Danviet
Đem "lộc biển" Hoàng Sa về bờ
"Trở về đất liền rồi bà con ơi, bán cá xong là mình đón tết muộn với gia đình, bạn bè, người thân thôi. Mồng 7 chưa phải là hết tết...". Những tiếng hò reo của ngư dân sau chuyến biển ở Hoàng Sa trở về đất liền với đầy ắp cá làm rộn ràng khu cảng ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam.
Đầu năm Hoàng Sa ban lộc...
Đúng vào chính Ngọ ngày mùng 7 tết (ngày 3.2), tàu cá QNa-91945 của đồng chủ tàu Nguyễn Thanh Vương và Đỗ Thanh Cảnh (cùng trú thôn Linh Sâm Đông, xã Tam Quang, huyện Núi Thành)- con tàu duy nhất của ngư dân Quảng Nam hoạt động ở Hoàng Sa trong dịp tết vừa rồi, trở về lại đất liền chở theo 10 tấn cá các loại.
Tàu cá QNa-91945 cập bờ sau hành trình 17 ngày bám biển Hoàng Sa. Ảnh: T.H
Có tất thảy là 10 tấn cá nục, cá ngừ được các ngư dân trên tàu cá QNa-91945 bán ra. Tổng thu là 500 triệu đồng, trừ các chi phí dầu, lương thực, thực phẩm, đá cây chẵn 100 triệu đồng, còn lại 400 triệu chia đôi cho chủ tàu 1/2 và các bạn biển 1/2.
Tàu được đưa về neo đậu tại cầu cảng tư nhân của bà Trần Thị Đông (thôn An Hải Tây, xã Tam Quang) cũng là chủ nậu thu mua cá. Lúc này, trên bờ 2 xe đông lạnh trực sẵn và hơn 20 lao động nữ chuẩn bị xuống phân loại cá. Sau khi kiểm tra các hầm cá dưới tàu, lật từng con cá nục, cá ngừ, bà Đông ra giá ngay: "Tính chung, bán gộp tất thảy thì giá 50 (1kg cá giá 50.000 đồng- PV). Còn nếu phân loại thì loại 1 có giá 60 nhưng loại 2, loại 3 giảm dần chỉ còn 40 và 30. Chủ tàu quyết định đi để chúng tôi thu dọn cá".
Sau khi bàn bạc với các bạn đi tàu, hai chủ tàu Vương và Cảnh đưa ra quyết định. "Nếu phân loại thì loại 1 bán giá 60 cũng rẻ. Mà như vậy thì họ sẽ ép ghê gớm cá các loại 2, loại 3. Thôi thì đằng nào họ cũng cầm đằng chuôi. Mình chịu thiệt vậy, chọn thiệt ít đỡ hơn là thiệt nhiều. Bán gộp cùng giá 50 nhỉ" - chủ tàu Cảnh trao đổi. Các bạn biển nhanh chóng tán đồng bởi họ không có sự lựa chọn nào khả thi hơn.
Rất nhanh chóng, 13 lao động đi "bạn" xộc hết đá cây đông lạnh dưới 8 hầm bảo quản hải sản. Những con cá nục, cá ngừ tươi xanh lấp loáng nằm gọn trên sàn tàu. Có tất thảy là 10 tấn cá nục, cá ngừ được các ngư dân trên tàu cá QNa-91945 bán ra. Tổng thu là 500 triệu đồng, trừ các chi phí dầu, lương thực, thực phẩm, đá cây chẵn 100 triệu đồng, còn lại 400 triệu chia đôi cho chủ tàu 1/2 và các bạn biển 1/2. Cầm trên tay hơn 15 triệu đồng được chia từ tiền đi bạn, thuyền viên Trần Quốc (thôn Đông Tuần, xã Tam Hải) chia sẻ: "Tàu chúng tôi khởi hành từ ngày 20 tháng Chạp, chuyến biển này kéo dài 17 ngày. Vậy nhưng, chỉ sản xuất có 2 ngày mồng 1 và mồng 2 tết. Vì những ngày còn lại, biển động dữ dội quá, tàu chồm theo sóng cấp 7, cấp 8. Chỉ 2 mẻ lưới đạt 10 tấn cá cũng là lộc biển ban tặng đó mà, đây là chuyến biển đầu năm như vậy gọi là trúng mánh quá rồi...".
Chỉ muốn ăn tết trên biển
Thuyền trưởng Nguyễn Thành Vương cho biết: Trong không khí rộn ràng, nhà nhà ai ai cũng chuẩn bị đón tết vui vẻ còn mình lại vươn khơi bám biển, biết là buồn nhưng bù lại là đón được lộc đầu năm. Sau khi tìm được những người đi bạn xong, chúng tôi nhanh chóng lấy 100 cây đá, 7 tấn dầu diesel, gạo, mắm, muối, rau, hành, thịt, mứt, bánh tét đưa lên tàu QNa-91945 để ra khơi theo nghề lưới vây ánh sáng.
"Đầu năm đón lộc từ biển Hoàng Sa còn chi vui hơn. Những chuyến biển thời điểm này rất đạt vì gió giật nên cá hay nổi lên tầng mặt hoạt động. Mình chưa trang bị được máy dò ngang có giá hàng tỷ đồng, chỉ sắm sửa được máy dò đứng, soi thẳng xuống đáy nên dò rõ được đàn cá khi nó trồi lên. Vươn khơi rồi lại trở về đón tết thôi mà..." - anh Vương chia sẻ.
Chị Lý Thị Phương Linh (vợ thuyền trưởng Vương) cho biết: "Khi tàu nhổ neo vươn khơi, buồn ơi là buồn. Có ai lại mong muốn chồng mình, con mình đi biển vào thời khắc này chứ. Năm hết, tết đến, mọi gia đình sum vầy, đoàn viên còn mình thì lẻ loi quá. Nhưng nghiệp đi biển nó thế nên đành chấp nhận, bây giờ tàu về an toàn còn chở theo đầy ắp cá còn gì vui bằng...".
Theo ngư dân Đỗ Thanh Cảnh, thường thì hành trình đến Hoàng Sa tốn 2 ngày 2 đêm, nhưng thời điểm tàu vươn khơi do sóng giật nên phải đến gần 3 ngày, tàu cá QNa-91945 mới đến được ngư trường. "Đến Hoàng Sa rồi, đỡ nhớ biển nhưng nhớ nhà quá, nhớ vợ con, nhớ tết đất liền. Chúng tôi liên tục gọi về đất liền cho vợ con bằng máy Icom để hỏi thăm tình hình, cũng báo cho mọi người yên tâm hơn" - ngư dân Cảnh nói.
Ngư dân Cảnh cho hay, ngay sau khi đón giao thừa, chúc tết xong, ngày mồng 1 tết, biển trời yên ả hơn, 15 thành viên trên tàu đánh mẻ lưới đầu tiên thu 5 tấn cá ngừ, cá nục. Đêm hôm sau nữa, mồng 2 tết, mẻ lưới thứ 2 của tàu cũng thu được 5 tấn cá. Qua sáng mồng 3 tết thì anh em nghe đài báo sẽ có đợt không khí lạnh tràn về, trên biển có gió giật mạnh. "Sau khi nhận tin, chúng tôi hội ý nhanh rồi quyết định đưa tàu về đất liền với hai mẻ cá 10 tấn của biển Hoàng Sa ban lộc. Sau khi bán hết cá, anh em ngư dân cùng gia đình ăn tết muộn rồi đến ngày 16 âm lịch tới nếu trời yên, biển lặng, chúng tôi tiếp tục vươn khơi bám biển" - ngư dân Cảnh chia sẻ.
Ngư dân Lý Sơn ra quân đánh bắt ở Hoàng Sa, Trường Sa Sáng ngày 4. 2 (mồng 8 âm lịch Tết Đinh Dậu), tại Lăng Đông Hải, thôn Đông xã An Hải (Lý Sơn, Quảng Ngãi), Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải tổ chức lễ ra quân đánh bắt đầu năm tại ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa. Ông Nguyễn Quốc Chinh - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải cho biết: " Đây là sự kiện trọng đại trong đời sống tâm linh của người dân đảo Lý Sơn trong những ngày đầu xuân mới, với mong muốn cầu mong cho mùa biển mới làm ăn phát đạt, mưa thuận, gió hòa, sản lượng khai thác cao". Sau các nghi thức cúng tế, hồi trống lệnh vang lên trong tiếng hò reo của hàng trăm ngư dân, những con tàu đánh bắt xa bờ với đầy đủ ngư cụ, nhiên liệu giương cao cờ đỏ cùng băng rôn khẩu hiệu nối đuôi nhau tiến ra ngư trường Hoàng Sa - Trường Sa.
Hiện, Lý Sơn có 417 tàu cá, trong đó có trên 1/2 số phương tiện có công suất lớn từ 90CV trở lên đang tham gia khai thác hải sản tại ngư trường Hoàng Sa- Trường Sa. Mùa biển năm 2016 vừa qua, ngư dân Lý Sơn khai thác được trên 38.000 tấn hải sản các loại, với giá trị đạt trên 450 tỷ đồng, thu nhập của lao động nghề biển đạt 100 -120 triệu đồng/người. Mùa biển năm 2017, ngư dân Lý Sơn quyết tâm khai thác được gần 40.000 tấn hải sản các loại, với giá trị đạt trên 500 tỷ đồng.
Theo Dantri
Vượt sóng biển cao 3m cứu 6 ngư dân sắp chìm trên biển Hoàng Sa Vào đêm 2.1, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (đóng tại TP.Đà Nẵng) cho hay, đơn vị này đã kịp thời cứu tính mạng 6 ngư dân khi một tàu cá Quảng Nam đang chìm dần trên vùng biển Hoàng Sa. Tàu Sar 412 lai kéo thành công một tàu cá bị nạn trên biển Hoàng...