Đi cấp cứu vì mắc xương vịt dài 3,5 cm
Trong lúc đang ăn trưa, vì không để ý nên cụ ông 74 tuổi đã phải nhập viện cấp cứu vì hóc xương vịt dài 3,5cm.
Trong lúc đang ăn trưa, vì không để ý nên cụ ông 74 tuổi đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau rát nhiều ở thực quản, nuốt khó. Sau khi tiến hành nội soi cấp cứu, các bác sỹ đã gắp ra miếng xương vịt dài 3,5 cm từ thực quản.
Người không may mắn trên là cụ Đ.Q.D, 74 tuổi (trú tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình). Người nhà cụ cho biết, sau khi nuốt phải miếng xương vịt trên, cụ đau nhiều nên đã được đem đến cấp cứu tại bệnh viện huyện, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới vào chiều cùng ngày 5/8 trong tình trạng đau rát nhiều dọc thực quản, nuốt khó.
Video đang HOT
Sau khi thăm khám, các bác sỹ phát hiện có một dị vật ở thực quản và đã tiến hành nội soi lấy dị vật ra ngoài. Miếng xương vịt trên có chiều dài 3,5 cm và nằm ở vị trí nguy hiểm nếu không được xử lý cấp cứu kịp thời.
Theo VTC
Cơ thể bảo vệ dạ dày khi ngủ
Cơ thể con người tự bảo vệ rất hiệu quả trước các mối đe dọa acid vào ban đêm.
Điều gì đã xảy ra trong dạ dày và thực quản vào ban đêm khi chúng ta ngủ? Một số công trình nghiên cứu về giấc ngủ sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Ai cũng biết rằng sự hoạt động của acid tiêu hóa đạt mức cao nhất vào buổi tối và ban đêm. Nếu vậy nó ảnh hưởng như thế nào tới dạ dày của những người bị bệnh trào ngược?
Ngủ là giai đoạn trong đó thực phẩm bị đẩy ra khỏi dạ dày với tốc độ chậm, khiến cho các acid ở lại trong dạ dày lâu hơn là vào ban ngày, và do đó acid có thể chảy ngược lên thực quản.
Giấc ngủ có hai giai đoạn: giai đoạn gọi là REM (chuyển động mắt nhanh - rapid eyemovenmnt) và Non-Rem. Giai đoạn giấc ngủ REM chiếm khoảng 25% tổng số thời gian của giấc ngủ và các giấc mơ xảy ra trong giai đoạn này. Nhưng acid trong dạ dày thì có thể di chuyển trong cả hai giai đoạn. Theo kết quả nhiều công trình nghiên cứu thì hiện tượng trào ngược lên thực quản thường diễn ra trong giai đoạn giấc ngủ Non-Rem.
Trong khi ngủ, ý thức giảm hoạt động rất rõ rệt, chúng ta không có các phản ứng nhanh và tức thì của cơ thể như khi đang thức. Có một số hoạt động có thể được xem là "tắt" trong lúc ngủ như: cử động nuốt, tiết nước bọt, hiện tượng được gọi là chứng ợ nóng, một dấu hiệu cho thấy có hiện tượng trào ngược acid có thể diễn ra nhu động là các cử động co bóp của hệ tiêu hóa có thể ngăn chặn việc tiết acid quá nhiều.
Việc tiết nước bọt, dù có giảm vào ban đêm, lại tăng lên khi có acid xâm nhập, giúp cho acid này bị trung hòa đáng kể (ảnh minh họa)
Các hiện tượng như vậy góp phần làm cho thực quản có thể tăng thêm thời gian tiếp xúc với acid. Vị trí của cơ thể cũng có tác động. Khi ta đứng hay ngồi thẳng, hoạt động tiêu hóa có tác dụng đi xuống. Còn nằm ngủ thì tư thế này giúp dung dịch acid đọng lại thực quản lâu hơn. Thậm chí còn có nguy cơ dung dịch này tràn cả vào phổi khi chúng ta thở.
Tuy nhiên, cơ thể con người có tính tự bảo vệ rất hiệu quả trước các mối đe dọa acid như thế vào ban đêm. Vì nếu không thì đa số con người đã mắc bệnh vì hiện tượng "trào ngược acid" này rồi.
Trước tiên là chức năng có tên gọi là phản ứng đánh thức. Thường thì ta không có ý thức, nhưng có khi lại ho giữa lúc ngủ. Hành động ho này lại có tác dụng làm sạch các acid ra khỏi thực quản. Tiếp đó là phản ứng nuốt. Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy là cho nước vào thực quản trong lúc bệnh nhân ngủ không làm thay đổi nhịp nuốt của người đó. Nhưng khi đưa acid vào, lập tức cử động nuốt xảy ra ngay lập tức.
Một kết quả nghiên cứu khác cho thấy việc tiết nước bọt, dù có giảm vào ban đêm, lại tăng lên khi có acid xâm nhập, giúp cho acid này bị trung hòa đáng kể. Một vấn đề đặt ra cho các nhà nghiên cứu y học là: tại sao các tác động có tính chất bảo vệ dạ dày và thực quản một cách tự nhiên vào ban đêm, lại gần như không xuất hiện trong cơ thể của người bị bệnh trào ngược acid? Các nhà nghiên cứu hiện đang cố gắng tìm ra nguyên nhân để có cách điều trị cho số bệnh nhân này hiện đã lên tới nhiều triệu trên thế giới.
Theo Eva
Hay chảy nước miếng khi ngủ: bị bệnh gì? Tôi không hiểu vì sao mình bằng này tuổi đầu mà vẫn chảy nước miếng. Trẻ con hay chảy nước miếng là bình thường nhưng mình lớn rồi, chồng thấy thì xấu hổ chết Chị Tú (Thanh Hóa) 28 tuổi, mới lập gia đình nhưng chị thấy rất mất tự tin và xấu hổ với ông xã. Lý do là khi ngủ cứ...