Đi cao tốc Bắc-Nam mất 1.500 đồng/km
Bộ GTVT vừa có báo cáo gửi đại biểu Quốc hội về tiến độ thực hiện cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, trong đó có một số điều chỉnh về tổng mức đầu tư, hướng tuyến.
Theo đó, sau điều chỉnh, chiều dài toàn tuyến cao tốc Bắc-Nam đoạn phía Đông tăng từ 654 lên 657 km (tăng thêm 3 km). Bên cạnh đó, tổng mức đầu tư toàn dự án giảm 14.000 tỉ đồng so với dự tính ban đầu, còn trên 105.000 tỉ đồng. Trong đó vốn đầu tư nhà nước cho dự án cũng giảm từ 55.000 tỉ đồng xuống hơn 50.000 tỉ đồng. Vốn nhà đầu tư điều chỉnh giảm từ hơn 63.700 tỉ đồng xuống còn hơn 54.000 tỉ đồng (giảm khoảng 9.600 tỉ đồng so với ban đầu).
Cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi là một trong dự án cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: V.LONG
Việc giảm 14.000 tỉ đồng tổng vốn đầu tư toàn dự án dù toàn tuyến tăng thêm 3 km được Bộ GTVT giải thích là nhờ giảm chi phí dự phòng do cập nhật theo chỉ số giá xây dựng, thay đổi lãi suất vốn vay… so với bước nghiên cứu tiền khả thi. Ngoài ra, bước nghiên cứu khả thi đã tính toán lại chuẩn xác chi phí giải phóng mặt bằng trên cơ sở cập nhật lại khối lượng, chi phí bồi thường, cập nhật đơn giá, định mức…
Về mức giá, cao tốc này sẽ chia làm các giai đoạn theo hướng tăng dần với mức khởi điểm là 1.500 đồng/ xe/km (mức giá trung bình của các cao tốc đã khai thác hiện từ 1.500 đến 2.000 đồng). Mức này sẽ tăng lên cao nhất 3.400/xe/km vào năm 2042-2044.
Bộ GTVT nhấn mạnh cơ quan này đã nghiên cứu kỹ lưỡng, tính toán lựa chọn mức giá phù hợp cho giai đoạn khởi điểm cũng như các thời kỳ trong cả vòng đời dự án. Mức giá này cũng được cho phù hợp với khả năng chi trả của người dân, bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận của nhà đầu tư và lợi ích của Nhà nước. Bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá.
Đối với dự án cao tốc này, Bộ GTVT cũng khẳng định sẽ đấu thầu rộng rãi quốc tế để lựa chọn nhà đầu tư, trường hợp kết quả sơ tuyển chỉ có một nhà đầu tư trúng sơ tuyển phải báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bổ sung vào dự thảo hợp đồng dự án trong hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư quy định “Nhà đầu tư vi phạm hợp đồng trong trường hợp sau sáu tháng không ký được hợp đồng tín dụng với ngân hàng, tổ chức tín dụng đủ phần vốn vay theo quy định để triển khai dự án; cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng và hợp đồng hết hiệu lực”.
Đặc biệt lần này sẽ nâng mức vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư tham gia các dự án lên 20% để bảo đảm lựa chọn nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án…
Về huy động vốn tín dụng, Bộ GTVT khẳng định còn gặp khó khăn do theo quy định của Bộ Tài chính lãi suất vốn vay dự án PPP không quá 1,5 lần mức bình quân lãi suất trúng thầu trái phiếu Chính phủ, khoảng 7,72% một năm. Mức lãi suất này được lấy làm cơ sở để phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi và xây dựng hồ sơ mời thầu chọn nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tế lãi suất trên thị trường cao hơn nhiều, mức 10,5%-11%.
“Sự chênh lệch lãi suất trên được cho sẽ gây khó khăn trong tiếp cận vốn tín dụng và khả năng xem xét cấp tín dụng cho dự án là “khó khả thi”. Tính toán sơ bộ, trường hợp cập nhật theo lãi suất thị trường (khoảng 10,5%/năm), mức vốn đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện các dự án khoảng 55.000 tỉ đồng, với thời gian hoàn vốn các dự án thành phần đầu tư theo hình thức PPP khoảng 24 năm…”, Bộ GTVT nêu khó khăn.
Bên cạnh đó, Bộ GTVT cũng cho rằng việc huy động vốn vay nước ngoài cho dự án, vì pháp luật hiện chưa cho phép Chính phủ cung cấp các bảo lãnh như yêu cầu của ngân hàng nước ngoài (bảo lãnh doanh thu tối thiểu, cam kết chuyển đổi ngoại tệ, bảo hiểm bên thứ ba thay thế Chính phủ thực hiện nghĩa vụ đã ký trong hợp đồng từ các tổ chức bảo lãnh, bảo hiểm).
Trong khi đó, vốn vay dài hạn trong nước cũng gặp trở ngại nhất định vì các ngân hàng bị khống chế mức tăng trưởng tín dụng. Do đó, ngay cả khi lãi suất vốn vay cho dự án được tháo gỡ thì việc huy động nguồn cấp tín dụng còn những khó khăn nhất định.
VIẾT LONG – ĐỨC MINH
Theo plo.vn
Sẽ có gói tín dụng của ngân hàng cho cao tốc 118 nghìn tỷ?
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết có thể sẽ thành lập một quỹ, hoặc một gói tín dụng để các ngân hàng có điều kiện cùng tham gia, điều đó sẽ tạo ra sự đồng bộ giữa các khoản vay của các ngân hàng vì hiện tại có ngân hàng cho vay cao, có ngân hàng cho vay thấp dẫn đến sự không công bằng giữa các dự án.
Chiều ngày 14/11, Quốc hội tiến hành thảo luận về chủ trương đầu tư xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoan 2017-2020 đã được Chính phủ trình lên.
Sau phần đóng góp ý kiến của các đại biểu, trong những phút cuối của ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã đăng đàn giải trình bổ sung.
Bộ trưởng Giao thông cho biết, dự án này không chỉ Quốc hội mà cả xã hội quan tâm. Các ý kiến của đại biểu đều đồng tình rất cao về sự cần thiết của việc đầu tư dự án đường cao tốc này.
Về nguồn vốn đầu tư, theo Bộ trưởng, do kinh phí hạn hẹp nên cơ quan soạn thảo chọn lựa một số đoạn đường có lưu lượng cao, nếu làm chậm thì sau 2020 sẽ ách tắc nghiêm trọng. Do đó những đoạn đường đã trình với Quốc hội ở đây là đã tính toán rất kỹ lưỡng về lưu lượng, do đó Bộ trưởng đề nghị các đại biểu ủng hộ.
"Chúng tôi xin chia sẻ với nhiều đại biểu của nhiều tỉnh có đề xuất kéo dài đoạn đường giai đoạn 1 đến địa phương của mình. Trong giai đoạn sắp tới chúng tôi sẽ tham mưu chặt chẽ với Quốc hội và Chính phủ, nếu kinh phí cho phép thì sẽ triển khai các đoạn đường mà đại biểu đề xuất bởi đó cũng là các đoạn nối tiếp của cao tốc Bắc Nam giai đoạn 1", ông Thể nói.
Về quy mô đầu tư, theo Bộ trưởng, do kinh phí có hạn nên phải lựa chọn các đoạn và phân kỳ đầu tư bằng cách căn cứ vào các khu vực để xác định bề rộng của mặt đường. Hiện nay cơ bản là thực hiện cao tốc có giải phân cách ở giữa, mỗi bên hai làn xe. Tốc độ hiện nay chỉ khoảng 50 - 60km do cư dân đông đúc và đường còn hẹp, nếu hình thành cao tốc vận tốc trung bình 90km/h thì rất tốt. Trong dự án, các đường giao cắt đều đã tính hết mức và có hàng rào bảo vệ để đảm bảo được tốc độ thiết kế cho xe cộ thấp nhất ở mức 80km/h.
Về giải phóng mặt bằng, Bộ trưởng cho biết đã thực hiện theo quy hoạch có giá trị hiện nay. Trong giai đoạn sắp tới cũng sẽ quan tâm tới các vấn đề về lưu lượng, nhất là trong bối cảnh xe mới, xe giá rẻ đang bùng phát. Thời gian tới chắc chắn sẽ tính toán đến điều chỉnh quy hoạch, nhưng nếu bây giờ mà chờ đợi để điều chỉnh 8 - 10 làn xe như đại biểu đề xuất chờ thêm thì quá chậm.
Về vấn đề tại sao có 3 dự án (trong tổng 11 dự án thành phần được tách từ dự án lớn) phải dùng đến ngân sách, theo Bộ trưởng, đó là các dự án đó nếu đầu tư sẽ đẩy nhanh tốc độ cho các dự án khác, ví dụ dự án cao tốc Trung Lương Cần Thơ. Các dự án xác định đầu tư công là có tính toán cẩn trọng chứ không phải có thể dùng BOT mà lại đầu tư công.
Với 8 dự án thành phần còn lại dùng phương thức BOT, Bộ trưởng cho biết sẽ tiến hành đấu thầu, "nếu đấu thầu lần 1 không thành công, chúng tôi sẽ báo cáo để đấu tiếp lần 2, nếu vẫn thành công thì sẽ trình để xin ý kiến Quốc hội cho sử dụng ngân sách còn lại".
Về việc thu phí, Bộ trưởng Giao thông cho biết sẽ tiến hành thu phí kín (vào ra bao nhiêu sẽ thu bấy nhiêu) và thu phí tự động để tạo thuận lợi đi lại cho người dân và công khai, minh bạch. "Nếu người dân chấp nhận trả phí thì đi đường cao tốc, còn không thì có thể lựa chọn đi con đường đã có" - Bộ trưởng nói thêm.
Về vấn đề vì sao có những dự án ngắn, dự án dài, theo Bộ trưởng, việc phân chia các dự án là phụ thuộc vào những đoạn giao cắt có ý nghĩa với kinh tế xã hội. "Dựa vào các quốc lộ, tỉnh lộ hiện nay, để nếu nó dừng thì người dân có thể đi sang các đường khác, đường kết nối khác. Rồi chẳng hạn các dự án đấu thầu thành công, triển khai được, nếu gặp đoạn dự án chưa tìm được nhà đầu tư cũng vẫn hợp lý, đường sá không bị giao cắt" - Bộ trưởng giải thích thêm.
Có những dự án lớn tiền, dự án nhỏ tiền là bởi nên làm như vậy sẽ đa dạng hóa được nhà đầu tư, nhà đầu tư lớn tham gia dự án lớn, dự án nhỏ mời gọi nhà đầu tư nhỏ. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình tài chính của ngân hàng và nhà đầu tư để tìm kiếm nhà đầu tư lành mạnh, thực sự có năng lực tài chính để cùng ngân hàng thực hiện.
Bên cạnh đó, tư lệnh ngành Giao thông cho biết, điều mà Bộ đang lo lắng là vốn, vì việc đấu thầu hiện nay cũng phụ thuộc lớn vào vốn ngân hàng, nếu ngân hàng không cho vay thì cũng không giải quyết được. "Do đó chúng tôi sẽ có các cuộc gặp gỡ làm việc với Ngân hàng Nhà nước, với Chính phủ để tìm giải pháp, có cơ chế phù hợp. Có thể chúng ta sẽ thành lập một quỹ, hoặc một gói tín dụng để các ngân hàng có điều kiện cùng tham gia gói cho vay đó. Điều này sẽ tạo ra sự đồng bộ giữa các khoản vay của các ngân hàng vì hiện tại có ngân hàng cho vay cao, có ngân hàng cho vay thấp dẫn đến sự không công bằng giữa các dự án. Chúng tôi sẽ nghiên cứu nhiều biện pháp để huy động được nguồn vốn và giúp dự án thực hiện được", bộ trưởng Thể nói.
Theo Trí thức trẻ
Cơ bản thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam vào năm 2021 Bộ GTVT cho biết, dự kiến năm 2021 sẽ cơ bản thông toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam. Đã duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi 2 dự án đầu tư công Theo thông tin từ Vụ Đối tác công tư (PPP - Bộ GTVT), hiện 8 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam thực hiện đầu tư theo hình...