Đi bộ dọc đường sắt, người đàn ông bị tàu hỏa tông tử vong
Vụ tai nạn thương tâm xảy ra sáng nay trên tuyến đường sắt Bắc – Nam (đoạn qua TP Biên Hòa, Đồng Nai), khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ.
Sáng 7/6, Công an TP Biên Hòa (Đồng Nai) phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ tiến hành khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường sắt xảy ra trên địa bàn phường Tân Hiệp.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 8h35 cùng ngày, tàu hỏa mang số hiệu H15 đang di chuyển theo hướng Bắc – Nam, khi đến Km1692 500 thuộc khu gian Hố Nai – Biên Hòa thì bất ngờ tông trúng một người đàn ông đang đi bộ dọc đường sắt.
Cú va chạm khiến nạn nhân văng vào lề trái, tử vong tại chỗ.
Sau khi xảy ra tai nạn, tổ lái tàu đã dừng phương tiện và phối hợp với lực lượng chức năng để xử lý hiện trường. Đến khoảng 9h sáng, đoàn tàu tiếp tục hành trình.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Hoàng Anh
Nạn nhân được xác định là ông V.T.D (67 tuổi, ngụ phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa).
Được biết, khu vực này được bố trí hộ lan cặp 2 bên đường sắt để hạn chế tình trạng người dân băng ngang đường sắt gây nguy hiểm và mất an toàn.
Vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Trăm năm nữa cũng chưa xong đường sắt đô thị nếu làm như vừa qua
"Nếu chúng ta cứ tiếp tục triển khai với cách làm tương tự như trong thời gian 20 năm qua thì có thể hàng trăm năm nữa cũng không thực hiện xong hệ thống đường sắt đô thị", ông Hoàng Ngọc Tuân, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM nói thẳng.
Tại hội thảo "Giải bài toán phát triển giao thông đô thị" do Báo Lao động tổ chức vào ngày 22/5, ông Hoàng Ngọc Tuân, Giám đốc Ban chuẩn bị đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM cho biết, theo quy hoạch hệ thống đường sắt đô thị thành phố có hơn 220km với 8 tuyến, tổng mức đầu tư khoảng 25 tỷ USD.
Đến nay, thành phố mới chỉ triển khai được 2 tuyến, trong đó tuyến đường sắt đô thị số 1 dài 19,7km dự kiến đưa vào khai thác thương mại vào năm 2024, tuyến tàu điện ngầm số 2 giai đoạn 1 dài 11,3km dự kiến vận hành vào năm 2032.
Hệ thống đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội. Ảnh: MRB
"Nhìn lại chặng đường xây dựng hai tuyến, rõ ràng là quá chậm. Tuyến đường sắt đô thị số 1 được thi công xây dựng trong khoảng 17 năm, tuyến tàu điện ngầm số 2 được thực hiện trong khoảng 22 năm.
Thực tế sau khoảng 20 năm từ khi triển khai nghiên cứu, phát triển các dự án đường sắt đô thị, đến nay thành phố vẫn chưa có tuyến đường sắt đô thị nào chính thức khai thác thương mại.
Nếu chúng ta cứ tiếp tục triển khai với cách làm tương tự như trong thời gian 20 năm qua thì có thể hàng trăm năm nữa cũng không thực hiện xong hệ thống đường sắt đô thị", ông Tuân nhận định.
Cách hoàn thành mục tiêu mà không cần vay vốn nước ngoài
Kết luận số 49 của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu đến năm 2035 phải hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại TP.HCM. Như vậy, thành phố phải hoàn thành toàn bộ mạng lưới đường sắt đô thị còn lại (khoảng 200km) trong 12 năm.
Tương tự, theo Kết luận này, trong 12 năm tới, Hà Nội phải hoàn thành hơn 300km đường sắt đô thị, chi phí cần khoảng 37 tỷ USD.
Trên đây là thách thức vô cùng lớn đối với hai thành phố.
ThS. Đặng Huy Đông, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển khẳng định, để hoàn thành đường sắt đô thị cho Hà Nội và TP.HCM theo Kết luận 49 là một nhiệm vụ bất khả thi nếu không kết hợp phát triển các đô thị TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông công cộng) dọc theo các nhà ga của hệ thống metro, đi đôi với cơ chế quản lý có tính đặc thù vượt trội hoàn toàn so với các quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
Theo ông Đông, giao thông công cộng có nhiều loại nhưng chỉ có đường sắt đô thị mới thực sự giải quyết được giao thông đô thị từ 5 triệu dân trở lên.
Ngoài ra, để hoàn thành mục tiêu xây dựng đường sắt đô thị trong 10 năm tới, cần môi trường cơ chế chính sách vượt trội so với hiện nay.
"Nếu không có giải pháp về cơ chế quản lý và nguồn tiền, tiếp tục vay vốn ODA thì sẽ không chủ động hoàn thành sứ mệnh lịch sử 200km đường sắt đô thị.
Như vậy, muốn có tiền để hoàn thành sứ mệnh thì phải làm TOD, quy hoạch TOD để đấu giá quyền đầu tư bất động sản ở khu vực đó.
Theo đó, Nhà nước quy hoạch và quản lý, tổ chức đấu giá nhượng quyền đầu tư các dự án TOD sẽ tạo nguồn thu ngân sách đủ để đầu tư hệ thống metro mà không cần vay nợ nước ngoài. Bằng cách quản lý theo mô hình này, Nhà nước thu được lượng tiền lớn để đầu tư", ông Đông kiến giải.
Phát triển hệ thống đường sắt đô thị sẽ giảm tắc đường, ô nhiễm khói bụi. Ảnh: MRB
Ông Đông lấy dẫn chứng từ đảo quốc Singapore, 24 đô thị có quy mô 200.000 dân được kết nối bởi metro. Họ đã có 4,8-5 triệu dân ở các khu đô thị đó, có đầy đủ dịch vụ khép kín để người dân sinh hoạt.
"Hiện nay 85% dân Singapore sống trong căn hộ mua hoặc thuê của nhà nước. Hơn 1/3 trên tổng số 4,8 triệu cư dân của Singapore, gồm học sinh phổ thông và người già nghỉ hưu chỉ đi bộ sinh hoạt trong khu TOD với đầy đủ các dịch vụ tiện ích khép kín, không tham gia giao thông công cộng, giảm hầu hết phương tiện giao thông cá nhân ra đường, 90% số còn lại đi metro, từ đó giảm phát thải khí nhà kính C02", ông Đông dẫn chứng.
Tại Hong Kong (Trung Quốc), công ty đường sắt và bất động sản được giao làm chủ các khu đất tại các nhà ga để kinh doanh bất động sản, trở thành công ty đường sắt thành công nhất thế giới, không thua lỗ.
Ông Đông cho rằng, khi kết hợp 2 mô hình thành công của Singapore và Hong Kong (Trung Quốc) cho Hà Nội và TP.HCM, chúng ta sẽ có thành phố sạch đẹp, hiện đại, không tắc đường, không ô nhiễm...
Ngày đầu nghỉ lễ, 24 người chết vì tai nạn giao thông Ủy ban ATGT quốc gia cho biết, ngày 27.4 - ngày đầu nghỉ lễ 30.4 và 1.5, toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông, làm chết 24 người, bị thương 51 người. Trong đó, đường bộ xảy ra 60 vụ, làm chết 24 người, bị thương 51 người; so với ngày nghỉ lễ đầu tiên của năm 2023, giảm 14...