Đi bộ 40 km dưới trời tuyết để tiết kiệm tiền, mua quần áo cho vợ
Một công nhân Trung Quốc chấp nhận đi bộ 40 km giữa trời lạnh giá buốt thay vì bắt taxi để tiết kiệm tiền, mua quần áo cho vợ.
Ông Zhao đi bộ 40 km giữa trời lạnh giá buốt để về nhà. Ảnh: News.160.com
Báo South China Morning Post hôm 26-1 cho biết người đàn ông nói trên họ Zhao. Ông bắt xe buýt từ TP Thượng Hải – Trung Quốc về nhà ở tỉnh Hà Nam để ăn Tết Nguyên đán sáng 25-1 nhưng giữa đường xe buýt phải dừng lại vì tuyết rơi dày.
Nếu chờ chuyến xe buýt kế tiếp, đồng nghĩa với việc ông Zhao phải thuê khách sạn để nghỉ ngơi. Còn muốn tiếp tục hành trình, người đàn ông có 2 lựa chọn: bắt taxi (tốn khoảng 200 nhân dân tệ, tức khoảng 32 USD) hoặc đi bộ 40 km về nhà. Cuối cùng, ông Zhao chọn phương án thứ hai. “Tôi sẽ tiết kiệm tiền để mua quần áo cho vợ” – ông Zhao chia sẻ.
Rời quê hương để tới TP Thượng Hải cách đây 1 năm, Zhao nói rằng ông rất khó khăn mới tìm được việc làm vì tuổi đã cao.
Người đàn ông xin vào một công trường xây dựng với thu nhập khoảng 2.000 nhân dân tệ (316 USD) mỗi tháng. Tuy nhiên, đến khi về nghỉ Tết, ông Zhao vẫn bị nợ lương khoảng 10.000 nhân dân tệ (1.581 USD).
Zhao cho hay ông chủ hứa sẽ trả hết lương sau Tết. Nhưng say đợt này, ông sẽ ở nhà và không quay lại TP Thượng Hải nữa. “Tôi đã 60 tuổi và đã đến lúc nghỉ hưu. Chúng tôi sẽ có lương hưu” – ông Zhao nói.
Câu chuyện của ông Zhao thu hút sự quan tâm trên mạng xã hội. “Cuộc sống không bao giờ dễ dàng, hy vọng ông ấy sẽ về nhà an toàn” – một độc giả viết trên cổng tin tức 163.com. “Ông ấy đi bộ 40 km để tiết kiệm tiền mua quần áo mới cho vợ. Đó là tình yêu ngọt ngào nhất trên thế giới”- một người khác viết.
Video đang HOT
Hành động của ông Zhao càng đáng chú ý khi ông tự mang vác mọi đồ dùng, kể cả chiếu nằm, quạt điện và chăn, gối… “Không lạnh lắm đâu, càng đi sẽ càng ấm đi” – ông Zhao nói, với chiếc khăn lông phủ trên đầu để giữ ấm.
Hôm 26-1, cư dân TP Thượng Hải chứng kiến tuyết rơi trong khu vực, điều hiếm khi xảy ra trước đây. Hàng loạt chuyến bay và chuyến tàu bị gián đoạn, trong khi nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra vào giờ cao điểm.
Ở khu vực trung tâm thành phố, tuyết phủ dày 4 cm, còn ở vùng ngoại ô là 5-10 cm.
Cô Zhao Fang, quản lý văn phòng, nói rằng cô đã nghỉ làm và cho con trai nghỉ học để tận hưởng dịp tuyết rơi này. “Chúng tôi không muốn bỏ lỡ cơ hội được chơi đùa trên tuyết” – cô Zhao nói. “Ai mà biết được còn bao nhiêu năm nữa tuyết mới rơi lại ở Thượng Hải”.
Tuy nhiên, hàng chục công viên đã bị đóng cửa vì lý do an toàn cho đến khi tuyết được dọn dẹp sạch sẽ, trang web Xinmin.cn đưa tin.
Dự báo tuyết sẽ tiếp tục rơi ở Thượng Hải vào cuối tuần này.
Theo Phạm Nghĩa
Người Lao Động
Mỹ gia nhập cuộc chiến chống Trung Quốc tại WTO
Mỹ chính thức phản đối Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công nhận Trung Quốc có nền kinh tế thị trường, động thái cho phép Mỹ duy trì việc áp đặt thuế chống bán phá giá với hàng hóa Trung Quốc.
Tuyên bố phản đối, được công bố hôm 30-11, được xem là tài liệu do bên thứ 3 đệ trình ủng hộ Liên minh châu Âu (EU) trong một cuộc tranh chấp với Trung Quốc mà kết quả của nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến tương lai thương mại của EU.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer. Ảnh: Reuters
Trung Quốc đang tranh chấp với EU để được công nhận là nền kinh tế thị trường , theo đó sẽ giúp giảm đáng kể mức thuế chống bán phá giá đối với hàng hóa Trung Quốc bằng cách cấm so sánh giá hàng hóa Trung Quốc với giá của một nước thứ 3 có nền kinh tế thị trường.
Mỹ và EU đến nay vẫn tranh cãi về vai trò của chính phủ Trung Quốc đối với nền kinh tế nước này, bao gồm trợ cấp tràn lan, bóp méo giá cả trong nước và không để thị trường quyết định giá cả.
Nếu Trung Quốc thắng tại WTO, điều này sẽ làm suy yếu cuộc đấu tranh chống lại làn sóng hàng giá rẻ của Trung Quốc tại nhiều quốc gia, đe dọa sự tồn tại của nhiều ngành công nghiệp ở phương Tây.
Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer phát biểu tại quốc hội hồi tháng 6 rằng đây là vụ kiện nghiêm trọng nhất tại WTO thời điểm này và quyết định có lợi cho Trung Quốc sẽ trở thành thảm hoạ đối với WTO.
Ông Lighthizer đã nhiều lần bày tỏ sự thất vọng với cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO và kêu gọi cải cách lớn tại tổ chức này. Theo sau tuyên bố của Bộ Thương mại Mỹ vào tháng 10 cho rằng Trung Quốc không đạt được tiêu chuẩn quy định của nền kinh tế thị trường, báo cáo của Đại diện Thương mại Mỹ lập luận Trung Quốc không nên tự động được công nhận là nền kinh tế thị trường theo các điều khoản năm 2001.
Động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Washington và Bắc Kinh đang gia tăng khi chính quyền ông Donald Trump chuẩn bị một số biện pháp kinh tế mạnh mẽ, bao gồm mở rộng đánh thuế hoặc đưa ra hạn ngạch về việc nhập khẩu thép và nhôm từ Trung Quốc cũng như tiến hành một cuộc điều tra về vi phạm sở hữu trí tuệ của Bắc Kinh.
Bộ Thương mại Mỹ hôm 28-11 đã tiến hành các cuộc điều tra đầu tiên về chống bán phá giá và chống trợ cấp do chính phủ khởi xướng trong nhiều thập kỷ qua về nhập khẩu nhôm Trung Quốc. Các quan chức Mỹ cho rằng 16 năm gia nhập WTO vẫn không thể chấm dứt được những hành động bóp méo thị trường của Trung Quốc.
Ông David Malpass, Thứ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về các vấn đề quốc tế, hôm 30-11 cho biết: "Chúng tôi lo ngại tự do hóa kinh tế của Trung Quốc dường như bị chậm lại hoặc đi ngược với quy định khi sự can thiệp của chính phủ ngày càng tăng. Các doanh nghiệp của nhà nước không phải đối mặt với những khó khăn về ngân sách và chính sách công nghiệp của Trung Quốc ngày càng gây trở ngại đối với các công ty nước ngoài".
Đối thoại kinh tế Mỹ-Trung đóng băng
Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã đóng băng chương trình chủ chốt vốn được đưa ra trước đó để tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc, trong bối cảnh Washington không ngừng chỉ trích sự bất cân bằng thương mại ngày càng lớn giữa hai nền kinh tế, và nói rằng nỗ lực tự do hóa kinh tế của Bắc Kinh đang bị đảo ngược.
Ông David Malpass, một nhà ngoại giao kinh tế cấp cao của chính quyền Mỹ, đã nói trong cuộc phỏng vấn với Financial Times hôm 30-11 rằng Đối thoại Kinh tế Toàn diện (CED) với Bắc Kinh đã "ngừng lại" và chưa có kế hoạch nối lại.
Quyết định trên được đưa ra sau khi cuộc đối thoại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới hồi tháng 7 kết thúc mà không đạt được bước tiến rõ rệt nào.
CED là chương trình quan trọng, liên quan tới các quan chức nội các cấp cao ở Washington và giới chức đồng cấp tại Bắc Kinh, nhằm giải quyết những vấn đề thương mại và đầu tư.
Xuân Mai (Theo Reuters)
Theo Xuân Mai
Người lao động
Sắp đến thời "đi mây về gió" Một chuyến đi từ TP New York - Mỹ đến TP Thượng Hải - Trung Quốc sẽ chỉ mất 39 phút nếu tham vọng của tỉ phú Elon Musk thành hiện thực. Bất kỳ địa điểm nào trên trái đất cũng có thể mất chưa đến 1 giờ đi lại nếu tỉ phú người Mỹ Elon Musk biến kế hoạch được công bố...