Đi bộ 2.500 km để kêu gọi hỗ trợ cho trẻ khuyết tật
Một chàng trai khuyết tật ở Hàn Quốc cùng người bố của mình đã hoàn thành 4 cuộc đi bộ với tổng cộng 2.500 km kể từ năm ngoái để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến trẻ khuyết tật cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của người khuyết tật.
Korea Times cho biết anh Lee Gyun-do, 20 tuổi, bị chứng rối loạn phát triển, đã cùng bố của mình là ông Lee Jin-sub, 48 tuổi, đã thực hiện 4 cuộc đi bộ dài như vậy với một mục đích rõ ràng.
Ông Lee Jin-sub cho biết: “Hiện nay hầu như không có sự hỗ trợ của chính phủ cho những người bị chứng rối loạn phát triển. Phần lớn hỗ trợ dành cho người khuyết tật tập trung vào những người có khuyết tật thể chất”.
Trong khi đó, chứng rối loạn phát triển là một chứng rối loạn trong đó có việc thiểu năng trí tuệ do tổn thương não. Ông Lee cho biết những người bị rối loạn như vậy đòi hỏi sự chăm sóc toàn diện dài hạn hơn và lớn hơn.
Anh Lee Gyun-do (bên trái) và người cha Lee Jin-sub chụp ảnh trong chuyến đi bộ từ Busan đến Seoul. Hai cha con ông Lee đã thực hiện 4 chuyến đi bộ với tổng cộng 2.500 km để kêu gọi cộng đồng chú ý hơn đến người bị chứng rối loạn phát triển cũng như kêu gọi việc thực hiện luật thúc đẩy quyền lợi của những người này. (Ảnh: Yonhap)
Với chứng rối loạn phát triển, anh Lee Gyun-do sở hữu trí thông minh tương đương với một người 4 tuổi. Anh Lee Gyun-do tốt nghiệp một trường giáo dục đặc biệt vào tháng 2 năm ngoái, nhưng đã không có cơ sở hoặc nơi làm việc nào muốn nhận anh.
Video đang HOT
Sau đó, vào tháng 3 năm ngoái, ông Lee Jin-sub đã dắt tay cậu con trai mình và thực hiện cuộc đi bộ dài 600 km mất 40 ngày từ Busan đến Seoul bằng chân. Ông Lee cho biết ông muốn chỉ cho con trai mình thấy một thế giới bên ngoài khác với thế giới mà cậu đang sống.
Được biết, ông Lee đã thực sự được chẩn đoán bị bệnh ung thư đại trực tràng ngay trước khi bố con ông bắt đầu cuộc đi bộ, nhưng ông đã không để bệnh tật làm mình nhụt chí.
Sau cuộc đi bộ đầu tiên, hai bố con ông Lee đã hoàn thành thêm ba cuộc đi bộ khác, mỗi cuộc kéo dài khoảng 600 km trên những tuyến đường khác nhau. Chuyến đi bộ gần đây nhất bắt đầu vào đầu tháng 10 và kết thúc vào tháng trước.
Ông Lee đã kêu gọi các người dân, các chính trị gia và các công chức mà ông gặp trong chuyến đi và kết quả là, ông đã đóng một vai trò quan trọng trong việc có điều luật về phúc lợi và hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật được thông qua tại Quốc hội Hàn Quốc.
Tuy nhiên, các nhiệm vụ lớn vẫn còn ở phía trước. Hiện nay ông Lee đang đặt mục tiêu để điều luật về người bị chứng rối loạn phát triển được thực thi đồng thời bãi bỏ quy định trong đó người bị chứng rối loạn phát triển sẽ không được hỗ trợ tài chính nếu họ sống với các thành viên trong gia đình là những người có thu nhập.
Năm ngoái, ông Lee đã học xong bằng về Phúc lợi xã hội và trở thành một nhân viên xã hội toàn thời gian.
“Tôi tin rằng một thế giới hạnh phúc thực sự là một thế giới mà trong đó tất cả các thành viên đều hạnh phúc”, ông Lee nói.
Ông Lee cũng cho biết ông sẽ sẵn sàng bắt đầu một cuộc hành trình thứ năm để thúc đẩy sự quan tâm của cộng đồng tới những người bị chứng rối loạn phát triển.
Xuân Vũ
Theo dân trí
Vượt qua quãng đường 75m bằng tư thế "trồng cây chuối"
Một người đàn ông Ethiopia đã chiến thắng số phận tật nguyền của mình bằng cách học đi bằng hai tay thay cho đôi chân khiếm khuyết.
Anh Tameru Zegeye sống tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia đã trải qua một tuổi thơ bất hạnh khi bị chính mẹ đẻ của mình bỏ rơi do bà tin rằng con trai là "đứa trẻ ma quỷ" vì từ khi sinh ra Tameru đã bị khuyết tật ở chân.
Tameru được nhà thờ nhận nuôi và ban đầu cậu bé suốt ngày chỉ trườn như một con rắn. Tuy nhiên đến khi 7 tuổi, cuộc đời của Tameru đang sang một trang mới khi cậu quyết định học đi... bằng tay.
Mong muốn vượt qua số phận, anh đã học đi bằng hai tay
Hàng ngày cứ 5 giờ sáng, Tameru lại trở dậy luyện tập thể lực, sự cân bằng và tập trung. Đến nay, khi đã 30 tuổi, Tameru có thể "đi" được một quãng đường khá dài bằng hai tay, thậm chí còn đi xuống được 50 bậc thang với hai chân dốc ngược lên trên.
Nhớ lại thời còn đi học, Tameru cho biết anh đã khiến các bạn cùng lớp rất thích thú với khả năng của mình. Năm 15 tuổi, Tameru đã được trải qua các cuộc phẫu thuật để chỉnh hình chân và sau các cuộc phẫu thuật đó anh có thể đi được một quãng đường ngắn không cần có sự trợ giúp của cây gậy.
Tuy nhiên Tameru vẫn tiếp tục dùng khả năng đặc biệt của mình trong các cuộc biểu diễn với hi vọng chỉ cho những người cùng cảnh ngộ thấy thái độ đối với cuộc sống có thể giúp thay đổi cuộc đời con người như thế nào.
Anh nói: "Tôi là người khuyết tật, nhưng những người khuyết tật là những người có tài năng. Tôi có thể đi bằng tay với khoảng cách 75m cùng với hai chiếc gậy của mình. Ngoài ra tôi còn chinh phục được hơn 50 bậc cầu thang".
Tameru cũng chia sẻ thêm rằng anh vẫn luôn nhớ lời dạy của ông mình là mỗi con người đều có hai quyền: quyền được sống và quyền được mơ ước. Do vậy anh Tamera muốn đem bí quyết và kinh nghiệm của mình ra để chia sẻ và làm động lực cho mọi người theo đuổi các giấc mơ của họ.
Anh Khôi
Theo dân trí
Chồng "không mặt", vợ không chân sinh con khỏe mạnh Anh Mohammad Latif Khatana, người đàn ông "không mặt" 32 tuổi và vợ Salima, cô gái khuyết tật chân 25 tuổi, sống ở Ấn Độ đã sinh hạ một bé gái khỏe mạnh. Cặp đôi này đã đặt tên con là Ulfat(trong tiếng Urdu có nghĩa là tình yêu). Bé chào đời tại huyện Reasi vào ngày 10/11 và nặng 2,4kg. May mắn...