Đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày – Vận động để phòng chống bệnh
Những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu… đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật.
Các đại biểu hưởng ứng phong trào đi bộ 10.000 bước chân mỗi ngày. (Ảnh: PV/Vietnam )
Hiện nay, bên cạnh những thành tựu, trong công tác chăm sóc sức khỏe đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức.
Điển hình như có 77% người dân hiểu sai về bệnh tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ của bệnh, hơn 70% người dân không biết cách phát hiện sớm và dự phòng bệnh tăng huyết áp; chỉ có trên 30% số bệnh nhân đái tháo đường trong độ tuổi từ 18-69 tuổi được chẩn đoán, còn đến gần 70% chưa được chẩn đoán.
Đặc biệt, thông qua hoạt động “đi bộ 10.000 bước chân” mỗi ngày và hoạt động thể dục, ngành y tế mong muốn truyền tải thông điệp vận động để phòng chống bệnh tật, để thay đổi cuộc sống và vì một Việt Nam khỏe mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhấn mạnh như vậy khi phát biểu tại Ngày Sức khỏe thế giới 2019, hưởng ứng Chương trình Sức khỏe Việt Nam do Bộ Y tế tổ chức sáng 7/4 tại Hà Nội.
Tới dự ngày hội có bà Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban dân vận Trung ương.
Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2019 được Tổ chức Y tế thế giới phát động với chủ đề Bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân, hướng tới mục tiêu tất cả người dân và cộng đồng được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, hiệu quả, giảm thiểu những rủi ro do gánh nặng tài chính của chăm sóc sức khỏe mang lại.
Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, thời gian qua, ngành y tế Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào, như đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe thiết yếu cho 73% dân số – đây là một con số khá cao so với các quốc gia khác trong khu vực.
Tuyên dương 10 thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam cũng đã sản xuất vắcxin thành công sởi, vắcxin phối hợp sởi-rubella đạt tiêu chuẩn GMP, là quốc gia thứ 11 loại trừ bệnh giun chỉ bạch huyết và tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế trong nước đạt 87,5%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội và Chính phủ giao.
Bên cạnh đó, là những mặt trái của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, toàn cầu hóa, sự già hóa dân số và biến đổi khí hậu… đã làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, tàn phế và tử vong sớm do bệnh tật, đặc biệt là các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường và bệnh mãn tính về đường hô hấp. Những căn bệnh này là những “sát thủ” hàng đầu, đang chiếm 73% số ca tử vong hằng năm.
Video đang HOT
Nguyên nhân khiến tỷ lệ mắc và tử vong cao đối với các bệnh không lây nhiễm xuất phát từ lối sống và sự chủ quan của người Việt Nam như: hút thuốc; uống rượu bia; ăn ít rau, trái cây; ăn nhiều muối; thiếu hoạt động thể lực; tình trạng thừa cân béo phì, tăng huyết áp, tăng đường máu, rối loạn lipid máu… đều có xu hướng gia tăng nhanh.
Trong khi đó, mạng lưới y tế tuyến cơ sở chưa quản lý được các bệnh mãn tính, nhiều nơi năng lực còn hạn chế, đại bộ phận người dân chưa có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ, sàng lọc phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và lười rèn luyện thể chất.
70% người bệnh ung thư đến khám bệnh và chẩn đoán ở những giai đoạn muộn nên khả năng chữa trị hạn chế và có tới 25-50% bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính không được chẩn đoán đúng trước khi nhập viện điều trị.
Thiết thực triển khai Chương trình Sức khỏe Việt Nam, Bộ Y tế đã phối hợp với các ban, ngành, Đoàn Thanh niên và các tổ chức quốc tế, các hội nghề nghiệp như Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thực hành của mỗi người dân để thực hiện các hành vi có lợi cho sức khỏe, tự chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khỏe các nhân, gia đình và cộng đồng.
Thông qua các hoạt động nhân ngày Sức khỏe thế giới, Bộ Y tế mong muốn tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khám sàng lọc và tư vấn để cùng vận động các tầng lớp xã hội và cộng đồng chung tay phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Ngoài ra, thông qua hoạt động “đi bộ 10.000 bước chân” và hoạt động đồng diễn thể dục, Ban tổ chức mong muốn truyền tải thông điệp vận động để phòng chống bệnh tật, để thay đổi cuộc sống và vì một Việt Nam khỏe mạnh.
Cũng trong buổi lễ này đã diễn ra lễ tuyên dương Thầy thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu lần thứ 18/2018. Đây là giải thưởng thường niên của Trung ương Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam.
Bộ Y tế phát động 5.000 đoàn viên thanh niên và các y bác sỹ trẻ sẽ tham gia đồng diễn dân vũ và tập thể dục 3 phút giữa giờ. Các đại biểu đã tham gia chương trình đi bộ 10.000 bước để hưởng ứng Ngày sức khoẻ thế giới 2019 và Chương trình Sức khỏe Việt Nam.
Song song với các hoạt động hưởng ứng Ngày sức khoẻ thế giới, các Bệnh viện K, Bệnh viện Phổi Trung ương, Viện Tim mạch Việt Nam, Bệnh viện Nội tiết Trung ương tổ chức khám phát hiện các bệnh không lây nhiễm (tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đái tháo đường), sàng lọc ung thư vú, ung thư cổ tử cung… thu hút hơn 1.000 người dân tham gia.
Người dân tham gia khám sàng lọc được tư vấn, chụp X-quang phổi miễn phí, xét nghiệm tiểu đường, đo phân tích huyết áp và khám sàng lọc ung thư; cũng như được tặng các phần quà của nhà tài trợ.
Bên cạnh đó, để hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện,” Viện Huyết học truyền máu Trung ương cùng các tình nguyện viên cũng tổ chức vận động hiến máu, góp phần quyết định đảm bảo cung cấp kịp thời máu và các chế phẩm máu an toàn cho cấp cứu và điều trị./.
Ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát động Chương trình Sức khỏe Việt Nam, tập trung vào 11 lĩnh vực chia làm 3 nhóm:
(1) Nâng cao sức khỏe: bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.
(2) Bảo vệ sức khỏe và phòng bệnh: chăm sóc sức khỏe trẻ em và học sinh; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; vệ sinh môi trường; an toàn thực phẩm.
(3) Chăm sóc sức khỏe ban đầu, kiểm soát bệnh tật: phát hiện sớm và quản lý một số bệnh không lây nhiễm; chăm sóc, quản lý sức khỏe người dân tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chăm sóc sức khỏe người lao động.
Thùy Giang
Theo Vietnam
Bộ trưởng Y tế: Nhiều người dân, đến cán bộ cũng lười khám sàng lọc
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, nếu nói đến dự phòng chỉ là chống dịch, tiêm chủng, vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh sạch... là quá hạn hẹp. Chúng ta phải hướng tới nâng cao ý thức cộng đồng để người dân có ý thức về sức khoẻ, biết huyếp áp mình bao nhiêu, có tiểu đường không, ngày đi bộ, tập thở được bao nhiêu lần.
Mời khám sàng lọc dân vẫn... lười khám
Sáng 11/1, tại tỉnh Lâm Đồng, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện "Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên, giai đoạn 2".
TS Nguyễn Thị Mai An, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự Án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên cho biết, Dự án "Chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên giai đoạn 2" từ nguồn vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) với mục tiêu hỗ trợ phát triển hệ thống y tế 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng).
Tổng vốn của dự án từ nguồn ODA của ADB là 70 triệu USD, tương đương 1.457,96 tỷ đồng, cùng với vốn đối ứng của Trung ương và địa phương là 137,5 tỷ đồng. Qua hơn 4 năm thực hiện (từ tháng 6-2014), tất cả các hoạt động như: mua sắm xe cứu thương, thiết bị y tế, thiết bị văn phòng, tuyển chọn tư vấn, xây dựng cơ bản, đào tạo nguồn nhân lực, truyền thông... đã được triển khai thực hiện đồng bộ ở các tuyến.
Cùng đó, dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp sửa chữa 83 công trình với tổng kinh phí 21,439 triệu USD. Hỗ trợ đào tạo cả dài hạn (chuyên khoa I và chuyên khoa II, bác sĩ liên thông) và ngắn hạn về chuyên môn, năng lực quản lý cho cả tuyến huyện, tuyến xã. Bên cạnh đó, hoạt động truyền thông và phát triển cộng đồng của dự án nhằm tăng cường hoạt động tại cộng đồng, thay đổi hành vi của cộng đồng tại vùng sâu, vùng xa về phòng chống bệnh, tiếp cận, sử dụng hiệu quả dịch vụ y tế cũng như lợi ích của bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, dự án này đã góp phần hỗ trợ phát triển hệ thống y tế 5 tỉnh Tây Nguyên, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân các tỉnh thuộc dự án.
Bộ trưởng Y tế cho rằng cần đẩy mạnh tuyên truyền để chăm sóc sức khỏe người dân ngay từ khi khỏe mạnh, dự phòng, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm từ việc thay đổi hành vi. Ảnh: H.Hải
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế cũng lưu ý, trong y tế dự phòng, không nên suy nghĩ hạn hẹp, cứ dự phòng là chống dịch, tiêm chủng, vệ sinh môi trường, nhà vệ sinh sạch... đó chỉ là một phần nhỏ trong hoạt động dự phòng. Điều quan trọng hơn, đó là làm sao để người dân được chăm sóc sức khỏe ban đầu từ khi chưa bị bệnh. Cần chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng, sàng lọc, phát hiện sớm bệnh và sau cùng là điều trị bệnh.
"Chúng ta xây mới nhiều trạm y tế, cơ sở vật chất tốt, nhưng có bao nhiêu bà con đến trạm y tế đo đường huyết , đo huyết áp. Tôi không dám mơ ước như các nước phát triển, người dân được kiểm soát tiểu đường, tim mạch, ung thư hay bệnh phổi tác nghẽn mãn tính ngay từ cơ sở nhưng tôi mong muốn người dân được theo dõi huyết áp, tiểu đường ngay ở tuyến cơ sở. Nhưng nhiều đồng bào, thậm chí cán bộ công nhân viên khi đo mới biết mình cao huyết áp, cholesterol cao, giai đoạn sớm của tiểu đường. Họ không phải không được chăm sóc mà không có ý thức chăm sóc", Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Ông Nguyễn Xuân Oanh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Đắk R'lấp (tỉnh Đắk Nông) cho biết, tại huyện có 11 xã thị trấn đều được xây dựng theo mô hình mới, trong đó năm 2018 xây dựng được 4 trạm.
Tại trạm y tế xã trung bình mỗi ngày có 40 - 60 bệnh nhân đến khám, với tỉ lệ tương đối cao. Tuy nhiên, người dân chỉ đến viện khám khi có bệnh. Trong năm 2018, Trung tâm y tế tổ chức khám vét tất cả người dân từ 45 tuổi trở lên để phát hiện sớm bệnh cao huyết áp.
"Dự kiến con số là 22 ngàn người dân, nhưng thực tế chỉ có 5000 người dân đến khám, đa phần là người già 60 - 70 tuổi. Số còn lại trong năm 2019 chúng tôi sẽ tiếp tục tổ chức chiến dịch, tuyên truyền để người dân đến trạm y tế xã khám, phát hiện sớm bệnh", ông Oanh cho biết.
Theo Bộ trưởng Y tế, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm tới hơn 70% tổng số các ca tử vong. Đó là các bệnh ung thư, tim mạch, tiểu đường... và đến 40% nguy cơ bệnh là do lối sống, 20% là do di truyền.
Đa số người dân Tây Nguyên, vùng sâu xa, người dân tộc có hoàn cảnh kinh tế khó khăn làm sao để họ được tuyên truyền có ý thức nâng cao sức khoẻ, nhất là phòng chống các bệnh không lây nhiễm bằng chính các hành vi tốt cho sức khỏe hàng ngày như đo huyết áp, không ăn mặn, tăng cường vận động, rửa tay trước ăn, không hút thuốc, cần tuyên truyền người dân thay đổi hành vi để mang lại lợi ích cho sức khoẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh.
Bệnh viện huyện "vượt mặt" bệnh viện tỉnh hút bệnh nhân
TS Hà Văn Thuý, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), Giám đốc Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên cho biết, thành quả Dự á y tế tại Tây Nguyên không chỉ giúp phát triển y tế cơ sở, có bệnh viện huyện vượt bệnh viện tỉnh thu hút bệnh nhân, mà còn nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc chăm sóc sức khoẻ, phát hiện sớm bệnh.
TS Hà Văn Thuý, Phó Vụ trưởng Vụ BHYT (Bộ Y tế), Giám đốc Dự án chăm sóc sức khỏe nhân dân các tỉnh Tây Nguyên. Ảnh: H.Hải
Như tại Bệnh viện huyện Đắk R'lấp, số bệnh nhân đến khám, điều trị nội trú đã vượt bệnh viện tỉnh Đắk Nông. Người dân ngày càng tin tưởng vào y tế cơ sở, điều trị ngay tại địa phương.
Theo TS Thuý,k để phát triển nguồn nhân lực của 5 tỉnh Tây Nguyên, Dự án đã hỗ trợ đào tạo cả dài hạn (bác sĩ chuyên khoa I,II, bác sĩ liên thông...) và ngắn hạn về chuyên môn và năng lực quản lý cho cả tuyến huyện và tuyến xã.
Hoạt động đào tạo của Dự án được chia thành 25 nội dung, với tổng kinh phí khoảng 6,5 triệu USD, chiếm 8,9% tổng kinh phí vốn ODA. Hiện nay, đã có 8.850 cán bộ đã được Dự án hỗ trợ đào tạo cả dài hạn và ngắn hạn, đạt 75% kế hoạch.
Dự án cũng đã triển khai cung cấp các gói dịch vụ y tế thích hợp tại cộng đồng đến năm 2018 tại 40% số xã, thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông cộng đồng tại 11 huyện nghèo, thực hiện hoạt động giáo dục và truyền thông nhóm nhỏ tại 108 xã nghèo.
Dự án sẽ cung cấp trang thiết bị và xe ô tô cho 99 đơn vị, gồm: 3 bệnh viện tỉnh, 26 bệnh viện/trung tâm y tế huyện, 54 trạm y tế xã, 11 phòng khám đa khoa khu vực, 4 trường Trung cấp y tế và viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên với tổng kinh phí được phân bổ là 25 triệu USD, chiếm 36,23% tổng vốn ODA. Dự án đã trao hợp đồng 39 gói thầu, dự kiến 34 gói thầu còn lại sẽ trao trong tháng 1/2019.
Hồng Hải
Theo Dân trí
Đi bộ rất tốt, nhưng đi thế nào cho đúng, ai cần đặc biệt lưu ý? Khi vận động bằng đi bộ còn có thể giúp những người bị trầm cảm hay stress cải thiện tâm trạng và tăng thêm sự tự tin, giảm căng thẳng, bình tĩnh hơn. 30% dân số Việt Nam thiếu hoạt động thể lực TS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, con số khoảng...