Đi bẫy gà không may bị người săn thú bắn thiệt mạng
Đi vào rừng săn thú, người đàn ông thấy gà mồi song ngỡ là gà rừng nên cầm súng để bắn thì không may trúng vào người đặt bẫy gà.
Ngày 10/10, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Gia Lai cho biết, đơn vị đang điều tra vụ ông Trương Anh Hảo (28 tuổi, thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) bị bắn tử vong khi đi bẫy gà.
Ông Ksor Nô diễn tả lại hành vi dùng súng nhắm bắn gà với cơ quan công an.
Thông tin ban đầu, ngày 9/10, ông Hảo đi bẫy gà ở khu vực rừng xã Ia Mlah (huyện Krông Pa). Sau khi đặt bẫy, ông Hảo núp vào lùm cây để chờ gà dính bẫy.
Cũng thời điểm này, ông Ksor Nô (59 tuổi, buôn Thim, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) vào khu vực rừng trên để săn thú.
Thấy con gà mồi của ông Hảo đặt trong bẫy nhưng nghĩ là gà rừng, ông Nô chĩa súng và ngắm bắn. Khi đến nơi kiểm tra thì ông Nô phát hiện mình bắn nhầm vào người anh Hảo.
Ông Ksor Nô nhanh chóng đưa ông Hảo đi cấp cứu tại bệnh viện song người này không qua khỏi.
Hiện cơ quan công an đang tạm giữ ông Ksor Nô để điều tra, làm rõ vụ việc.
Ra bãi đất trống ban tối, 2 người đàn ông đào hố, dùng loa và đèn đặt bẫy: Cái kết bội thu
2 người đàn ông này bẫy được sinh vật gì?
Hai người đàn ông Thái Lan đã ra đồng rồi đậu chiếc xe bán tải của họ trên một bãi đất trống. Tiếp đến, một người trong nhóm đào một chiếc hố nhỏ trong khi người còn lại chuẩn bị những dụng cụ như loa, đầu Amply (GXL GLA 1099), dây điện, USB, bóng đèn...
Khi chiếc hố được đào xong thì họ đặt vào bên trong một chiếc xô nhựa chứa nước rồi lắp đặt một dàn treo phía trên để đặt loa và đèn. Nguồn điện để phát sáng bóng đèn và giúp amply hoạt động được lấy từ bình ắc quy GS của xe ô tô.
Khi đã chuẩn bị xong, cả hai kiên nhẫn chờ đợi thành quả của mình trong đêm tối. Tiếng loa phát ra tiếng kêu như của côn trùng đã giúp chiếc bẫy thu hút rất nhiều sinh vật kéo đến và rơi xuống xô nước.
Người đàn ông ra cánh đồng rồi dựng xe ô tô qua đêm, thu hoạch bất ngờ
Sinh vật mà họ bắt được chính là dế trũi (danh pháp khoa học Gryllotalpidae), là một loài côn trùng nhỏ dài khoảng 3-5 cm. Loài dế này có khả năng đào bới rất giỏi do cấu tạo cơ thể của chúng tiến hóa để thích nghi cuộc sống đào bới.
Cụ thể, đầu của loài dế trũi được bọc một lớp giáp chắc chắn, hai chân trước có cấu tạo như hai chiếc xẻng dùng để đào đất. Dế trũi dành phần lớn thời gian của chúng để đào bới dưới lòng đất; thức ăn của dễ trũi là ấu trùng, giun, rễ cây, cỏ.
Do đó, để bắt loài dế này thì người ta thường phải đào hố rồi đổ nước vào bên trong, sử dụng bóng đèn treo bên trên cùng loa phát tiếng dế kêu để thu hút dế trũi tới. Một thông tin cần được nhắc tới là việc dế trũi là loài côn trùng hoạt động về đêm.
Dế trũi thường sống ở những khu vực đồng ruộng. Ở nhiều nước châu Á thì dế trũi là một món ăn đặc sản dân dã, thơm ngon. Người ta còn nuôi dế trũi để làm thức ăn cho chim với giá giao động từ khoảng 300.000đ/kg đến 500.000đ/kg.
Ra bờ ao rồi chế tạo chiếc bẫy cực dị, người phụ nữ ung dung kéo lên cả rổ cá đầy ắp Hãy cùng xem các bước chế tạo và hiệu quả của chiếc bẫy này. Một người phụ nữ Ấn Độ đã nghĩ ra một sáng kiến vô cùng độc đáo để làm một chiếc bẫy cá từ cây tre và cót tre (sản phẩm được đan từ các nan tre dùng để che chắn, ngăn ô cho gia cầm hay chế tạo các...