Đi ăn tự trả tiền thì có người yêu để làm gì?
Có người yêu là để được chiều chuộng những lúc đi ăn, đi chơi, nếu chia hoá đơn tiền ai người ấy trả thì chả khác gì người dưng nước lã!
ảnh minh họa
Tôi là phụ nữ hiện đại, tôi kiếm ra tiền và có thể tự trả bữa ăn của mình, kể cả bữa ăn ở khách sạn 5 sao đi chăng nữa. Nhưng tôi vẫn muốn người đàn ông của mình trả tiền khi chúng tôi đi ăn cùng nhau. Vì sao?
Vì như thế tôi mới thấy mình được yêu thương, trân trọng, như thế cũng là tạo cơ hội để người đàn ông của tôi thể hiện sự ga lăng.
Phụ nữ sinh ra là để được yêu. Đi ăn, đi chơi với người yêu mà chia đôi hoá đơn, anh trả của anh, em trả của em thì nực cười quá. Trừ những dịp đặc biệt thay đổi không khí ở nhà hàng, khách sạn sang, còn bình thường một bữa ăn 2 người nhiều lắm cũng chỉ 150-200 nghìn, có khi ăn bát bún cũng chỉ 70-80 nghìn.
Cả tuần đi làm, cuối tuần mới rủ nhau đi chơi, tháng đi chơi vài ba lần hết mấy trăm nghìn thôi, có gì đâu phải chia đôi?
Tôi không ủng hộ phụ nữ sống phụ thuộc, càng không phải kiểu phụ nữ lợi dụng đàn ông. Nhưng không phải cái gì cũng nên rõ ràng, rạch mạch như thế, đặc biệt là khi đi ăn cùng nhau, việc chia tiền kiểu đó tôi thấy không tình cảm.
Phụ nữ giờ rất mạnh mẽ nhưng đôi khi cũng nên tỏ ra nhu mì, yếu đuối để đàn ông che chở, có như thế tình cảm mới bền được.
Đàn ông Việt thường thích được che chở cho phụ nữ, việc trả tiền cho bữa ăn là điều họ muốn chứ không phải là “buộc phải trả”.
Video đang HOT
Tôi có cô bạn đi ăn với người yêu, cũng kiểu tư tưởng “lần này anh trả, lần sau em trả” nên cuối bữa cô ấy lặng lẽ ra quầy thanh toán trước.
Đến lúc chàng người yêu gọi thanh toán biết được cô ấy đã trả tiền thì rất tức giận, cho rằng cô ấy khinh anh ta không đủ tiền trả bữa ăn. Anh ta còn bảo “anh đi ăn với phụ nữ chưa bao giờ để phụ nữ phải trả tiền”. Thế là họ giận nhau cả tuần liền.
Một người bạn khác của tôi thì bị mang tiếng ki bo vì để người yêu tự trả tiền. Hai người đi ăn cùng một nhóm bạn, đến cuối bữa chia tiền thì cô gái tự rút ví ra trả phần của cô ấy. Ai cũng ngạc nhiên hỏi: “Thế em không phải người yêu của thằng T. à, để nó trả chứ sao em phải trả?”.
Thế đấy, đàn ông trả tiền cho các bữa ăn chung với người yêu đã thuộc văn hoá của nước mình rồi. Mỗi nền văn hoá mỗi khác, không thể so sánh, đồng nhất với nhau. Ở Mỹ chuyện chia tiền là bình thường thì ở Việt Nam đó là bất thường. Và hành động đó có thể khiến người đàn ông bị cho là thiếu ga lăng, ki bo với người yêu.
Có rất nhiều cách để sống sòng phẳng, không nhất thiết cứ phải chia đôi hoá đơn khi đi ăn. Và sòng phẳng với bạn bè, người ngoài xã hội, chứ với người yêu, người thân thì tính toán gì một bữa ăn.
Theo Vietnamnet
Đạo diễn Lê Hoàng: Đi ăn đừng để bạn trai trả tiền nếu không muốn bị coi là phụ thuộc
Cái bệnh" con trai trả tiền trong xã hội Việt Nam hiện nay phổ biến và trầm trọng đến mức khủng khiếp, khéo tất cả thiếu nữ đều coi đấy là đương nhiên, chả còn gì phải bàn cãi và tranh luận.
Chả ai biết có từ bao giờ, chả hiểu văn bản luật pháp nào ta quy định, đã từ lâu, trong đời sống giới trẻ Việt Nam, có một nguyên tắc ai cũng biết, đó là con trai trả tiền.
Trả vào lúc nào?
Tất nhiên là hàng trăm lúc, nhưng phổ biến nhất là lúc đi chơi, đi ăn uống. Dù gọi bao nhiêu món, dù thân hay quen và ăn ở chỗ tồi hay sang, con trai trả tiền đã trở thành điều hiển nhiên, bất di bất dịch.
Mà đa số con trai có là triệu phú cho cam. Ngoài một số rất ít thành đạt hoặc là con cháu của cha mẹ thành đạt, các chàng trai phần lớn, nhất là lúc còn trẻ, cũng phải lo sốt vó về mỗi khoản tiền sinh hoạt hàng ngày. Nhưng dù có khổ sở đến mấy thì tâm tư, tình cảm, công sức của con trai có xu thế luôn luôn hướng về con gái. Đó là lẽ tự nhiên.
Hiểu được, hay nói đúng hơn, nắm thóp được tâm trạng này, nhiều cô gái ra sức khai thác ở các mức độ khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là có một lối hành xử rất ngây thơ, rất bàng quan và rất dã man. Đấy là mỗi khi đi chơi phải tiêu tiền, bất kể thứ gì, cũng để bạn trai trả.
Sự lạm dụng đó nhiều khi rất mềm mại, dịu dàng, nhưng cũng có khi vô cùng trắng trợn. Có một lần Lê Hoàng đang ngồi với một anh bạn, bỗng điện thoại di động của chàng kêu lên. Anh ta bấm máy, nói chuyện cực kỳ vui vẻ, đầy xúc cảm nhưng sau đó đóng máy lại với vẻ cáu kỉnh.
Không nén nổi tò mò, Lê Hoàng phải hỏi: "Có chuyện gì thế ông?" thì anh ta nhăn nhó: "Con bé kêu mình ra chơi uống cà phê". Nghe vậy Lê Hoàng khấp khởi: "Sao không đi ngay. Nàng có xinh không?". Anh bạn nhún vai: "Xinh lắm. Nhưng tớ không ra vì biết thừa cả đám chúng nó đang ngồi, mình ra để hầu chuyện vài phút rồi trả tiền chứ còn gì chứ. Tớ đã bị nhiều lần rồi".
Quả đúng như thế thật, chuyện tương tự như thế đã xảy ra với nhiều chàng ở nhiều lúc, nên các anh phải vội vàng cảnh giác.
Phần lớn các cô gái khi ngồi ăn uống, đi chơi, đi dạo phố với đàn ông chỉ thấy đó là một chàng hào hoa, phong độ, đầy ắp lý tưởng và từ đó suy ra túi chàng chắc cũng đầy ắp tiền bạc. Nhưng ôi thôi, thực ra hoàn toàn không phải vậy. Người đàn ông đó có rất nhiều khi cũng đang lo sốt vó về các khoản nợ của mình.
Việt Nam là một nước nghèo. Điều ấy toàn thế giới đều hiểu. Trong một nước nghèo thì đương nhiên đàn ông phải nghèo và phải vất vả là chính, lấy đâu ra tỷ phú mà xài. Đọc tới đây nhiều cô gái sẽ hét lên "gớm", có vài bữa ăn, và chầu cà phê mà đã tính toán. Nhưng khổ quá, một bữa ăn với bạn gái cho tử tế cũng có thể lên tới hàng trăm ngàn đồng, trong lúc lương sinh viên là con số không to tướng.
Hậu quả là, nhiều cô nàng không hề biết lúc đi chơi bên ngoài bạn trai nói nói cười cười nhưng thực ra bên trong lo thắt ruột, nhiều anh khi nhìn các món ăn bày trên bàn mà toát mồ hôi. Vô tư, hồn nhiên, ngây thơ còn đỡ, chả thiếu gì cô nàng vì biết bạn trai thanh toán nên ra sức gọi các món ngon hoặc tìm những chỗ đi chơi sang trọng. Họ khoan khoái hưởng thụ bất kể kẻ khác ra sao.
Đa số đàn ông không phải keo kiệt nhưng cũng không ngốc. Họ nhanh chóng nhận ra một cô gái có tính lợi dụng dù nhỏ nhặt tới đâu, và khi gặp một nàng như vậy, trước sau gì họ cũng có dịp "báo thù". Bằng cách nào thì mỗi anh mỗi kiểu chả thể nói trước được. "Cái bệnh" con trai trả tiền trong xã hội Việt Nam hiện nay phổ biến và trầm trọng đến mức khủng khiếp, khéo tất cả thiếu nữ đều coi đấy là đương nhiên, chả còn gì phải bàn cãi và tranh luận. Thật là một lỗi chết người... nó khiến cho tình yêu nam nữ, ngay từ những phút đầu tiên, đã mất đi sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Sự lạm dụng đó nhiều khi rất mềm mại, dịu dạng (Ảnh: internet)
Bản chất của đồng tiền sinh ra là để nhằm mục đích trao đổi. Con trai bỏ tiền ta càng nhiều thì sẽ muốn đổi lại thứ khác càng nhiều, chả khi nào khác được. Khi phải thanh toán mãi, rất nhiều anh sẽ trở nên cay cú và tức tối, hành động gì sẽ xảy ra với bạn gái chắc cũng không khó đoán lắm đâu.
Cho nên đừng ai ngạc nhiên khi quá nhiều con gái Việt Nam có mục đích lấy chồng để dựa dẫm, để khai thác và bao bọc mình. Khi đã tự đặt mình vào vị thế này, thì lúc đầu có thể được hưởng vài mối lợi, nhưng về sau khi cưới nhau chắc chắn sẽ phải trả giá và giá ấy sẽ mỗi lúc một cao cùng với tuổi già.
Nhiều sinh viên Việt Nam khi du học nước ngoài thường tỏ ra ngạc nhiên, thậm chí phẫn nộ khi thấy bên các quốc gia ấy dù là hai đức yêu nhau nhưng khi đi ăn đứa nào đứa nấy tự thanh toán. Các du học sinh thường bĩu môi, chê đám Tây keo kiệt, bủn xỉn và tính toán. Nhưng họ quên mất là gái Tây nhờ đó tự do hơn nhiều, cá tính độc lập cao hơn nhiều và được bạn trai... sợ hơn rất nhiều.
Bởi nói đi nói lại, dù có che đậy bằng các mỹ từ nào thì việc để người khác trả tiền cho mình cũng là sự lợi dụng mà thôi. Một tình yêu có cơ sở là lợi dụng thì làm sao đẹp được. Nếu các bạn để ý, các bạn sẽ thấy những cô gái thành đạt hôm nay đều chả tha thiết lấy chồng sớm và nếu có lấy thì rất dễ ly dị, rất hay cư xử theo ý mình. Đơn giản vì họ chả ần ai trả tiền cho các hóa đơn nên cũng chả phải nghe theo lời ai hết.
Mà nói cho đến cùng, đa số các bạn gái được bạn trai "bao" lúc này cũng chỉ là bao những thứ vụn vặt trong sinh hoạt, không hề có tính quyết định gì tới sự nghiệp tương lai, vậy có nên nhận hay không? Có nên đắc chí hoặc vui sướng hay không?
Nhìn xa hơn, chúng ta phải đau buồn mà thừa nhận rằng Việt Nam nằm trong số ít quốc gia có nạn "xuất khẩu cô dâu" nhiều nhất thế giới. Ngoài rất nhiều lý do thì có một lý do không nhỏ là con gái nước mình thích được dựa dẫm và coi sự phụ thuộc vào chồng là lẽ tự nhiên.
Đó là một quan niệm tai hại.
Theo TTTĐ
Vì sao các cặp đôi Mỹ đi ăn thường 'tiền ai người ấy trả'? Người Mỹ rất sòng phẳng trong chuyện tiền nong nên dù có đang yêu nhau, đi ăn cùng nhau thì vẫn cứ "của ai nấy trả". Ở Việt Nam, các cặp đôi yêu nhau cùng nhau đi ăn thì 10 lần có đến 9 lần phái nam là người trả tiền. Đó là văn hoá của người Việt, và cũng có thể là...