ĐHĐCĐ Vicostone (VCS) thông qua hai kịch bản kế hoạch kinh doanh 2020
Đại hội đồng Cổ đông (ĐHĐCĐ) năm 2020 của Công ty cổ phần Vicostone (mã VCS), đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa, tổ chức cuối tuần qua đã thông qua hai kịch bản kế hoạch sản xuất kinh doanh 2020 trước ảnh hưởng của Đại dịch COVID-19.
Kịch bản 1 – Lạc quan: Giữ nguyên theo kế hoạch năm 2020 đã được Hội đồng Quản trị thông qua ngày 31/12/2019. Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 dự kiến đạt 6.653,8 tỷ đồng, tăng 19,61%; Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 1.979,78 tỷ đồng, tăng 19,79% so với năm 2019.
Kịch bản 2 – Thận trọng: Điều chỉnh do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trên quy mô toàn cầu. Là thương hiệu đá thạch anh hàng đầu thế giới với quy mô phân phối tại hơn 40 quốc gia trên thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh của Vicostone chắc chắn sẽ chịu những tác động đáng kể từ đại dịch này.
Theo đó, Vicostone đã bổ sung thêm kịch bản thận trọng cho năm 2020, trong đó doanh thu và lợi nhuận chỉ tăng nhẹ so với thực hiện 2019, tương ứng là 1,25% và 0,98%, bên cạnh kịch bản lạc quan tăng trưởng 2 con số như kế hoạch ban đầu đã đề ra cho năm 2020.
Theo lãnh đạo Vicostone, bên cạnh những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, năm 2020 được dự báo thị trường kinh tế – chính trị trên thế giới còn nhiều biến động khác liên quan đến tỷ giá, giá dầu và khả năng Việt Nam thuộc danh sách rà soát của Chính phủ Mỹ về chống bán phá giá. Vì vậy, Vicostone phải luôn chủ động và linh hoạt đưa ra các giải pháp tối ưu trong mọi hoàn cảnh.
Video đang HOT
Nhằm tiếp tục phát huy tinh thần đổi mới sáng tạo, chủ động thích ứng, Ban lãnh đạo Công ty xác định sáu trọng tâm nhằm quản trị rủi ro hiệu quả, xây dựng các kịch bản ứng phó với các tình huống trên cơ sở phát huy nền tảng sẵn có về Con người – Hệ thống – Công nghệ.
Cụ thể, thực hiện quá trình chuyển đổi số theo lộ trình chiến lược, triển khai toàn diện trên các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp để chủ động thích ứng trước các biến động của kinh tế, thị trường và công nghệ một cách hiệu quả.
Về tài chính, nâng cao khả năng sinh lời và đảm bảo tăng trưởng doanh thu bền vững bằng việc tiếp tục duy trì và phát triển các thị trường hiện có, đồng thời triển khai nghiên cứu thị trường, tiếp cận và khai thác các thị trường tiềm năng.
Đối với khách hàng, nâng cao lợi thế cạnh tranh khác biệt bằng chiến lược giá phù hợp với phân khúc khách hàng mục tiêu và đặc thù của từng thị trường; không ngừng sáng tạo phát triển sản phẩm mới, sản phẩm độc đáo – khác biệt; liên tục cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng dịch vụ và các giá trị gia tăng, nhằm nâng cao mức độ hài lòng, tin tưởng và gắn bó của khách hàng đối với Vicostone, hướng tới mục tiêu trở thành Top 3 thương hiệu hàng đầu tại thị trường trọng điểm và số 1 tại Việt Nam.
Trong công tác quản trị, nâng cao hiệu quả sản xuất thông qua việc quản trị nguồn nguyên vật liệu, tiếp tục triển khai chiến lược nội địa hóa nguồn nguyên liệu nhằm tăng cường khả năng tự chủ trên 95% nguồn nguyên liệu đầu vào; cải tiến các quy trình công nghệ sản xuất để tiếp tục nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm đầu ra; đảm bảo toàn bộ quá trình vận hành sản xuất kinh doanh tuân thủ nghiêm túc các quy chuẩn, quy định về môi trường tại Việt Nam và tại các thị trường xuất khẩu sản phẩm Vicostone.
Phát triển nguồn nhân lực bền vững và xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc cho người lao động; thực hiện quy hoạch và phát triển năng lực cho đội ngũ lãnh đạo kế cận; tăng cường đào tạo, chủ động trang bị cho người lao động kiến thức, kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng hiệu quả quá trình chuyển đổi số và xu thế nâng cao tỷ trọng công nghệ trong sản xuất công nghiệp.
Nâng cao năng lực về nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học và nghiên cứu thị trường để phát huy lợi thế cạnh tranh nhằm khai thác hiệu quả các thị trường trọng yếu và thị trường tiềm năng; khuyến khích văn hóa phản biện để mỗi cá nhân không ngừng đổi mới sáng tạo tiếp tục đóng góp cho sự phát triển bền vững của Vicostone.
ĐHĐCĐ Vicostone năm 2020 có sự tham dự của 51 cổ đông, đại diện cho hơn 143 triệu cổ phần, chiếm 89,71% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Đại hội cũng đã nhất trí bầu ông Nguyễn Quang Hưng là thành viên HĐQT từ ngày 30/5/2020, thay cho bà Nghiêm Thị Ngọc Diệp vừa được miễn nhiệm.
Landmark Holding (LMH) thông báo nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100%
Công ty cổ phần Landmark Holding (LMH - sàn HOSE) vừa thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại LMH lên tối đa 100%, sau khi nhận được văn bản của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
LMH đề nghị Trung tâm lưu ký và và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cập nhật tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo tỷ lệ mới.
Như vậy, với việc thực hiện nới room tối đa, LMH sẽ phải dừng hẳn việc kinh doanh xăng dầu ngay từ đầu năm 2020, lĩnh vực đóng góp 1.500 tỷ đồng doanh thu trong năm ngoái.
Nếu chưa có nguồn thu từ bất động sản bù đắp sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận từ bán lẻ xăng dầu thì LMH sẽ tiếp tục lỗ hoặc lời không đáng kể như kết quả của quý III và quý IV/2019, khi LMH tiến hành giảm dần kinh doanh xăng dầu.
Bỏ ngành nghề kinh doanh bị hạn chế tỷ lệ sơ hữu của nhà đầu tư ngoại trong đó có kinh doanh xăng dầu là nội dung vừa được ĐHCĐ LMH thông qua bằng văn bản trong tháng 11/2019.
Ngoài ra, ĐHCĐ còn thông qua danh sách 5 nhà đầu cá nhân đăng ký mua 50 triệu cổ phần phát hành mới của LMH với giá 10.000 đồng/cổ phần.
Danh sách 5 nhà đầu tư đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu LMH
Trên thị trường, cổ phiếu LMH sau các phiên giảm sàn đã đảo chiều tăng trần trong phiên hôm qua 18/2 và phiên sáng nay 19/2, hiện đang là 2.380 đồng/cổ phần.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng Khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn của xăng dầu Thanh Lễ tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm 2019. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019. Cụ thể, trong quý IV/2019, doanh thu thuần Thalexim đạt...