ĐHĐCĐ TTC Hospitality (VNG): Kế hoạch 2020 giảm mạnh do ảnh hưởng của Covid-19
Tại ĐHCĐ thường niên 2019 tổ chức ngày 30/6, CTCP Du lịch Thành Thành Công – TTC Hospitality (VNG – HOSE) đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2020 và bổ sung 19 ngành, nghề kinh doanh mới.
Theo đó, kế hoạch kinh doanh năm 2020 giảm mạnh so với năm ngoái sau những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, cụ thể, mục tiêu doanh thu thuần là 384 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 15 tỷ đồng, lần lượt bằng 42% và 28% kết quả của năm 2019.
Ông Nguyễn Thế Vinh, Chủ tịch HĐQT Công ty cho biết, sau khi Việt Nam kiểm soát được dịch lây lan trong cộng đồng, các cơ sở lưu trú, khu vui chơi, trung tâm hội nghị/nhà hàng của VNG đã nhanh chóng phục hồi, hoạt động trở lại, đồng thời giới thiệu nhiều chương trình ưu đãi như giảm giá phòng khách sạn/resort, ưu đãi vé tham quan, vé sử dụng cáp treo, kết hợp tham quan, ăn uống, đưa tiễn sân bay mang đến sự tiện lợi cho du khách.
Qua những nỗ lực trên, công suất hoạt động của toàn Công ty đạt 30-40% và riêng các thị trường phục hồi nhanh như Đà Lạt, Ninh Thuận, Bình Thuận, Cần Thơ thì công suất đạt 50%, đa số là du khách trong nước.
Tại Đại hội, 19 ngành nghề mới đã được bổ sung như hoạt động vui chơi giải trí, vận tải hành khách, dịch vụ đặt chỗ và các dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch là nhằm mở rộng quy mô hoạt động và đáp ứng nhu cầu của du khách…
Video đang HOT
Trong quý I vừa qua, doanh thu thuần của VNG đạt 188,7 tỷ đồng, giảm 13,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên nhờ khoản doanh thu tài chính 22 tỷ đồng, cùng với đó là lãi bán các khoản đầu tư, chứng khoán kinh doanh và thu nợ phải trả… nên lợi nhuận sau thuế đạt hơn 39 tỷ đồng, tăng 146% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, gần đây, Công ty công bố Nghị quyết Đại hội cổ đông bằng hình thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản thông qua việc dùng hơn 121,7 tỷ đồng thặng dư vốn cổ phần tính đến ngày 31/12/2019 để giảm lỗ lũy kế tại báo cáo tài chính riêng và/hoặc hợp nhất (nếu có).
Trên thị trường, sau khi chạm đáy trong hơn 3 năm qua tại gần 12.000 đồng (tính theo giá điều chỉnh) vào cuối tháng 4 vừa qua, cổ phiếu VNG đã hồi phục dần, chốt phiên hôm nay 1/7 giảm 1,5% xuống 16.450 đồng, khớp hơn 192.000 đơn vị.
Thép Pomina sắp có 'biến' khi Thép Việt không dự đại hội cổ đông?
Sáng 26/6, cổ đông sáng lập là Công ty TNHH TM và SX Thép Việt sở hữu đến hơn 53% cổ phần đã không tham dự đại hội đồng cổ đông thường niên của CTCP Thép Pomina (HoSE: POM) khiến đại hội không thể tiến hành.
Trưởng Ban Kiểm soát Thép Pomina ông Trần Tô Tử cho biết, các cổ đông tham dự cuộc họp hôm nay chỉ đại diện cho 31% số cổ phần có quyền biểu quyết.
Một cổ đông góp ý kiến về việc công ty gửi chậm trễ thư mời, dẫn đến nguyên nhân nhiều cổ đông không nắm được thông tin tham dự.
Về vấn đề này, Trưởng Ban Kiểm soát - ông Trần Tô Tử ngay lập tức hồi đáp là do những trục trặc trong việc thư tín. "Danh sách cổ đông vẫn ghi theo địa chỉ trước đây đã đăng ký. Bất kỳ sự thay đổi nào cũng cần phải báo lại. Đa số chúng ta ở đây đều nhận được thư nếu địa chỉ không có sự thay đổi. Nhiều cổ đông cũng gọi đến tôi và kiểm tra lại đều là do sai địa chỉ. Về phần Pomina thì đã gửi thư mời cho cổ đông cách đây 15 hôm".
Đây có lẽ là trường hợp hi hữu của Thép Pomina khi thời gian qua không có bất cứ biến động cổ đông lớn nào.
Nhưng cũng đáng lưu ý khi trong khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6 tại POM có một đợt sóng nhỏ khi biến động tăng từ mức giá loanh quanh 5.000 đồng/cp cả một thời gian dài vọt lên tới 7.000 đồng/cổ phiếu và hiện đang về lại 6.100 đồng/cổ phiếu trong phiên 26/6 hôm nay, ghi nhận tăng hơn 38% trong vòng 1 quý vừa qua.
Như vậy, buổi đại hội cổ đông của Pomina trở thành buổi gặp gỡ, Chủ tịch Đỗ Xuân Chiểu cho biết, lò cao công suất 1 triệu tấn của Pomina sẽ bắt đầu chạy thử nghiệm trong tháng 7 tới.
Theo báo cáo thường niên, năm 2020, Pomina đặt kế hoạch doanh thu thuần 12.000 tỷ đồng, tăng nhẹ so mức 11.995 tỷ của năm 2019. Lợi nhuận sau thuế tới 350 tỷ đồng. Đồng thời, công ty sẽ trả cổ tức tỷ lệ 10%. Công ty cũng đặt mục tiêu sản xuất và tiêu thụ 65% công suất nhà máy tôn (120.000 tấn/năm).
Kế hoạch của Pomina liệu có quá tham vọng khi mà năm 2019 cũng đặt kế hoạch có lãi 400 triệu đồng, song cuối cùng lại thua lỗ 309 tỷ đồng?
Trong khi đó, riêng quý 1/2020, Pomina đã báo lỗ tới 55,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2019 lỗ hơn 83 tỷ đồng. Theo Pomina, công ty thua lỗ do đang triển khai dự án lò cao, đồng thời doanh thu giảm do tiêu thụ chung của ngành thép giảm. Ngoài ra, chi phí lãi vay tăng hơn 60% so cùng kỳ cũng là một gánh nặng cho Pomina.
Tại thời điểm cuối quý 1/2020, vay nợ tài chính ngắn hạn của Pomina vẫn ở mức cao tới 5.591 tỷ và vay nợ dài hạn là 1.568 tỷ đồng.
Pomina cho biết, quý 2/2020 dự án lò cao mới bắt đầu đi vào hoạt động sẽ giúp giảm giá thành sản phẩm sắt xây dựng, giúp tiêu thụ tối đa công suất hiện có.
Tuy nhiên năm 2020 gặp rủi ro là thị trường trong nước tiêu thụ chậm và xuất khẩu bị ảnh hưởng do dịch bệnh COVID-19.
Noibai Cargo (NCT) chốt danh sách cổ đông trả cổ tức bằng tiền tỷ lệ 45% Trước đó Noibai Cargo đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2019 tổng tỷ lệ 85%. CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài (Noibai Cargo - mã chứng khoán NCT) vừa nhất trí thông qua phương án chi trả cổ tức còn lại năm 2019 theo Nghị quyết Đại hội cổ đông họp ngày 25/6 vừa qua. Theo đó Noibai Cargo...