ĐHĐCĐ Tập đoàn Masan: Cổ đông chất vấn “sự cố” Chinsu và khả năng “thâu tóm” Vissan
Sáng nay 24/4, CTCP Tập đoàn Masan ( mã MSN) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2019. Nhiều câu hỏi của cổ đông về các vấn đề “ nóng” được đặt ra với lãnh đạo doanh nghiệp.
MSN đặt tham vọng doanh thu 5 tỷ USD vào năm 2022.
Cụ thể, trong phần thảo luận, trả lời câu hỏi của cổ đông về “sự cố” Chinsu có ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh năm 2019, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch MSN cho rằng đây chỉ là một sự cố truyền thông. Tất cả những sản phẩm của Masan làm ra trước nay đều đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Công ty sẽ tiếp tục truyền thông để người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm.
“Thẳng thắn mà nói, Masan làm chưa tốt, chưa chủ động, ít chia sẻ các thông tin về các vấn đề với truyền thông. Chúng ta nghĩ rồi mọi người sẽ hiểu, nhưng Masan cần làm tốt hơn về chia sẻ với cộng đồng, báo chí”, ông Quang nói và nhận định kết quả kinh doanh của Masan sẽ không ảnh hưởng nhiều vì sự cố này bởi nhìn vào bức tranh thì MSN có đầy đủ sản phẩm các phân khúc khác nhau.
Đánh giá tác động của dịch heo châu Phi có ảnh hưởng đến Masan ra sao, lãnh đạo công ty cho biết Masan đã chủ động xin dừng nhà máy từ 12/4. Thay vào đó, Masan đi mở rộng hệ thống phân phối và đại lý, tăng lên mức 32 đại lý. Nhà máy sẽ đi vào hoạt động trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Lãnh đạo MSN cũng nhận định, sau sự cố dịch bệnh trên thì thị trường sẽ thiếu thịt sạch để dùng. Hiện thị trường Trung Quốc đã thiếu thịt heo bởi thị trường của họ đã bị dịch cách đây 6 tháng và điều này đồng nghĩa Việt Nam cũng sẽ như vậy.
Trả lời câu hỏi vì sao Masan tăng khoản đầu tư vào Proconco, ông Quang cho biết việc tăng sở hữu Proconco nhằm tăng nguồn lực phát triển thị phần của Công ty.
Về thương vụ đầu tư vào CTCP Xuất nhập khẩu và Đầu tư Chợ Lớn (Cholimex), lãnh đạo công ty cho biết MSN đang sở hữu hơn 30% vốn Cholimex. Công ty đánh giá Cholimex là công ty rất tốt và là khoản đầu tư hiệu quả.
Về khả năng Masan tăng sở hữu tại Vissan, ông Quang cho biết công ty hài lòng với tỷ lệ hiện tại ở Vissan. Nếu có cơ hội công ty sẽ cân nhắc nhưng không phải bây giờ.
Chia sẻ với cổ đông, đại diện Masan cho biết, hai mảnh ghép chiến lược tiếp theo của Masan là sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và bán lẻ. Theo đó, chiến lược của Masan là M&A để thâu tóm thị phần.
Phía Masan nhận định, hệ thống phân phối phân mảnh tại Việt Nam với hơn 1,5 triệu tiệm tạp hóa nhỏ lẻ cộng thêm người tiêu dùng phải trả thêm 20-25% cho những nhu cầu vật chất cơ bản. Trong khi đó, kênh truyền thống tăng trưởng chậm, kênh hiện đại vẫn còn nhỏ sau 10 năm, còn thương mại điện tử chỉ có ở thành thị. Từ đó, Masan tin chỉ có mô hình kết hợp mới phù hợp cho Việt Nam, tức kênh truyền thống cộng kênh hiện đại và thương mại điện tử.
Theo đó, với kênh truyền thống sẽ là 11.000 cửa hàng Masan shop tại từng xã trên toàn quốc cộng với 5.000 điểm bán MEATDeli; còn kênh hiện đại sẽ có 5.000 điểm bán MEATDeli; còn thương mại điện tử Masan sẽ tìm kiếm nền tảng công nghệ vượt trội.
Trước đó, báo cáo cổ đông về hoạt động kinh doanh, Masan đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2019 tăng 20-30% đạt mức từ 45.000 – 50.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty được kỳ vọng đạt 5.000 – 5.500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 40-60% so với lợi nhuận sau thuế của năm 2018.
Công ty cập nhật kết quả kinh doanh quý I/2019 với doanh thu thuần 8.160 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty đạt 865 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.
Đến năm 2022, Masan đặt mục tiêu doanh thu đạt 5 tỷ USD. Công ty đề ra kế hoạch chiếm 10% thị phần của thị trường thịt heo Việt Nam trị giá 10 tỷ USD.
Về kết quả năm 2018, doanh thu thuần của Masan đạt 38.188 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông của công ty của hoạt động kinh doanh chính năm 2018 đạt 3.478 tỷ đồng, tăng 57% so với năm 2017.
Masan dự kiến phát hành tối đa 0,5% tổng số cổ phần đang lưu hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) với giá bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp. Thời điểm phát hành dự kiến trong năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020.
Đại hội lần này cũng tiến hành bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2019-2024 với 6 thành viên, trong đó 3 người cũ là ông Nguyễn Đăng Quang, bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Nguyễn Thiều Nam; 3 thành viên mới bao gồm ông Nguyễn Đoan Hùng, ông David Tan WeiMing ( quốc tịch Singapore, đại diện cho tổ chức KKR) và ông Woncheal Park (quốc tịch Hàn Quốc, đại diện cho quỹ SK).
Theo bizlive.vn
Sudico tiếp tục bị nhắc nhở chậm trả cổ tức 2016, 2017 cho cổ đông
Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa có công văn gửi Công ty CP Đầu tư Phát triển Đô thị Khu công Nghiệp Sông Đà (Sudico) về việc chậm trả cổ tức năm 2016 và 2017.
Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Đây đã là lần thứ 4 Sudico bị nhắc nhở về việc chậm thanh toán cổ tức. Theo tính toán của Báo Đấu thầu, tổng số tiền cổ tức năm 2016 và 2017 mà Sudico phải thanh toán cho cổ đông lên tới 215 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối năm 2018, số dư tiền và tương đương tiền của Sudico chỉ là hơn 40 tỷ đồng. Với số tiền ít như vậy, việc Sudico có thể chi trả được cổ tức năm 2016 và năm 2017 hay không vẫn còn bỏ ngỏ.
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Nặng nợ từ Habubank, cổ đông SHB chưa được chia cổ tức tiền mặt Ngày 23/4, ĐHĐCĐ thường niên Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội được tổ chức tại Hà Nội. Vấn đề được nhiều cổ đông quan tâm trong Đại hội năm nay là việc SHB tiếp tục không chia cổ tức tiền mặt và thị giá cổ phiếu SHB của ngân hàng này vẫn "lẹt đẹt" dưới mệnh giá. Tại Đại hội, ông...