ĐHĐCĐ Saigonbank: Tăng lợi nhuận 2,3 lần năm 2019 trong khi năm 2018 đạt 35% kế hoạch
Năm 2019, Saigonbank dự kiến lợi nhuận trước thuế 175 tỷ đồng, trình cổ đông đưa cổ phiếu lên sàn UPCoM.
ĐHĐCĐ Saigonbank 2019 – Ảnh: MN.
Đưa cổ phiếu lên UPCoM
Ngày 26/4/2019, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2019.
Định hướng hoạt động năm 2019, Saigonbank xác định tập trung cho chiến lược ngân bán lẻ, chủ yếu khai thác khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV); tiếp tục lành mạnh hoá tài chính, tăng quy mô hoạt động trên cơ sở đảm bảo an toàn, xử lý thu hồi dứt điểm các khoản nợ xấu.
Về các chỉ tiêu cụ thể, Saigonbank dự kiến kế hoạch kinh doanh năm nay với tổng tài sản tăng 10%, đạt 22.440 tỷ đồng; vốn huy động tăng 14%, đạt 18.940 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay tăng 10%, đạt 15.150 tỷ đồng; thanh toán đối ngoại 390 triệu USD, tăng 10% so với thực hiện năm 2018; kiểm soát nợ xấu dưới 3% tổng dư nợ.
Đáng chú ý, Saigonbank đặt chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay ở mức 175 tỷ đồng, tăng tới 2,3 lần so với năm 2018.
Tại ĐHĐCĐ lần này, Ban lãnh đạo Saigonbank trình cổ đông kế hoạch đăng ký giao dịch cổ phiếu tập trung trên hệ thống giao dịch chứng khoán chưa niếm yết (UPCoM).
Video đang HOT
“Dính” 356 khoản nợ không có khả năng thu hồi từ 13 năm nay
Tại ĐHĐCĐ, đại diện Saigonbank cho biết trong năm 2018, ngân hàng đã góp vốn gần 126 tỷ đồng vào các đơn vị: Ngân hàng TMCP Bản Việt, CTCP Du lịch Khách sạn Sài Gòn Hạ Long, CTCP Thanh toán Quốc Gia Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ, CTCP Chứng khoán Saigonbank – Berjaya. Do đó, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận thu được từ hoạt động góp vốn liên doanh gần 2 tỷ đồng.
Sau khi trích lập các quỹ pháp định bao gồm: 5% quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và 10% quỹ dự phòng tài chính, lợi nhuận còn lại chưa phân phối trong năm 2018 là 17,1 tỷ đồng.
Theo đại diện Saigonbank, trong năm 2018 ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt tái cơ cấu để giảm tỷ lệ nợ xấu, nhưng việc xử lý nợ xấu không hề đơn giản.
Saigonbank còn 356 khoản nợ từ 13 năm nay không thu hồi được, có nhiều khoản nợ đưa ra xét xử nhưng không thể thu được. Đa số nợ xấu đều có tài sản đảm bảo và ở trong giai đoạn xử lý chứ không mất hết, nếu xử lý được sẽ có thu nhập bất thường.
Kết thúc năm 2018, Saigonbank có tổng nguồn vốn ở mức 20.373 tỷ đồng, đạt 86,7% kế hoạch; huy động vốn 16.634 tỷ đồng, đạt 83,2% kế hoạch; dư nợ cho vay 13.771 tỷ đồng, đạt 87% kế hoạch; nợ xấu ở mức 2,19%; lợi nhuận trước thuế ở mức 52,5 tỷ đồng, chỉ đạt 35% kế hoạch.
Năm 2018, riêng hoạt động thanh toán đối ngoại của Saigonbank vượt chỉ tiêu kế hoạch 14,5% và ở mức 355 triệu USD.
HOÀNG ANH
Theo bizlive.vn
CP ngân hàng khó lặp lại "sóng 2018"
Thời điểm này năm 2018, nhóm CP ngân hàng (NH) đã rục rịch bước vào cơn sóng tăng nhờ thông tin khả quan về kết quả kinh doanh (KQKD) năm 2017. Hiện tại, dù nhiều NH đã công bố KQKD 2018 ấn tượng không kém, nhưng theo giới phân tích sẽ khó có đợt sóng tăng mạnh cho nhóm CP NH như đã từng xảy ra.
Tăng trưởng tín dụng không đồng đều
Việc NHNN nới thêm hạn mức đã giúp tín dụng tăng trưởng trở lại trong quý IV-2018, sau giai đoạn tăng chậm hoặc gần như không tăng ở nhiều NH trong quý III. Với mức tăng trưởng chủ yếu nằm trong khoảng 17-18%, các NHTMCP có mức tăng trưởng tín dụng cao hơn nhóm NH có vốn nhà nước.
Trong đó, NHTMCP Kỹ thương Việt Nam (Techombank, mã TCB) là NH có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất (tăng 20,3%), dù nửa đầu năm chỉ tăng trưởng rất thấp (ở mức 3,6%). Tuy cho vay khách hàng của TCB giảm nhẹ 0,6% so với năm trước, nhưng tăng trưởng tín dụng tổng thể được bù đắp bởi danh mục trái phiếu với giá trị lớn, gần 60.000 tỷ đồng.
Trong khi đó, các NH quốc doanh duy trì mức tăng trưởng tín dụng thấp hơn. Đơn cử, NHTMCP Đầu tư - Phát triển Việt Nam (BIDV- BID) và NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank-VCB), chỉ tăng trưởng theo đúng hạn mức được NHNN giao từ đầu năm ở mức dưới 15%.
Thậm chí, NHTMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank-CTG) chỉ duy trì mức tăng trưởng tín dụng khá thấp 7,7%, theo phương án xử lý nợ xấu đã được NHNN phê duyệt. Tuy nhiên, tình trạng thiếu vốn hiện tại của các NH quốc doanh, mới là yếu tố chính trong việc hạn chế tiềm năng tăng trưởng tín dụng của các NH này.
Hạn mức tăng trưởng tín dụng do NHNN đặt ra cho toàn ngành NH trong cả năm 2019 là 14%. Mức tăng trưởng này sẽ khiến kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của các NH chậm lại so với 2018 và 2017.
Thế mạnh của HDB chính là mảng tiêu dùng từ HDSaison. Ảnh: L.THANH
Lợi nhuận tăng mạnh
Theo thống kê, tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) của NHTMCP Tiên Phong (TienPhongBank-TPB) và NHTMCP Quốc tế (VIB) tăng mạnh nhất trong năm 2018. Tiếp theo là NHTMCP Quân đội (MBB), VCB và NHTMCP Á Châu (ACB). Theo giải thích của TPB, NH này đã đẩy mạnh cho vay bán lẻ đáng kể từ năm 2017, bằng việc đề ra mức lãi suất ưu đãi trong 6-12 tháng đầu cho các khoản vay cá nhân.
Do vậy, năm 2018, khi lãi suất của các khoản vay ưu đãi này chuyển về mức thông thường, NIM của NH cũng tăng mạnh so với năm 2017. Đối với trường hợp của MBB, VCB và ACB, các NH này đã mở rộng NIM thành công thông qua việc tái cơ cấu danh mục tài sản theo hướng tập trung cho vay bán lẻ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, tài chính tiêu dùng (đối với trường hợp MBB).
Tuy vậy, mức độ cạnh tranh trong các lĩnh vực này hiện đang trở nên ngày càng gay gắt hơn. Về phía NHMCP Phát triển TPHCM (HDBank-HDB) và NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank-VPB), NIM chỉ tăng nhẹ do tăng trưởng và đóng góp của mảng tài chính tiêu dùng thấp hơn so với giai đoạn tăng mạnh năm 2017.
Ngược lại, BID và CTG là 2 NH có tỷ lệ NIM giảm. Trong khi nhu cầu tăng vốn đang cấp bách và hệ số huy động/cho vay (LDR) đã ở mức rất cao 100%, BID đặt mục tiêu tăng trưởng huy động cao hơn tăng trưởng tín dụng trong giai đoạn 2019-2020. Đối với trường hợp của CTG, để xử lý các khoản nợ xấu, NH hạch toán một khoản lớn chi phí vào chi phí tín dụng khác, thay vì trích lập dự phòng, đã khiến thu nhập lãi ròng và NIM năm 2018 giảm đáng kể, lần lượt giảm 16,8% và 0,7% so với năm trước đó.
Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), lợi nhuận trước thuế năm 2018 của 10 NH nêu trên đã tăng 34,4%, dù tổng thu nhập hoạt động chỉ tăng 18,4% so với năm trước. Có được kết quả này nhờ xu hướng giảm chi phí dự phòng ở các NH đã tất toán hết nợ trái phiếu, đặc biệt với VAMC trong năm trước đó, mạnh nhất ở ACB và TCB. Ngoài ra, một điểm tích cực khác là tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu (LLR) tiếp tục được nâng cao ở nhiều NH, điển hình như ACB, MBB và VCB.
Chờ mức định giá mới
Sự hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ về lợi nhuận là yếu tố giúp CP NH tăng mạnh ở thời điểm này năm 2018. Ngược lại, việc tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành quay lại mức bình thường do tăng trưởng tín dụng vừa phải và biên lãi ròng và tỷ lệ trích lập dự phòng duy trì ở mức ổn định, là nguyên nhân khiến nhóm CP NH chưa thể bứt phá.
Hiện tại, nhóm CP NH đang ở mức cân bằng giữa lợi nhuận và rủi ro.
Cụ thể, sau giai đoạn điều chỉnh giá trong quý IV-2018, hệ số giá/giá trị sổ sách (P/BV) trung bình của nhóm CP NH niêm yết đã giảm khoảng 40% so với mức đỉnh 2,8x. Mức P/BV hiện tại của CP NH 1,7x được cho hợp lý đối với khả năng sinh lời (ROE) trung bình 15%.
Trong kịch bản xấu, ước tính mức định giá vẫn có rủi ro giảm thêm khoảng 21% (từ mức 1,7x xuống khoảng 1,3x). Mức giá này tương ứng với P/BV trung bình giai đoạn 2013-2016. Cân bằng mức rủi ro này, khả năng giá trị sổ sách (BVPS) có thể tăng trung bình 15%, tương ứng với ROE kỳ vọng. Do đó, việc tăng trưởng lợi nhuận khó tiếp tục là yếu tố hỗ trợ định giá cao hơn cho nhóm CP NH.
Theo CTCK Maybank Kim Eng (MBKE), thị trường cần nhiều yếu tố khác và câu chuyện nâng hạng thị trường là một trong những yếu tố tiềm năng. Thế nhưng, việc nâng hạng chỉ rõ ràng hơn từ sau quý III, khi Việt Nam có những bước tiến cụ thể trong việc cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho NĐTNN, bằng việc nâng room sở hữu cho khối ngoại (vấn đề sẽ được thảo luận trong kỳ họp Quốc hội tháng 5 và tháng 10). Trong bối cảnh chưa có yếu tố rõ ràng hỗ trợ nâng định giá cao hơn trong ngắn và trung hạn, CP NH sẽ biến động tương đồng với thị trường chung.
NĐT nên lựa chọn các NH có khả năng chắc chắn duy trì ROE trên 18% và giao dịch ở mức định giá hợp lý để giảm rủi ro. Đối với NĐT dài hạn, đây là cơ hội để tích lũy CP hưởng lợi nhiều nhất từ việc nâng hạng thị trường.
Kim Giang
Theo saigondảutu.com
Ngân hàng nỗ lực tất toán nợ xấu Nghị quyết 42/2017/QH14 về xử lý nợ xấu của Quốc hội đi vào thực tiễn đã tác động tích cực lên quá trình xử lý, thu hồi nợ xấu của các nhà băng. Nhưng sau 5 năm, các khoản nợ xấu đã bán cho VAMC trước đó bắt đầu quay lại ngân hàng nếu chưa được xử lý. Đó cũng là lý do...